Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản
— Read on nghiencuuquocte.org/2023/04/25/nhin-lai-xu-huong-bo-chu-han-o-dong-a-truong-hop-nhat-ban/

Di sản của Shinzo Abe – Người đàn ông thay đổi nước Nhật

Di sản của Shinzo Abe – Người đàn ông thay đổi nước Nhật

Không ai dám nghĩ vụ việc ngày 8/7/2022 lại có thể xảy ra. Shinzo Abe là thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản, và ông đã có rất nhiều ảnh hướng tới đường lối của Nhật Bản, nhất là về mặt ngoại giao. Các chương trình thúc đẩy sinh viên quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế và ngoại giao, các chương trình về lao động nước ngoài, các chính sách tài khoá và tiền tệ đầy táo bạo, tất cả đều mang đậm dấu ấn của ông Abe. Cá nhân mình có ấn tượng rất tốt về Shinzo Abe vì chính sách tiền tệ trong triều đại của ông chính là bài khoá luận tốt nghiệp. Trước đó, mình cũng đã có một bài tiểu luận về Abenomics. Do đó, khi hay tin ông Abe bị bắn, mình đã rất sốc.

Để dành lời tri ân tới ngài Abe, xin phép tóm tắt loạt bài viết về những di sản mà ông để lại. Loạt bài viết này mình dịch từ Economist sau khi báo này dành ra nguyên 1 số để nói về những gì Shinzo Abe đã làm sau khi ông từ chức.

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 4/5) | Japan Inc. vs Trung Quốc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình

Tiếp tục đọc
Truyện kể Kanji số 13: Bàn về mấy chữ “NGỐC”

Truyện kể Kanji số 13: Bàn về mấy chữ “NGỐC”

Chủ đề hôm nay khá là thú vị nha. Những ai học tiếng Nhật ở đây chắc không ai là không biết đến một số câu thóa mạ người khác (với nghĩa là “ngu, đần độn, ngốc nghếch”) như Baka!, Aho! v.v.. Nhưng các bạn có biết chữ Hán của chúng là gì và cớ vì sao mà người xưa lấy các chữ Hán đấy với “ý đồ” thâm cay như vậy không? Làm rõ điều này chính là “sứ mệnh” của Truyện kể Kanji (số 13). Tiếp tục đọc

Mạc phủ Tokugawa sụp đổ. Thiên hoàng trở lại nắm quyền.

Mạc phủ Tokugawa sụp đổ. Thiên hoàng trở lại nắm quyền.

Sau hơn 200 năm thái bình dưới sự trị vì của Tướng quân, Mạc phủ Tokugawa rốt cuộc cũng phải đầu hàng trước thời thế. Vào những năm cuối cùng của chế độ Mạc phủ, những nạn chết đói, các lãnh chúa bất mãn với chế độ, sức ép từ các quốc gia phương Tây,… đã làm Mạc phủ suy yếu trầm trọng mà đỉnh cao là Cuộc nội chiến Mậu Thìn (Boshin Senso) hay còn được biết đến nhiều hơn dưới cái tên Cuộc chiến Minh trị duy tân. Kết quả của nó là đưa Hoàng đế (Minh Trị) trở lại ngôi vị cao nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, vì sao Mạc phủ Tokugawa, từ đỉnh cao quyền lực tưởng chừng như không có đối thủ lại thất bại và sụp đổ trong nửa cuối những năm 1800s?

Tiếp tục đọc

Chính trị thời Mạc phủ Tokugawa

Chính trị thời Mạc phủ Tokugawa

Tokugawa là dòng họ Tướng quân (shogun) cuối cùng của Nhật Bản (kéo dài từ 1600 – 1868), trước khi bị phế truất bởi Thiên hoàng Minh Trị, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, mở đường cho nước Nhật hiện đại hóa và đi theo con đường “Tây hóa”. Thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa cũng là một trong những thời kỳ đỉnh cao và thịnh vượng bậc nhất của chế độ Mạc phủ – người đứng đầu quốc gia và có thực quyền là Tướng quân trong khi Hoàng đế chỉ là người tượng trưng, không có thực quyền. Điều này có được cũng là nhờ tài lãnh đạo và trị nước hiệu quả của gia tộc Tokugawa, mà nổi bật là tộc trưởng Tokugawa Ieyasu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ biết được sự hình thành thú vị của gia tộc Tokugawa, và những sự dàn xếp chính trị tài tình của các đời Tướng quân.

Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 8: Vì sao người Nhật dùng 3 bảng chữ cái

Truyện kể Kanji số 8: Vì sao người Nhật dùng 3 bảng chữ cái

Chắc chắn đã có rất nhiều người khi bắt đầu học tiếng Nhật đều tự hỏi vì sao người Nhật lại phải dùng đến 3 bảng chữ cái (chữ mềm, chữ cứng và chữ Hán, đấy là chưa tính đến chữ romaji) mà không chọn một cái mà xài như bao quốc gia khác cho tiện? Để giải thích điều này, chúng ta sẽ cùng quay ngược dòng thời gian về hơn 1000 năm trước tại Nhật Bản, để xem vì sao hệ thống chữ viết của Nhật Bản lại phức tạp đến vậy. Gọi bài này là lịch sử bảng chữ cái tiếng Nhật cũng được 🙂

Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 5: Động vật (P1)

Truyện kể Kanji số 5: Động vật (P1)

