Thực tế trước khi xuất hiện cái gọi là ”mùa xuân Ả rập” nổi lên mạnh mẽ từ năm 2011, thì từ trước đó mâu thuẫn chính trị, sắc tộc, các cuộc chiến tranh và nội chiến đã xảy ra từ rất lâu ở các nước Trung Đông, đặc biệt là khoảng thời gian sau hai cuộc Thế chiến. Trên truyền hình, tivi, báo đài ta bắt gặp rất nhiều những cụm từ chỉ những người theo các tôn giáo khác nhau ở các nước Ả rập như người Sunni, Shia, người Kurd, người Druze, v.v… và hình ảnh họ giao tranh với nhau. Nổi bật trong những cuộc xung đột này là mâu thuẫn giữa những người theo dòng Sunni và những người theo dòng Shia. Bài viết dưới đây sẽ nói về nguyên nhân mâu thuẫn thủy tổ giữa hai nhánh Đạo hồi này và xem xét xem liệu những cuộc giao tranh hiện tại chỉ thuần túy mang màu sắc mâu thuẫn tôn giáo, hay có mặt sâu sắc hơn mầu sắc chính trị bên trong nó. Tiếp tục đọc
Lịch sử
Truyện kể Kanji số 12: Dễ như ăn kẹo
Trong tiếng Việt, để chỉ một việc gì đó vô cùng đơn giản, chúng ta hay nói “trò trẻ con”, “dễ như ăn kẹo” nhỉ? Trong tiếng Nhật, chắc ai cũng biết đến từ 簡単(かんたん) hay 単純(たんじゅん), cũng mang nghĩa là “đơn giản” rồi, thế nhưng hôm nay Kiyoshi sẽ chỉ cho các bạn 2 cách nói khác “hay và chất” hơn thế nhiều.
Mạc phủ Tokugawa sụp đổ. Thiên hoàng trở lại nắm quyền.
Sau hơn 200 năm thái bình dưới sự trị vì của Tướng quân, Mạc phủ Tokugawa rốt cuộc cũng phải đầu hàng trước thời thế. Vào những năm cuối cùng của chế độ Mạc phủ, những nạn chết đói, các lãnh chúa bất mãn với chế độ, sức ép từ các quốc gia phương Tây,… đã làm Mạc phủ suy yếu trầm trọng mà đỉnh cao là Cuộc nội chiến Mậu Thìn (Boshin Senso) hay còn được biết đến nhiều hơn dưới cái tên Cuộc chiến Minh trị duy tân. Kết quả của nó là đưa Hoàng đế (Minh Trị) trở lại ngôi vị cao nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, vì sao Mạc phủ Tokugawa, từ đỉnh cao quyền lực tưởng chừng như không có đối thủ lại thất bại và sụp đổ trong nửa cuối những năm 1800s?
Chính trị thời Mạc phủ Tokugawa
Tokugawa là dòng họ Tướng quân (shogun) cuối cùng của Nhật Bản (kéo dài từ 1600 – 1868), trước khi bị phế truất bởi Thiên hoàng Minh Trị, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, mở đường cho nước Nhật hiện đại hóa và đi theo con đường “Tây hóa”. Thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa cũng là một trong những thời kỳ đỉnh cao và thịnh vượng bậc nhất của chế độ Mạc phủ – người đứng đầu quốc gia và có thực quyền là Tướng quân trong khi Hoàng đế chỉ là người tượng trưng, không có thực quyền. Điều này có được cũng là nhờ tài lãnh đạo và trị nước hiệu quả của gia tộc Tokugawa, mà nổi bật là tộc trưởng Tokugawa Ieyasu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ biết được sự hình thành thú vị của gia tộc Tokugawa, và những sự dàn xếp chính trị tài tình của các đời Tướng quân.
Truyện kể Kanji số 7: Tên các quốc gia
Đã lâu lắm rồi blog chưa cập nhật bài viết mới, mong các bạn thông cảm. Và để mở đầu cho sự quay trở lại của nipponkiyoshi, hãy cùng khám phá những điều thú vị về tên các quốc gia trong tiếng Nhật. Không chỉ vậy, cái hay là ở chỗ chúng ta cũng có thể liên hệ những tên gọi này với tiếng Trung và cả tiếng Việt nữa. Tiếp tục đọc
[Series Mono101] Những món đồ đậm chất Nhật Bản
[Mono101] là loạt bài viết của Kiyoshi về các món đồ độc đáo và truyền thống tại Nhật Bản, những món đồ đã trở thành biểu tượng văn hóa mỗi khi nhắc đến Nhật Bản. Các bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn nhằm đem đến cho các bạn cái nhìn đẩy đủ nhất về các món đồ thú vị đó. Tiếp tục đọc
Tóm tắt lịch sử Nhật Bản
Tóm tắt các sự kiện chính trong lịch sử Nhật Bản, từ thời tối cổ (TCN) đến nay. Tiếp tục đọc
Karate
Từ lâu, Karate, cùng với Judo, Kendo, Sumo được xem là những môn võ cổ truyền nổi tiếng nhất của xứ Mặt trời mọc. Karate được sáng tạo bởi những người Okinawa (thời mà Okinawa vẫn là một đảo quốc, chưa sát nhập vào Nhật Bản) với những tinh túy của võ cổ truyền Okinawa kết hợp với Võ thuật Trung Hoa. Trải qua hàng thập kỉ, karate đã phát triển thành một trụ cột trong Võ thuật Nhật Bản (武術), và ngày nay đã trở thành một môn thể thao thi đấu quốc tế. Tiếp tục đọc
Tại sao Nhật Bản lại được gọi là Japan
Sẽ có nhiều bạn thắc mắc : Canada tiếng anh là Canada, Việt Nam tiếng anh là Vietnam,… nhưng sao Nhật Bản lại là Japan chứ không phải Nihon hay Nippon theo như đúng cách người Nhật gọi tên nước mình ? Tiếp tục đọc
Nữ chiến binh Tomoe Gozen (巴御前)
Nếu nhắc đến lịch sử Nhật Bản thời xa xưa, nhiều người đều sẽ nghĩ đến những ninja, những chiến binh samurai, những nhà sư, những vị lãnh chúa,v.v… và đặc điểm chung của họ là ĐÀN ÔNG. Đôi khi chúng ta quên đi những vị anh hùng, những nhân vật tầm cỡ trong lịch sử mang trong người gene của “Phái Yếu”. Nhân vật mà hôm nay mình muốn giới thiệu là Tomoe Gozen – một nữ chiến binh, một nữ Samurai “bá đạo” bậc nhất trong lịch sử Nhật Bản, người đã xung pha bao chiến trường, để lại dưới vó ngựa bao nhiêu đầu rơi và những ánh nhìn khinh dè sợ hãi. Bà là người nổi tiếng nhất trong những onna musha (nữ chiến binh) trong lịch sử Nhật Bản với hình ảnh thanh katana dài với cung và tên được dắt sau lưng. Tiếp tục đọc