Nhật ký Sendai (P20): Tôi bắt đầu nghiện Sci-fi | Nhìn lại những sách đã đọc trong năm 2021

Nhật ký Sendai (P20): Tôi bắt đầu nghiện Sci-fi | Nhìn lại những sách đã đọc trong năm 2021

Thế là mình đã hoàn thành mục tiêu Goodreads của năm 2021 (phew). Một năm qua mình phát hiện ra 3 điều thú vị về sách. Một, như tiêu đề đã đề cập, mình bắt đầu nghiện đọc sci-fi (hay là khoa học viễn tưởng), đặc biệt là loại “hard sci-fi”, tức là nhấn mạnh vào tính đúng đắn của khoa học. Hai, mình không ngại đọc sách/tiểu thuyết dài bằng tiếng Anh nữa. Từ hồi vào Master thì đã hết ngại đọc sách giáo trình tiếng Anh. Ba, Covid-19 thực sự đã giúp mình đọc nhiều hơn, nhờ tiết kiệm thời gian đi chơi với bạn bè và chính sự chán chường gây ra bởi đại djich đã đưa mình đến sci-fi. Bài viết này sẽ tổng hợp lại một số cuốn tâm đắc nhất mình đã may mắn đọc được.

Tiếp tục đọc
Advertisement
Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá

Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá

Ai học tiếng Nhật đều biết rằng, chữ kanji mà có 2 chữ Hán đi cùng nhau thì sẽ đọc theo âm On-yomi, còn nếu đi một mình kèm theo chữ mềm, hoặc tên người thì sẽ đọc theo âm Kun-yomi. Ồ, nếu chỉ có như vậy thì tiếng Nhật đã không khó đến mức đấy. Kỳ thực, quy tắc trên chỉ mang tính tương đối và các trường hợp ngoại lệ thì nhiều vô kể. Điển hình nhất, trong thời điểm này, không gì khác ngoài Virus Corona.

Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia tiếng Nhật”, vòng thi Về đích, một thí sinh được hỏi câu sau:

Diệp Chi: Bạn hãy cho biết cách đọc đúng của từ 新型コロナ・ウイルス

Táo: Ồ, dễ thế. Hai chữ Hán đi cùng nhau, vậy ắt hẳn phải đọc theo âm Hán rồi!

Diệp Chi: Vậy câu trả lời cuối cùng của em là gì?

Táo: Em chọn SHINKEI Corona Virus.

Diệp Chi: ….. Rất đáng tiếc cho Táo, đây không phải câu trả lời đúng. Cơ hội cho các thí sinh còn lại.

Lê: (bấm chuông đầu tiên) Thưa chị, vậy đó chắc hẳn phải là ATARAGATA Corona Virus!

Diệp Chi: … Rất tiếc. Đây vẫn chưa phải câu trả lời đúng.

Diệp Chi: … Đáp án đúng của chương trình là SHINGATA (Corona Virus). Chúng ta phải lấy đầu của bạn Táo ghép với đuôi của bạn Lê mới ra được câu trả lời chính xác nhé.

Táo,Lê: Nhưng… tại sao hả chị?

Diệp Chi: … Để trả lời câu hỏi này, xin mời “chuyên gia” tư vấn của chương trình, bạn Kiyoshi !

Cảm ơn MC Diệp Chi đã trao cơ hội. Dưới đây, tôi rất hân hạnh được đưa ra câu trả lời 😀

Tiếp tục đọc
Tự luyện thi GRE (P2): Sách và app luyện thi (có link download)

Tự luyện thi GRE (P2): Sách và app luyện thi (có link download)

Bài viết này sẽ chia sẻ tài liệu học tập liên quan đến kỳ thi GRE (General) gồm các bài Verbal (Đọc hiểu và từ vựng), Quant (Toán) và Analytical Writing Assessment – AWA (viết luận). Những tài liệu này có link download của người dùng chia sẻ trên mạng, mình sẽ trích ở đây, nên chừng nào chúng chưa bị gỡ, chừng đó các bạn còn download được.

Tiếp tục đọc

Tự luyện thi GRE (P1): Một số mẹo và kinh nghiệm cho phần Quantitative Reasoning

Tự luyện thi GRE (P1): Một số mẹo và kinh nghiệm cho phần Quantitative Reasoning

Gần đây mình không viết mấy về tiếng Nhật nữa, vì thật ra những gì nên viết nhất về tiếng Nhật thì mình đều viết cả rồi. Thời gian qua cũng có ôn luyện thi GRE (Graduate Record Examinations) để app vào Grad School. Nếu những ai quan tâm đến việc du học bậc sau đại học, học chương trình tiếng Anh (về Econs, CS, STEM) thì chắc đều biết đến kỳ thi này. Tại Nhật Bản, các chương trình cao học bằng tiếng Anh tại các trường top đều yêu cầu GRE làm cơ sở đánh giá (như Tokyo, Tohoku, …), còn nếu muốn sang Âu Mỹ thì gần như là bắt buộc (bên cạnh TOEFL/IELTS). Gần đây thì kỳ thi này ngày càng trở nên cạnh tranh, vì càng có nhiều người giỏi tham gia, khiến cho việc leo rank percentile cũng trở nên khốc liệt hơn. Sau một thời gian ôn và thi thì đây là những kinh nghiệm đúc kết được cho phần Quantitative Reasoning (General) mà mình thấy rất hữu ích nếu muốn được điểm cao.  Tiếp tục đọc