Truyện kể Kanji số thứ 5 hôm nay sẽ nói đến các chữ Hán liên quan đến động vật. Ở phần thứ nhất của bài viết sẽ là các chữ tượng hình tiêu biểu: Cừu, Bò, Cá, Chó và Ngựa. Có rất nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh các chữ Hán này, như 牛 rốt cuộc là trâu hay là bò ? Chữ Hán của baka có nghĩa là gì ? … mà các bạn chỉ có thể tìm thấy ở nipponkiyoshi 😉 Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 4: dấu 々

Truyện kể Kanji số 4: dấu 々

Đối với những ai đang học tiếng Nhật thì dấu 々 (dấu nháy lặp lại) không có gì là quá xa lạ, khi mà ta có thể bắt gặp nó trong một số từ quen thuộc như 人々、日々… Tuy nhiên thì có nhiều lúc chúng ta cũng không biết gọi cái dấu này như thế nào cho đúng, cái dấu này từ đâu mà ra… Kì số 4 của “Truyện kể Kanji” sẽ giải đáp những thắc mắc này. Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 2: Trà

Truyện kể Kanji số 2: Trà

Ở kì trước, chúng ta đã được biết về câu chuyện thú vị về chữ Hán 田 và nguồn gốc vì sao người Nhật có 2 cách gọi để chỉ ruộng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chữ Hán 茶 (trà), xung quanh Trà ẩn chứa rất nhiều thông tin vô cùng thú vị. Tiếp tục đọc

Phong tục đón Tết của người Nhật

Phong tục đón Tết của người Nhật

Như các bạn đã biết thì kể từ năm 1873, Nhật Bản đã không còn đón năm mới theo âm lịch mà chuyển sang đón Tết theo dương lịch. Tuy vậy không vì thế mà các phong tục đón Tết của người Nhật bị thay đổi. Thật may mắn là vừa qua Kiyoshi đã được ở Homestay tại nhà thầy giáo của mình tại Hiroshima, và trải nghiệm trọn vẹn không khí đón Tết của người Nhật. Hãy cùng tìm hiểu nhé. Tiếp tục đọc

Cuộc đời Minamoto no Yoshitsune

Cuộc đời Minamoto no Yoshitsune

Minamoto no Yoshitsune (1159 – 1189) là một chiến binh huyền thoại thời Heian, ông là một mắt xích quan trọng đặt dấu chấm hết cho sự cai trị của nhà Taira và giúp cho anh trai mình, Yoritomo, trở thành người đàn ông hùng mạnh nhất nước Nhật thời bấy giờ, đánh giấu sự khởi đầu của chế độ Mạc phủ – Tướng quân kéo dài suốt 7 thế kỉ tại Nhật Bản. Sau đây là cuộc đời và sự nghiệp của ông. Tiếp tục đọc

Ngày hiến pháp Nhật Bản (3 tháng 5)

Ngày hiến pháp Nhật Bản (3 tháng 5)

Ngày mùng 3 tháng 5 hằng năm được gọi là Ngày kỉ niệm ra đời Hiến pháp Nhật Bản hiện đại (憲法記念日 Kenpō Kinenbi), hay gọi tắt là Ngày Hiến pháp Nhật Bản. Vào ngày này cách đây 68 năm (3/5/1947), hiến pháp của nước Nhật Bản được soạn thảo bởi tướng McArthur đã được ban hành sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, chấm dứt thời kì chế độ quân chủ ở Nhật Bản, đưa Nhật Bản đi theo thể chế Dân chủ Tam quyền phân lập giống như Hoa Kì. Điều luật số 9 trong bản Hiến pháp này cũng đã ngăn cản Nhật Bản có những hành động tiến hành chiến tranh trong tương lai.

Tiếp tục đọc

Số 4 xui xẻo

Số 4 xui xẻo

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có các quan niệm khác nhau về những con số xui xẻo. Ở nước Mỹ hay phương Tây, đó là số 13. Ở Việt Nam có lẽ là số 7 (thất), các bạn có thể liệt kê ra một đống từ xui xẻo bắt đầu bằng từ “thất”: “thất bát”, “thất bại”, “thất nghiệp”, “thất đức”, “thất học”, “thất vọng”, “thất tình”,… Còn với người Nhật , đó là con số 4 (四). Tại sao? Tiếp tục đọc

Nói chuyện theo kiểu Samurai

Nói chuyện theo kiểu Samurai

おはようでござる!

Thời đại của Samurai đã qua từ lâu rồi, nhưng đối với người nước ngoài như chúng ta, samurai là một cái gì đó rất hấp dẫn và thú vị, đặc biệt là với các bạn nam.  Từ kiếm, giáp, tuyệt kĩ, cho đến shogun, tinh thần “võ sĩ đạo”,..tất cả đều rất hấp dẫn, ngoài ra còn một khía cạnh nữa cũng đặc biệt không kém, đó là ngôn ngữ. Nếu như các bạn có xem live action Rurouni Kenshin, sẽ thấy nhân vật chính Himura Kenshin (do Satou Takeru thủ vai) nói chuyện theo phong cách samurai rất ngầu đúng không. Hôm nay chúng ta sẽ cùng xem ngày xưa các samurai nói chuyện như thế nào và cùng bắt chước thử xem sao nhé. Tiếp tục đọc

[11/2] Quốc khánh Nhật Bản

[11/2] Quốc khánh Nhật Bản

Ngày quốc khánh hay còn gọi là Ngày lập quốc ( 建国記念の日- Kenkoku Kinen no Hi ) là một ngày đại lễ quốc gia của Nhật Bản được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng 2 hằng năm nhằm ăn mừng ngày thành lập nên đất nước Nhật Bản và Thiên hoàng đầu tiên Jimmu (Thần Vũ Thiên Hoàng) Tiếp tục đọc