Karate

Từ lâu, Karate, cùng với Judo, Kendo, Sumo được xem là những môn võ cổ truyền nổi tiếng nhất của xứ Mặt trời mọc. Karate được sáng tạo bởi những người Okinawa (thời mà Okinawa vẫn là một đảo quốc, chưa sát nhập vào Nhật Bản) với những tinh túy của võ cổ truyền Okinawa kết hợp với Võ thuật Trung Hoa. Trải qua hàng thập kỉ, karate đã phát triển thành một trụ cột trong Võ thuật Nhật Bản (武術), và ngày nay đã trở thành một môn thể thao thi đấu quốc tế. 

Tên gọi

Ngày nay, Karate được viết bởi 2 chữ kanji 空手 (Không Thủ), nghĩa là “Tay không”. Ngày xưa thì nó được viết là 唐手 (Đường Thủ), nghĩa là “Tay nhà Đường (TQ)” (Đường Quyền), cũng đọc là Karate hoặc Tode.

Trước khi có Tode hay Karate, ở Okinawa đã có một môn võ với cái tên đơn giản là ti , nghĩa là “tay” (quyền). Hầu hết những ghi chép về môn võ ti này đều không còn, nhưng người ta cho rằng Karate chính là sự pha trộn giữa môn võ ti của người Okinawa với võ thuật Trung Hoa. Khoảng những năm cuối thế kỉ 18 đến những năm 70 của thế kỉ 19, Okinawa là trung tâm của một đảo quốc với tên gọi Ryūkyū Ōkoku (琉球王国 – Vương quốc Lưu Cầu) và có mối quan hệ rất thân thiết với Đế chế Trung Hoa. Lẽ tất yếu, võ thuật Trung Hoa cũng đã du nhập vào đây. Phúc Châu, phía nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc là một cảng biển nơi có rất nhiều người Lưu Cầu sinh sống, và chính những người này đã góp phần tạo nên Karate.

võ đường ở Phúc Kiến, Trung Quốc

Truyền thuyết

Có nhiều người sẽ lên tiếng bảo rằng “Karate được sáng tạo bởi những người nông dân Okinawa “tay không tấc sắt” nhằm chống lại quan quân triều đình “. Tuy nhiên, đấy chỉ là truyền thuyết mà truyền thuyết thì không phải lúc nào cũng đúng sự thật.

Luyện Karate ngày xưa

Năm 1609, nhà Satsuma ở phía Nam Nhật Bản đã xâm chiếm được Lưu Cầu. Tuy nhiên, họ giữ kín điều này với Trung Hoa nhằm duy trì mối quan hệ đã có từ lâu giữa 2 quốc gia. Sau cuộc xâm chiếm này, không có bất cứ một cuộc kháng chiến nào nổi lên chống lại Satsuma, dù cho có không ít người Lưu Cầu bất mãn với nhà Satsuma và mong muốn được tự do, một phần là do sự đồng hóa về mặt văn hóa của nhà Satsuma là quá mạnh mẽ.

Điều thứ hai, Nông dân không phải là người sáng tạo ra Karate mà là tầng lớp Quý tộc. Những người này có nhiều thời gian và năng lượng để chiêm nghiệm các thế võ, hơn nữa họ còn có nhiều lần sang Trung Hoa để học hỏi, phát triển Karate. Người nông dân khó có thể thực hiện nổi điều đó.

Ảnh hưởng của Võ thuật Trung Hoa

Một trong những bậc thầy Karate đầu tiên là Matsumura Sokon (1809 – 1901). Là một quý tộc, ông là cận vệ của 3 vị Hoàng đế cuối cùng của Lưu Cầu. Ông rất nhiều lần đi ngoại giao đến Phúc Châu (TQ) và Satsuma, qua đó ông đã học được võ thuật Trung Hoa và kiếm thuật Jigen-ryu. Có rất nhiều võ sinh của ông đã ra ngoài và thành lập nên những môn phái cho riêng mình, có thể kể đến như tosu Anko, Kyan Chotoku, Azato Anko, và Funakoshi Gichin. Goji-ryu là một trong những phái karate mang đậm ảnh hưởng của võ thuật Trung Hoa. Ngay từ khi còn trẻ, Higaonna Kanryo (1853-1917) đã đến Phúc Châu, học võ Trung Quốc từ một người đàn ông tên là Ryū Ryū Ko. Ryū Ryū Ko là bậc thầy phái Bạch Hạc Quyền (白鶴拳) nổi tiếng và là người từng dạy võ cho rất nhiều người Okinawa thời bấy giờ. Higaonna sau đó quay trở về Okinawa dạy võ.

