Di sản của Shinzo Abe – Người đàn ông thay đổi nước Nhật

Di sản của Shinzo Abe – Người đàn ông thay đổi nước Nhật

Không ai dám nghĩ vụ việc ngày 8/7/2022 lại có thể xảy ra. Shinzo Abe là thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản, và ông đã có rất nhiều ảnh hướng tới đường lối của Nhật Bản, nhất là về mặt ngoại giao. Các chương trình thúc đẩy sinh viên quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế và ngoại giao, các chương trình về lao động nước ngoài, các chính sách tài khoá và tiền tệ đầy táo bạo, tất cả đều mang đậm dấu ấn của ông Abe. Cá nhân mình có ấn tượng rất tốt về Shinzo Abe vì chính sách tiền tệ trong triều đại của ông chính là bài khoá luận tốt nghiệp. Trước đó, mình cũng đã có một bài tiểu luận về Abenomics. Do đó, khi hay tin ông Abe bị bắn, mình đã rất sốc.

Để dành lời tri ân tới ngài Abe, xin phép tóm tắt loạt bài viết về những di sản mà ông để lại. Loạt bài viết này mình dịch từ Economist sau khi báo này dành ra nguyên 1 số để nói về những gì Shinzo Abe đã làm sau khi ông từ chức.

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 4/5) | Japan Inc. vs Trung Quốc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình

Tiếp tục đọc
Advertisement
Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ

Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ

Các bạn có biết người Pirahã sống ở vùng Amazon, Brazil nói một thứ ngôn ngữ không có số không? Một số học giả nói rằng họ không biết đếm từng số một, mà chỉ có từ như “ít” và “nhiều” để phân biệt số lượng. Chính vì thế, những thổ dân này gần như không có khả năng lĩnh hội các khái niệm toán chính xác, chứ đừng nói đến đại số phức tạp. Việc ngôn ngữ chúng ta nói định hình khả năng nghĩ và tư duy của chúng ta được gọi là thuyết Tương đối của ngôn ngữ (linguistic relativity). Cá nhân mình thì rất đồng tình với giả thuyết này. Mình có dịp tiếp xúc với nhiều bạn sinh viên quốc tế ở trường Tohoku, và thường xuyên nói chuyện với họ khiến mình nhận ra nhiều đặc điểm rất thú vị mà chắc chắn có liên quan đến thuyết này.

Tiếp tục đọc
Bảng xếp hạng các tỉnh thành ở Nhật Bản (2020)

Bảng xếp hạng các tỉnh thành ở Nhật Bản (2020)

Nhiều khi cũng choáng với dữ liệu khảo sát xã hội ở Nhật Bản. Hằng năm, Viện nghiên cứu Brand Research (株式会社ブランド総合研究所) có tiến hành điều tra và khảo sát người dân lấy ý kiến của họ về các tỉnh thành ở Nhật Bản. Năm 2020, họ đã thu về 31,734 phiếu trả lời hợp lệ, và dùng dữ liệu đó để lập ra một bảng xếp hạng các tỉnh thành ở Nhật Bản theo 5 tiêu chí: Nơi cuốn hút nhất, Nơi đáng đi du lịch nhất, Nơi đáng sống nhất, Nơi có đồ ăn ngon nhất và Nơi hạnh phúc nhất.

Tiếp tục đọc
Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá

Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá

Ai học tiếng Nhật đều biết rằng, chữ kanji mà có 2 chữ Hán đi cùng nhau thì sẽ đọc theo âm On-yomi, còn nếu đi một mình kèm theo chữ mềm, hoặc tên người thì sẽ đọc theo âm Kun-yomi. Ồ, nếu chỉ có như vậy thì tiếng Nhật đã không khó đến mức đấy. Kỳ thực, quy tắc trên chỉ mang tính tương đối và các trường hợp ngoại lệ thì nhiều vô kể. Điển hình nhất, trong thời điểm này, không gì khác ngoài Virus Corona.

Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia tiếng Nhật”, vòng thi Về đích, một thí sinh được hỏi câu sau:

Diệp Chi: Bạn hãy cho biết cách đọc đúng của từ 新型コロナ・ウイルス

Táo: Ồ, dễ thế. Hai chữ Hán đi cùng nhau, vậy ắt hẳn phải đọc theo âm Hán rồi!

