Tohoku Econs Bootcamp I (Spring)

Gần đây do bận nhiều việc trên trường nên mình không có thời gian viết lách. Thời gian qua, mình có hợp tác với các bạn PhD khác cùng khoa (Inseikai Tohoku) lập ra một lớp Bootcamp huấn luyện thêm về Lập trình, Toán (tối ưu tĩnh), và Nghiên cứu định tính trong kinh tế học. Khoá này đã hoàn thành cho kì xuân. Vào kì thu, bọn mình sẽ làm thêm một khoá nữa về Kinh tế Lượng, Toán II (tối ưu động) và Nghiên cứu định tính II. Hiện tại thì không có kế hoạch go online.

Tuy nhiên, học liệu này mình nghĩ sẽ bổ ích cho những ai muốn học chuyên sâu về kinh tế mà chưa có cơ hội tiếp cận các kiến thức nền tảng ở bậc cao học. Do đó, xin phép share tại đây cho những ai quan tâm.

https://github.com/thanhqtran/tohoku_bootcamp

Các khoá học này chỉ tổ chức tại trường Tohoku, on campus, dành cho những sinh viên tại trường. Mình cũng mong những ai tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế mà muốn học tập tại Nhật Bản, bằng tiếng Anh, đào tạo chuyên sâu bài bản về kinh tế, thì hãy cân nhắc lựa chọn trường Tohoku (chương trình GPEM).

https://www.econ.tohoku.ac.jp/en/gpem

Chương trình chỉ có admission vào tháng 10 hằng năm, và hồ sơ phải được nộp trước 15 tháng 3 cùng năm.

Advertisement
Kinh nghiệm ứng tuyển Học bổng JSPS (DC1 và DC2)

Kinh nghiệm ứng tuyển Học bổng JSPS (DC1 và DC2)

Còn khoảng 15 ngày nữa là đến hạn nộp của JSPS nên mình chia sẻ chút kinh nghiệm khi ứng tuyển học bổng này. Như nhiều người đã biết thì JSPS là học bổng danh giá nhất của Nhật Bản, dành cho các nghiên cứu sinh, sinh viên học tiến sĩ tại các trường Đại học của Nhật Bản. Mình viết dưới góc nhìn của người thuộc ngành Social Science mà cụ thể là Economics, và apply bằng tiếng Anh, nên sẽ có ích nhất nếu cho các bạn có cùng chí hướng. Những thông tin về JSPS thì có rất nhiều rồi, các bạn có thể search trên internet. Tuy nhiên, một số típ làm sao để viết mà nâng cao tỷ lệ đỗ thì chưa nhiều. Mình sẽ chia sẻ những thứ đó trong bài viết này.

Tiếp tục đọc
Tự phân tích những gì bạn viết trên WordPress bằng Python

Tự phân tích những gì bạn viết trên WordPress bằng Python

Bạn có bao giờ tò mò là trong quá trình viết blog xem là tần suất sử dụng từ của mình như thế nào không? Bạn viết gì nhiều nhất? Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng kiến thức data science để trích xuất và xử lý dữ liệu bài viết trên wordpress. Sau đó chúng ta sẽ vẽ 3 biểu đồ: [bar chart] biểu thị tần suất các từ xuất hiện nhiều nhất trên blog, [word cloud] để visualize chúng thành tạo một đám mây chữ và [histogram] để xem sự phân bố của tần suất các chữ được sử dụng. Ngôn ngữ chúng ta sử dụng là Python, và sẽ có một số bước xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NPL).

Tiếp tục đọc
Cách chạy trốn/backup khỏi WordPress.com

Cách chạy trốn/backup khỏi WordPress.com

Blog của mình vẫn xài wordpress, nhưng mà có xài lâu mới thấy nó có nhiều nhược điểm và hơi hơi tốn kém. Hiện nay chúng ta có lựa chọn, nhiều host free mà các bạn có thể dùng (điển hình như Jekyll). Bài viết này sẽ giúp các bạn backup lại toàn bộ các bài viết của mình trên wordpress.com, chuyển sang định dạng markdown để các bạn tiện xử lý.

Tiếp tục đọc
Đừng chỉ dừng lại ở Stata và Word!