Bạch Hạc Quyền

Một trong những học trò của Higaonna, Miyagi Chojun (1888-1953), cùng với một người bạn Trung Quốc, cũng đến Phúc Châu năm 1915 nhằm tìm tung tích của thày Ryū Ryū Ko. Thật không may, sau khi đến nơi, ông hay tin Ryū Ryū Ko đã qua đời. Đến khi trở lại Okinawa, sư phụ của ông (Higaonna) cũng đã qua đời và Miyagi bắt đầu tự mình luyện tập. Ông sáng lập ra môn phái Goju-ryu, cái tên lấy cảm hứng từ một câu nói của Trung Hoa: go-ju don-tosu (“cứng-mềm xả-nén”). Người bạn Trung Quốc từng đi với ôn đến Phúc Châu tên là Gokenki, một người buôn bán trà và cũng là bậc thầy của môn phái Bạch Hạc Quyền và cũng ở lại Okinawa. Như đã đề cập, võ thuật Trung Hoa mà cụ thể là Bạch Hạc Quyền có ảnh hưởng rất rõ ràng trong pháo Goji-Ryu.

Dưới đây là phim tài liệu so sánh giữa 2 phái.

Dưới đây là bài quyền(kata) Sanchin cơ bản trong Goju-ryu cũng như nhiều phái Karate và Bạch Hạc Quyền. 2 người đầu tiên là 2 võ sư Bạch Hạc, người thứ ba đại diện cho phái karate Uechi-ryu, và người cuối cùng là phái karate Goju-ryu

Nhật Bản hóa

Năm 1879, Okinawa chính thức sát nhập và trở thành một tỉnh của Nhật Bản, xóa sổ vương quốc Lưu Cầu. Okinawa dần bị đồng hóa bởi văn hóa Nhật Bản, họ đổi quần áo, tên họ và bắt đầu lưu hành phổ cập tiếng Nhật. Karate lúc này mang nhiều tính Nhật Bản, các võ sinh sắp hàng ngay ngắn luyện tập các bài quyền và hét (kiai – 気合), đồng phục trắng và các màu của đai được mượn từ judo.

Võ sinh tập Karate ở sân trước lâu đài Shuri, Nhật Bản

Một trong những người góp công rất lớn trong việc đưa Karate và phổ biến Karate tại Nhật Bản là Funakoshi Gichin (1868-1957). Funakoshi sinh ra trong tầng lớp quý tộc Lưu Cầu và được huấn luyện chủ yếu bởi Itosu Anko và Asato Anko. Ông làm giáo viên và chuyển đến Nhật Bản năm 1922 để phổ biến Karate. Năm 1939 ông thành lập Võ đường Shotokan dojo ở Tokyo, phái Shotokan (松濤館). Shotokan từ đó trở thành môn phái Karate phổ biến nhất trên thế giới.

Funakoshi Gichin

Funakoshi đã đơn giản hóa nhiều chiêu thức Karate và giới thiệu thêm nhiều thế cơ bản để người mới dễ tiếp thu hơn. Ông cũng đổi những tên gọi trong bài quyền bằng tiếng Okinawa sang tiếng Nhật, ví dụ từ 平安 (“pinan” trong tiếng Okinawa) thành “heian”, “naifanchi” 内歩進 của Okinawa thành “tekki” 鉄騎. Funakoshi cũng là người chịu trách nghiệm cho 2 chữ kanji 空手 chỉ karate ngày nay, với ý nghĩa nhấn mạnh đến môn võ vận dụng chính nội lực của người tập thay vì sử dụng vũ khí.