Diệp Chi: Vậy câu trả lời cuối cùng của em là gì?

Táo: Em chọn SHINKEI Corona Virus.

Diệp Chi: ….. Rất đáng tiếc cho Táo, đây không phải câu trả lời đúng. Cơ hội cho các thí sinh còn lại.

Lê: (bấm chuông đầu tiên) Thưa chị, vậy đó chắc hẳn phải là ATARAGATA Corona Virus!

Diệp Chi: … Rất tiếc. Đây vẫn chưa phải câu trả lời đúng.

Diệp Chi: … Đáp án đúng của chương trình là SHINGATA (Corona Virus). Chúng ta phải lấy đầu của bạn Táo ghép với đuôi của bạn Lê mới ra được câu trả lời chính xác nhé.

Táo,Lê: Nhưng… tại sao hả chị?

Diệp Chi: … Để trả lời câu hỏi này, xin mời “chuyên gia” tư vấn của chương trình, bạn Kiyoshi !

Cảm ơn MC Diệp Chi đã trao cơ hội. Dưới đây, tôi rất hân hạnh được đưa ra câu trả lời 😀

Tiếp tục đọc
Nhật ký Sendai (P15): Nếu không có Covid thì ăn Tết truyền thống ở Nhật sẽ như thế nào?

Nhật ký Sendai (P15): Nếu không có Covid thì ăn Tết truyền thống ở Nhật sẽ như thế nào?

Xã hội Nhật Bản đã Âu hoá mạnh mẽ, và Tết mang nhiều ý nghĩa “nghỉ ngơi” với họ hơn là một dịp gì đó thật sự đặc biệt. Mình đã từng hỏi một bạn người Nhật gen Z rằng đã bao giờ ăn “osechi” chưa thì bạn ấy bảo chưa từng ăn bao giờ, và cũng chưa từng làm bao giờ. Người lớn thì hầu như khi mình hỏi họ làm gì ngày Tết, họ chỉ đơn thuần bảo là sẽ về quê hay đi du lịch, thăm nhau chứ ít khi bày biện ăn uống tiệc tùng linh đình như mình từng nghĩ. Chưa hết, người Nhật hiện nay càng ít khi đi chợ mua đồ vào bếp và nấu các món ăn Tết truyền thống, vì giờ tiện lắm, chỉ cần ra siêu thị hay combini là mua được ngay trong phút mốt, không cần mất thì giờ. Tất nhiên, đây chỉ là một cái nhìn phiến diện, nhưng nó cũng nói lên một phần nào đó xã hội Nhật Bản hiện đại ngày nay.

Có khi sau này Việt Nam cũng giống vậy. Khi người ta trở nên giàu hơn, mọi thứ trở nên tiện lợi hơn, cuộc sống trở nên bận bịu và thực dụng hơn, chúng ta sẽ thôi không gói bánh chưng, cuốn nem, làm nộm, chặt gà như bây giờ nữa, thay vào đó ta sẽ ra VinMart mua nguyên 1 set làm sẵn về, thậm chí trả thêm một ít để được đem đến tận miệng. Siêu thị cũng không bao giờ đóng cửa, cho nghỉ tết 2-3 ngày nữa mà phải tích trữ đồ ăn, lì xì thì không cần phong bao nữa mà sẽ được “bắn” qua các ứng dụng smartphone, v.v.. Mà trên thực tế, những dịch vụ đó đã hiện hữu rồi và đã được sử dụng rồi, chỉ chực chờ thay thế dần dần và xoá bỏ đi hoàn toàn phong tục xưa thôi.