Đừng chỉ dừng lại ở Stata và Word!

Đối với các bạn học kinh tế thì Stata và Word là hai công cụ không thể thiếu rồi. Tuy nhiên, với dòng chảy của thời đại bây giờ, việc chỉ thành thạo hai công cụ này là không đủ ở cao học, và thậm chí ở bậc đại học cũng chưa đủ. Bài viết này nhằm nêu lên tầm quan trọng của việc học code (nhất là các ngôn ngữ mã nguồn mở) càng sớm càng tốt, thông qua trải nghiệm của bản thân. Khối KHTN-kỹ thuật thì không nói, nhưng thậm chí cả những bạn học và nghiên cứu về các khối ngành xã hội khác như ngôn ngữ học, sử, địa, việc viết về lập trình cũng rất có ích.

Tiếp tục đọc
Nhật ký Sendai (P19): Để có những năm tháng Ph.D. thành công

Nhật ký Sendai (P19): Để có những năm tháng Ph.D. thành công

Mục này không phải là những lời khuyên do mình đưa ra, mà là sưu tầm trên mạng, đọc thấy hữu dụng nên share ở post này. Hầu hết là những lời khuyên áp dụng cho ngành Kinh tế, nhưng nhìn rộng ra thì cũng sẽ có những thứ có ích cho các ngành khác nữa. Bài viết này cũng là để mình tự nhắn nhủ với bản thân trước những thử thách sắp tới vì kỳ học Ph.D. đã bắt đầu từ hôm nay rồi.

Tiếp tục đọc
Kho tài nguyên tự học tiếng Nhật

Kho tài nguyên tự học tiếng Nhật

Đây là một bài viết khá tham vọng, nhằm tổng hợp lại tất cả những nguồn học tiếng Nhật tốt nhất mà mình thường xuyên sử dụng. Những nguồn này đã giúp ích cho mình rất nhiều khi tự học tiếng Nhật, cũng như trong việc dạy tiếng Nhật cho các bạn khác. Tất cả tài nguyên, giống như blog của mình, đều là miễn phí, và bạn nào đang học tiếng Nhật cũng đều có thể sử dụng được. Một số tài liệu thì sẽ phục vụ tốt hơn cho những bạn đang ở trình độ trung cấp đến thượng cấp (N2, N1 hoặc cao hơn). Mình sẽ liên tục update trang này khi mình tìm được cái gì mới. Nếu các bạn có tài nguyên nào hay muốn chia sẻ thì cũng hãy để lại comment nhé.
#Japanese learning resource

Updated: 2021/04/22

Tiếp tục đọc
Tự luyện thi GRE (P2): Sách và app luyện thi (có link download)

Tự luyện thi GRE (P2): Sách và app luyện thi (có link download)

Bài viết này sẽ chia sẻ tài liệu học tập liên quan đến kỳ thi GRE (General) gồm các bài Verbal (Đọc hiểu và từ vựng), Quant (Toán) và Analytical Writing Assessment – AWA (viết luận). Những tài liệu này có link download của người dùng chia sẻ trên mạng, mình sẽ trích ở đây, nên chừng nào chúng chưa bị gỡ, chừng đó các bạn còn download được.

Tiếp tục đọc

Nhật ký Sendai (P14): Tết sắp đến rồi

Nhật ký Sendai (P14): Tết sắp đến rồi

Mười ngày nữa là Tết rồi các bạn ơi. Năm nay Corona vẫn còn lộng hành quá, muốn về lại Việt Nam ăn Tết mà không được, buồn ghê. Mà sinh viên năm cuối như mình, cũng như bao sinh viên năm cuối khác, luôn luôn bận bịu, tất bật, nào là viết luận văn, nào là chuẩn bị hồ sơ cho công việc/học tập sau khi ra trường, nào là đi làm thêm. Giờ lại thêm chú virus này nữa, mệt mỏi vô cùng. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh nào đó thì Covid cũng có mặt tương đối tích cực. Khi mà mọi thứ bị dừng lại, guồng quay của sự sống hối hả bắt đầu chững lại để chờ lên dây cót cho thời kỳ bình thường mới, cũng là cơ hội cho những kẻ luôn tay luôn chân, không có thời gian suy nghĩ ngẫm lại xem đã làm được những gì, ta là ai, ta nên làm những gì tiếp theo đây. Một trong những điều mà khoảng thời gian quý giá này đã cho mình nhận ra, đó là việc viết (blog) tưởng chừng như vô thưởng vô phạt này thật ra quan trọng vô cùng. Tiếp tục đọc

