Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá

Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá

Ai học tiếng Nhật đều biết rằng, chữ kanji mà có 2 chữ Hán đi cùng nhau thì sẽ đọc theo âm On-yomi, còn nếu đi một mình kèm theo chữ mềm, hoặc tên người thì sẽ đọc theo âm Kun-yomi. Ồ, nếu chỉ có như vậy thì tiếng Nhật đã không khó đến mức đấy. Kỳ thực, quy tắc trên chỉ mang tính tương đối và các trường hợp ngoại lệ thì nhiều vô kể. Điển hình nhất, trong thời điểm này, không gì khác ngoài Virus Corona.

Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia tiếng Nhật”, vòng thi Về đích, một thí sinh được hỏi câu sau:

Diệp Chi: Bạn hãy cho biết cách đọc đúng của từ 新型コロナ・ウイルス

Táo: Ồ, dễ thế. Hai chữ Hán đi cùng nhau, vậy ắt hẳn phải đọc theo âm Hán rồi!

Diệp Chi: Vậy câu trả lời cuối cùng của em là gì?

Táo: Em chọn SHINKEI Corona Virus.

Diệp Chi: ….. Rất đáng tiếc cho Táo, đây không phải câu trả lời đúng. Cơ hội cho các thí sinh còn lại.

Lê: (bấm chuông đầu tiên) Thưa chị, vậy đó chắc hẳn phải là ATARAGATA Corona Virus!

Diệp Chi: … Rất tiếc. Đây vẫn chưa phải câu trả lời đúng.

Diệp Chi: … Đáp án đúng của chương trình là SHINGATA (Corona Virus). Chúng ta phải lấy đầu của bạn Táo ghép với đuôi của bạn Lê mới ra được câu trả lời chính xác nhé.

Táo,Lê: Nhưng… tại sao hả chị?

Diệp Chi: … Để trả lời câu hỏi này, xin mời “chuyên gia” tư vấn của chương trình, bạn Kiyoshi !

Cảm ơn MC Diệp Chi đã trao cơ hội. Dưới đây, tôi rất hân hạnh được đưa ra câu trả lời 😀

Tiếp tục đọc
Truyện kể Kanji (số 14): Bộ thủ Kanji tiếng Nhật

Truyện kể Kanji (số 14): Bộ thủ Kanji tiếng Nhật

Mặc dù học tiếng Nhật đã lâu, nhưng gần đây mình mới biết đến sức mạnh của bộ thủ tiếng Nhật và nó tiện dụng đến mức nào. Bài viết hôm nay sẽ dành ra để chỉ cho mọi người tầm quan trọng của việc học bộ thủ, và bảng tên bộ thủ trong tiếng Nhật. Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 13: Bàn về mấy chữ “NGỐC”

Truyện kể Kanji số 13: Bàn về mấy chữ “NGỐC”

Chủ đề hôm nay khá là thú vị nha. Những ai học tiếng Nhật ở đây chắc không ai là không biết đến một số câu thóa mạ người khác (với nghĩa là “ngu, đần độn, ngốc nghếch”) như Baka!, Aho! v.v.. Nhưng các bạn có biết chữ Hán của chúng là gì và cớ vì sao mà người xưa lấy các chữ Hán đấy với “ý đồ” thâm cay như vậy không? Làm rõ điều này chính là “sứ mệnh” của Truyện kể Kanji (số 13). Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 12: Dễ như ăn kẹo

Truyện kể Kanji số 12: Dễ như ăn kẹo

Trong tiếng Việt, để chỉ một việc gì đó vô cùng đơn giản, chúng ta hay nói “trò trẻ con”, “dễ như ăn kẹo” nhỉ? Trong tiếng Nhật, chắc ai cũng biết đến từ 簡単(かんたん) hay 単純(たんじゅん), cũng mang nghĩa là “đơn giản” rồi, thế nhưng hôm nay Kiyoshi sẽ chỉ cho các bạn 2 cách nói khác “hay và chất” hơn thế nhiều.

Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 11: Tuổi tác và vì sao tuổi 20 lại được gọi là Hatachi?

Truyện kể Kanji số 11: Tuổi tác và vì sao tuổi 20 lại được gọi là Hatachi?

Từ suốt bấy lâu nay học tiếng Nhật, trong mình luôn tồn tại một thắc mắc là tại sao, 20 tuổi tuy có thể đọc là nijussai nhưng lại thường được dạy và sử dụng là hatachi. Không chỉ vậy, trong tiếng Nhật còn có rất nhiều biệt danh ứng với mỗi mức tuổi khác nhau của con người, và tất nhiên, kanji đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đó.  Hãy thử tìm hiểu qua bài viết này nhé (bài viết sử dụng hiragana) Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 10: Kokuji chữ Hán made-in-Japan

Truyện kể Kanji số 10: Kokuji chữ Hán made-in-Japan

Ở Việt Nam chúng ta có “chữ nôm”. Chữ nôm được ông cha ta tạo thành bằng cách ghép các bộ chữ Hán với nhau một cách tự do, tùy theo nhu cầu sử dụng của người Việt. Chính vì thế mà chữ nôm trông thì có vẻ giống chữ Hán nhưng thực chất lại “thuần Việt”. Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở tiếng Nhật. Sau khi chữ Hán được du nhập vào Nhật Bản và được áp dụng rộng rãi, người Nhật cũng đã sáng tạo ra những chữ Hán cho riêng mình và gọi là Kokuji (Quốc tự) để bù đắp cho khoảng trống từ vựng mà nhiều khi chữ Hán nguyên thủy không đáp ứng được. Truyện kể Kanji hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn những chữ Hán made-in-Japan như vậy. Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 9: Điệp Tự