Đối với cá nhân mình mà nói, thì Tết vẫn cứ đặc biệt, lớn rồi vẫn háo hức chờ Tết về để gặp họ hàng, nhận lì xì, chơi bời, ăn uống, tham gia vào bếp, v.v.. Năm nay do Covid-19 thì đành phải ở lại Nhật Bản, cũng buồn. Trong những ngày xuân này thì có giở lại ảnh cũ ra xem và chợt muốn viết ra để lưu lại. Thời còn là sinh viên trao đổi, mình có tham gia một lớp học tiếng Nhật (P3b) với bài tập lớn là làm một video bằng tiếng Nhật nói về một chủ đề ưa thích. Đây chính là kết quả của project đó và sau đây muốn được trình bày với độc giả. Video và bài viết dựa trên kỷ niệm homestay của mình tại nhà thày giáo tiếng Nhật của mình vào dịp Tết 2016 tại thành phố Hiroshima. Những ngày đó, thày của mình đã cho mình được thưởng thức trọn vẹn tất cả một phần phong tục Tết của người Nhật mà nay gần như đã rơi vào quên lãng.
Tiếp tục đọc

Nhật ký Sendai (P13): Tuyết và dự định của blog cho năm mới

Nhật ký Sendai (P13): Tuyết và dự định của blog cho năm mới

Cách đây 2 hôm, tuyết bắt đầu rơi rất dày ở Sendai, khác hẳn với năm ngoái. Việc đi lại từ trường về nhà, rồi đi chợ, đều trở nên khó khăn hơn. Được cái tuyết rơi dày và corona khiến mình có nhiều thời gian để suy nghĩ hơn. Nghĩ lại thì thời điểm này cũng đánh dấu ngót nghét hơn 1 năm qua đại học Tohoku để học tập. Điều may mắn nhất có lẽ là, càng học mình càng thấy kinh tế học vô cùng thú vị. Tất nhiên, kiến thức nhiều hơn, lý thuyết trừu tượng và nhiều jargons hơn, việc nghiên cứu cũng đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng toán và lập trình hơn, nhưng có lẽ phải học đến mức này mới biết kinh tế học thật sự thú vị.

Tiếp tục đọc

Meme tiếng Nhật (ノ◕ヮ◕)ノ*.✧

Meme tiếng Nhật (ノ◕ヮ◕)ノ*.✧

Tổng hợp một số meme liên quan đến việc học tiếng Nhật. Các bạn sẽ thấy tiếng Nhật không ngờ lại vui đến vậy (人*´∀`)。

Tiếp tục đọc

Nhật ký Sendai (P12): Hoa anh đào mùa Covid-19

Nhật ký Sendai (P12): Hoa anh đào mùa Covid-19

Xin chào. Đại dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng tại Nhật Bản, nhất là các thành phố lớn như Tokyo và Osaka. Tuy vậy, ở những thành phố khác với mật độ và lượng dân số ít hơn như Sendai chẳng hạn, thì dịch bệnh vẫn chưa thật sự nguy cấp lắm. Vì vậy, khi mà dịch chưa thật sự hoành hành một cách mạnh mẽ thì mình đã tranh thủ đi dạo ngắm nghía hoa anh đào nở. Có cái thú vị là lẽ ra mùa hoa anh đào năm nay sẽ được hưởng ứng rất lớn, bởi vì nó là mùa hoa anh đào đầu tiên dưới Niên hiệu Reiwa, mà ai ai cũng muốn liên hoan to nhân dịp này. Tất nhiên, mùa dịch bệnh, cách ly xã hội thì người ta không đổ ra các công viên để ngắm hoa và ăn chơi nhảy múa dưới tán cây được, nhưng hoa thì vẫn cứ nở thôi.

Tiếp tục đọc

Ngày xưa tôi đã học tiếng Nhật như thế này nè

Lục lọi mãi tự dưng gặp lại clip làm về năm mới tại Nhật năm xưa (2016).

なつかしい quá đi.

Truyện kể Kanji số 13: Bàn về mấy chữ “NGỐC”

Truyện kể Kanji số 13: Bàn về mấy chữ “NGỐC”

Chủ đề hôm nay khá là thú vị nha. Những ai học tiếng Nhật ở đây chắc không ai là không biết đến một số câu thóa mạ người khác (với nghĩa là “ngu, đần độn, ngốc nghếch”) như Baka!, Aho! v.v.. Nhưng các bạn có biết chữ Hán của chúng là gì và cớ vì sao mà người xưa lấy các chữ Hán đấy với “ý đồ” thâm cay như vậy không? Làm rõ điều này chính là “sứ mệnh” của Truyện kể Kanji (số 13). Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 12: Dễ như ăn kẹo

