Một số phần mềm mã nguồn mở phục vụ nghiên cứu kinh tế [P1]

Một số phần mềm mã nguồn mở phục vụ nghiên cứu kinh tế [P1]

Cách đây 7 năm khi mình mới vào trường, môn hãi nhất và thú vị nhất vẫn là kinh tế lượng. Lúc đó vẫn phải dùng phần mềm không bản quyền của Stata hay Eviews để làm báo cáo. Tuy nhiên thời đó qua rồi. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn một số phần mềm mã nguồn mở miễn phí hoàn toàn, không cần phải vi phạm bản quyền.

Tiếp tục đọc

Tohoku Econs Bootcamp I (Spring)

Gần đây do bận nhiều việc trên trường nên mình không có thời gian viết lách. Thời gian qua, mình có hợp tác với các bạn PhD khác cùng khoa (Inseikai Tohoku) lập ra một lớp Bootcamp huấn luyện thêm về Lập trình, Toán (tối ưu tĩnh), và Nghiên cứu định tính trong kinh tế học. Khoá này đã hoàn thành cho kì xuân. Vào kì thu, bọn mình sẽ làm thêm một khoá nữa về Kinh tế Lượng, Toán II (tối ưu động) và Nghiên cứu định tính II. Hiện tại thì không có kế hoạch go online.

Tuy nhiên, học liệu này mình nghĩ sẽ bổ ích cho những ai muốn học chuyên sâu về kinh tế mà chưa có cơ hội tiếp cận các kiến thức nền tảng ở bậc cao học. Do đó, xin phép share tại đây cho những ai quan tâm.

https://github.com/thanhqtran/tohoku_bootcamp

Các khoá học này chỉ tổ chức tại trường Tohoku, on campus, dành cho những sinh viên tại trường. Mình cũng mong những ai tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế mà muốn học tập tại Nhật Bản, bằng tiếng Anh, đào tạo chuyên sâu bài bản về kinh tế, thì hãy cân nhắc lựa chọn trường Tohoku (chương trình GPEM).

https://www.econ.tohoku.ac.jp/en/gpem

Chương trình chỉ có admission vào tháng 10 hằng năm, và hồ sơ phải được nộp trước 15 tháng 3 cùng năm.

Phân tách tăng trưởng kinh tế hiện đại (APG) p.1: Lý thuyết

Phân tách tăng trưởng kinh tế hiện đại (APG) p.1: Lý thuyết

Trong kinh tế học truyền thống, các phương pháp phân tích tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cụ thể là tăng trưởng năng suất lao động (productivity growth) chủ yếu dựa vào mô hình Solow. Đầu vào của nền kinh tế là K (tư bản), L (lao động) và A (công nghệ). Năng suất lao động hầu hết được hiểu là nằm ở A. Theo lý thuyết này, mô hình Solow có 2 phiên bản chính rất hay được sử dụng, một là Hicks-neutral (trong đó coi A nằm ngoài K và L, còn gọi là TFP), hai là Harrod-neutral (trong đó A được coi là số nhân của L, và lao động thô L trở thành lao động hiệu quả AL). Một số nền kinh tế phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản đã phát triển một hệ thống dữ liệu niên giám cấp ngành rất đồ sộ, và nhờ vậy, việc phân tích tăng trưởng kinh tế hiện đại đã có một bước tiến lớn. Cụ thể, phương pháp dưới đây phân tích tăng trưởng của năng suất lao động không chỉ dựa trên K, L mà thêm vào đó là II (hàng hoá trung gian) và VA (giá trị gia tăng). Bài viết này sẽ trình bày lý thuyết của mô hình (ở phần 1) và ứng dụng của nó vào phân tích tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Bỉ (phần 2).

Paper gốc: Petrin, A. and Levinsohn, J. (2012), Measuring aggregate productivity growth using plant-level data. The RAND Journal of Economics, 43: 705-725. https://doi.org/10.1111/1756-2171.12005

Tiếp tục đọc