Truyện kể Kanji số 9: Điệp Tự

Các bạn học tiếng Nhật chắc đã gặp những chữ song sinh, kiểu như 林 (hayashi) được ghép bởi 2 chữ mộc 木 hoặc chữ 森(mori) được ghép bởi 3 chữ 木. Những chữ kanji này, trong tiếng Nhật gọi là 理議字 (rigiji) còn tiếng Việt, gọi là Điệp Tự (các chữ giống nhau ghép với nhau để tạo ra chữ mới). Những điệp tự ngày nay vẫn còn hiện diện trong tiếng Nhật, hãy thử tìm hiểu xem đó là những chữ gì và có câu chuyện gì hay ho đằng sau. Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 8: Vì sao người Nhật dùng 3 bảng chữ cái

Truyện kể Kanji số 8: Vì sao người Nhật dùng 3 bảng chữ cái

Chắc chắn đã có rất nhiều người khi bắt đầu học tiếng Nhật đều tự hỏi vì sao người Nhật lại phải dùng đến 3 bảng chữ cái (chữ mềm, chữ cứng và chữ Hán, đấy là chưa tính đến chữ romaji) mà không chọn một cái mà xài như bao quốc gia khác cho tiện? Để giải thích điều này, chúng ta sẽ cùng quay ngược dòng thời gian về hơn 1000 năm trước tại Nhật Bản, để xem vì sao hệ thống chữ viết của Nhật Bản lại phức tạp đến vậy. Gọi bài này là lịch sử bảng chữ cái tiếng Nhật cũng được 🙂

Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 7: Tên các quốc gia

Truyện kể Kanji số 7: Tên các quốc gia

Đã lâu lắm rồi blog chưa cập nhật bài viết mới, mong các bạn thông cảm. Và để mở đầu cho sự quay trở lại của nipponkiyoshi, hãy cùng khám phá những điều thú vị về tên các quốc gia trong tiếng Nhật. Không chỉ vậy, cái hay là ở chỗ chúng ta cũng có thể liên hệ những tên gọi này với tiếng Trung và cả tiếng Việt nữa. Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 6: Động vật (P2)

Truyện kể Kanji số 6: Động vật (P2)

Ở kì trước, chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều điều thú vị liên quan đến Kanji của một số loài động vật tiêu biểu. Đến với kì 6, cũng là nói về Kanji của các loài vật, nhưng mà sẽ chủ yếu xoanh quanh “tiếng gọi nơi hoang dã”. Để biết nó là gì, mời các bạn đọc bài 🙂

Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 5: Động vật (P1)

Truyện kể Kanji số 5: Động vật (P1)

Truyện kể Kanji số thứ 5 hôm nay sẽ nói đến các chữ Hán liên quan đến động vật. Ở phần thứ nhất của bài viết sẽ là các chữ tượng hình tiêu biểu: Cừu, Bò, Cá, Chó và Ngựa. Có rất nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh các chữ Hán này, như 牛 rốt cuộc là trâu hay là bò ? Chữ Hán của baka có nghĩa là gì ? … mà các bạn chỉ có thể tìm thấy ở nipponkiyoshi 😉 Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 4: dấu 々

Truyện kể Kanji số 4: dấu 々

Đối với những ai đang học tiếng Nhật thì dấu 々 (dấu nháy lặp lại) không có gì là quá xa lạ, khi mà ta có thể bắt gặp nó trong một số từ quen thuộc như 人々、日々… Tuy nhiên thì có nhiều lúc chúng ta cũng không biết gọi cái dấu này như thế nào cho đúng, cái dấu này từ đâu mà ra… Kì số 4 của “Truyện kể Kanji” sẽ giải đáp những thắc mắc này. Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 3: Mâu Thuẫn

Truyện kể Kanji số 3: Mâu Thuẫn

Câu chuyện thứ 3 ngày hôm nay liên quan đến một chữ khá quen thuộc trong tiếng Việt nhưng trong tiếng Nhật được xếp dành cho trình độ 1 kyu, đó là chữ “mâu thuẫn”. Đây là một câu chuyện mặc dù ngắn nhưng lại rất thú vị, kể về sự tích ra đời của từ “mâu thuẫn” và vì sao nó lại mang ý nghĩa đó.

Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 2: Trà

Truyện kể Kanji số 2: Trà

Ở kì trước, chúng ta đã được biết về câu chuyện thú vị về chữ Hán 田 và nguồn gốc vì sao người Nhật có 2 cách gọi để chỉ ruộng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chữ Hán 茶 (trà), xung quanh Trà ẩn chứa rất nhiều thông tin vô cùng thú vị. Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 1: Ruộng

Truyện kể Kanji số 1: Ruộng

Chết chết, dạo này rêu mốc mọc đầy nhà Kiyoshi mất rồi. Trở lại với blog, kể từ hôm nay mình sẽ bắt đầu giới thiệu một loạt bài viết về những điều thú vị xoay quanh kanji và tiếng Nhật. Mở đầu cho series này sẽ là bài viết về những điều thú vị xoay quanh chữ Kanji vỡ lòng với những ai học tiếng Nhật, đó là chữ Điền (田). Tiếp tục đọc