“Đạo” (道)cũng đã ảnh hưởng đến karate. Funakoshi đã đặt ra Hai mươi giới luật của Karate,(hay Niju kun), dựa chủ yếu vào BushidoThiền đạo, đều nằm ​​trong triết lý của Shotokan. Các nguyên tắc chủ yếu ám chỉ đến sự khiêm tốn, tôn trọng người khác, lòng từ bi, tính kiên nhẫn, và sự bình tĩnh ở cả ngoại độ lẫn nội tâm. Funakoshi tin rằng thông qua luyện tập karate và áp dụng 20 nguyên tắc này trong cuộc sống, người tập võ sẽ cải thiện nhân cách của họ. Dojo kun là danh sách năm quy tắc triết học đào tạo trong võ đường, mục đích nhắc nhở các môn sinh luôn hoàn thiện nhân cách, trung thành, tôn trọng người khác, không ngừng nỗ lực và không dùng bạo lực. Dojo Kun thường được treo trên tường ở một số võ đường và câu lạc bộ của Shotokan.

Đạo trong Karate

Funakoshi đã viết: “Mục đích tối thượng của Karate không phải nằm ở chiến thắng hay thất bại mà chính là sự hoàn thiện nhân cách của những ai luyện tập nó.”

Sau này, mặc dù võ đường đã bị phá hủy vào năm 1945 trong một cuộc không kích của Đồng minh trong Thế chiến thứ hai., Funakoshi vẫn tiếp tục truyền bá và giảng dạy Karate cho đến khi qua đời năm 1957. Để vinh danh người thầy của mình, các môn sinh của Funakoshi đã tạo ra tên gọishōtō-kan, đặt làm bảng hiệu trên lối vào của hội trường, nơi Funakoshi giảng dạy. Gichin Funakoshi thực chất chưa bao giờ đặt tên cho trường phái của mình, ông vẫn chỉ gọi nó là karate.

Karate sau Thế chiến và Quốc tế hóa

Binh sĩ Nhật Bản tập Karate

Trận chiến Okinawa nổi tiếng của quân Đồng Minh là một trong những trận chiến cuối cùng kết thúc Thế chiến lần thứ II và cũng là một cuộc chiến dai dẳng và đẫm máu với hàng nghìn chiến sĩ hi sinh, hơn 100 000 dân thường thiệt mạng và xóa sổ 1/3 dân số Okinawa. Sau cuộc chiến, người Mỹ vẫn ở lại Okinawa cho đến năm 1972. Cho đến ngày nay Okinawa vẫn được coi là một “căn cứ” của quân đội Mỹ tại Nhật Bản và có vai trò quan trọng trong chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Với sự hiện diện của số lượng lớn các quân nhân Mỹ, nhiều võ sư Karate đã dạy họ môn võ này, đổi lại những người Mỹ đó khi về nước sẽ đưa Karate vào trường học, thành lập các võ đường và giúp phổ biến Karate. Cùng với sự bùng nổ của các phim đề tài võ thuật những năm 1970, Kungfu và Karate đã được nhiều người khắp thế giới biết đến.

Tương lai của Karate

Với việc Karate trở thành một môn thể thao và xuất hiện trong nhiều giải đấu thể thao lớn, Karate đang được nhân rộng và phổ biến với một số lượng rất lớn các môn sinh trên toàn cầu. Với nhiều trường phái và khả năng sáng tạo ứng biến của người tập, tập luyện Karate thực sự là một nghệ thuật và là một cách để tự vệ và rèn luyện bản thân. Karate ở Việt Nam cũng rất được ưa chuộng, đã có nhiều môn phái riêng được thành lập, thể thao Việt Nam cũng có nhiều cái tên xuất sắc trong làng Karate quốc tế, ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm đến Karate như một môn võ để tự vệ và rèn luyện.

————————-

Nguồn:

The Evolution of Karate” by Adam Ledford, Tofugu, June 27, 2014

Shotokan Karate” on Wikipedia

Ryū Ryū Ko” on Wikipedia

Bạch Hạc Quyền” on Wikipedia

Advertisement

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.