Truyện kể Kanji số 12: Dễ như ăn kẹo

Trong tiếng Việt, để chỉ một việc gì đó vô cùng đơn giản, chúng ta hay nói “trò trẻ con”, “dễ như ăn kẹo” nhỉ? Trong tiếng Nhật, chắc ai cũng biết đến từ 簡単(かんたん) hay 単純(たんじゅん), cũng mang nghĩa là “đơn giản” rồi, thế nhưng hôm nay Kiyoshi sẽ chỉ cho các bạn 2 cách nói khác “hay và chất” hơn thế nhiều.

Tiếp tục đọc

Nói chuyện qua điện thoại di động với người Nhật

Nói chuyện qua điện thoại di động với người Nhật

Có được may mắn làm việc cùng nhiều người Nhật xung quanh, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về văn hóa nói chuyện qua điện thoại di động của người Nhật. Mình làm việc cho một bác người Nhật hiện đang sống tại Việt Nam, chuyên làm về thương mại và có khá nhiều khách hàng từ Nhật. Là một người cẩn thận và luôn giữ vững chữ tín nên mình cũng học được nhiều qua cách nói chuyện của bác ấy và xin được chia sẻ lên blog.

Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 9: Điệp Tự

Truyện kể Kanji số 9: Điệp Tự

Các bạn học tiếng Nhật chắc đã gặp những chữ song sinh, kiểu như 林 (hayashi) được ghép bởi 2 chữ mộc 木 hoặc chữ 森(mori) được ghép bởi 3 chữ 木. Những chữ kanji này, trong tiếng Nhật gọi là 理議字 (rigiji) còn tiếng Việt, gọi là Điệp Tự (các chữ giống nhau ghép với nhau để tạo ra chữ mới). Những điệp tự ngày nay vẫn còn hiện diện trong tiếng Nhật, hãy thử tìm hiểu xem đó là những chữ gì và có câu chuyện gì hay ho đằng sau. Tiếp tục đọc

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 6)

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 6)

Người dịch: Reiko

Hiệu đính: Kiyoshi

(tiếp theo kỳ trước, cậu học trò Toufuu – khách đến thăm, vừa kể xong cho ông chủ vụ ăn món Tochimenbou)

Cậu Toufuu uống hết chén trà, giờ đã nguội, với một ngụm nhanh gọn, rồi trịnh trọng nói “Thực ra thì hôm nay em đến là có việc muốn nhờ thầy.”

“Vậy sao? Thầy giúp gì được em?” Ông chủ cũng đáp lại bằng vẻ mặt trịnh trọng.

“Như thầy cũng biết, em cực kì yêu thích văn học và nghệ thuật…”

“Rất tốt,” ông chủ động viên.

“Một thời gian trước, em cùng với vài người bạn giống mình đã tập hợp lại và lập nên một nhóm đọc thơ. Ý tưởng là gặp nhau mỗi tháng một lần để tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực này. Thực ra cuối năm rồi chúng em cũng vừa mới gặp nhau.” Tiếp tục đọc

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 5)

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 5)

Người dịch: Reiko

Hiệu đính: Kiyoshi

Về tới nhà, từ trong zashiki (phòng truyền thống kiểu Nhật trải chiếu tatami), tôi nghe thấy tiếng cười từ ông chủ, sảng khoái lạ lùng, rạng rỡ như mùa xuân. Tò mò lý do, tôi nhảy phốc lên hàng hiên, nhẹ nhàng thả bước đến ngồi cạnh ông chủ, và rồi nhận ra một vị khách lạ mặt.

Tóc tai chải gọn gàng, anh ta mặc một chiếc áo montsuki haori làm bằng cotton, cùng với hakama bằng vải kokura, nom thật ra dáng một anh chàng sinh viên cực kì cực kì nghiêm túc. Nằm cạnh lò sưởi tay của ông chủ tôi, ngay kế bên cái gạt tàn sơn mài, có một tấm danh thiếp ghi mấy dòng sau “Xin được trân trọng giới thiệu cậu Ochi Toufuu. Kí tên: Mizushima Kangetsu”.

Tiếp tục đọc