Cách viết Research Plan (研究計画) bằng tiếng Nhật

Cách viết Research Plan (研究計画) bằng tiếng Nhật

Hiện tại nhu cầu du học cao học tại Nhật Bản đang ngày càng tăng. Và tất nhiên, khi đăng ký cho một chương trình cao học nào đó (ở bậc Thạc Sĩ hoặc Tiến Sĩ) hay trong quá trình xin học bổng, chúng ta đều phải viết Kế hoạch nghiên cứu (Research Plan/Research Proposal (RP), trong tiếng Nhật gọi là 研究計画). Nếu các bạn còn đang mông lung thì hi vọng sau khi đọc bài này xong sẽ sáng tỏ ra được nhiều điều. Bài viết sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi: Nội dung yêu cầu của một bài RP trong tiếng Nhật là gì? Cấu trúc như thế nào? Cần chú ý những gì và quan trọng nhất là một số tips, tài liệu tham khảo và ví dụ mẫu (mình lấy nguồn từ giáo sư người Nhật và từ bài của bản thân nhưng đã được người Nhật proofread).

Tiếp tục đọc

Tự luyện thi GRE (P1): Một số mẹo và kinh nghiệm cho phần Quantitative Reasoning

Tự luyện thi GRE (P1): Một số mẹo và kinh nghiệm cho phần Quantitative Reasoning

Gần đây mình không viết mấy về tiếng Nhật nữa, vì thật ra những gì nên viết nhất về tiếng Nhật thì mình đều viết cả rồi. Thời gian qua cũng có ôn luyện thi GRE (Graduate Record Examinations) để app vào Grad School. Nếu những ai quan tâm đến việc du học bậc sau đại học, học chương trình tiếng Anh (về Econs, CS, STEM) thì chắc đều biết đến kỳ thi này. Tại Nhật Bản, các chương trình cao học bằng tiếng Anh tại các trường top đều yêu cầu GRE làm cơ sở đánh giá (như Tokyo, Tohoku, …), còn nếu muốn sang Âu Mỹ thì gần như là bắt buộc (bên cạnh TOEFL/IELTS). Gần đây thì kỳ thi này ngày càng trở nên cạnh tranh, vì càng có nhiều người giỏi tham gia, khiến cho việc leo rank percentile cũng trở nên khốc liệt hơn. Sau một thời gian ôn và thi thì đây là những kinh nghiệm đúc kết được cho phần Quantitative Reasoning (General) mà mình thấy rất hữu ích nếu muốn được điểm cao.  Tiếp tục đọc

Làm sao để thi IELTS được điểm cao? (Band 8 and up)

Làm sao để thi IELTS được điểm cao? (Band 8 and up)

Bài post này không phải nói về tiếng Nhật, mà nói về tiếng Anh, nhưng vì thấy bổ ích và cũng là một số kinh nghiệm “xương máu” nên mình muốn chia sẻ với độc giả của blog. Cuối tháng 10/2020 vừa rồi mình vừa thi IELTS xong (mình thi tại Nhật) và được 8.0 overall (mình thi Academic). Lần trước mình thi chỉ được có 7.0 thôi, hồi đó khá thất vọng vì tự thấy khả năng của bản thân phải được 8.0. Sau đó mình sang Nhật học chương trình tiếng Anh. Có lẽ nhờ sử dụng tiếng Anh hằng ngày nên khả năng ngôn ngữ đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, việc mình có thể thi và nâng band từ 7 lên 8 chắc chắn sẽ không xảy ra nếu như không có sự thay đổi về mindset của bản thân. Bài viết này sẽ dành để nói về điều đó.

Tiếp tục đọc

Nhật ký Sendai (P13): Tuyết và dự định của blog cho năm mới

Nhật ký Sendai (P13): Tuyết và dự định của blog cho năm mới

Cách đây 2 hôm, tuyết bắt đầu rơi rất dày ở Sendai, khác hẳn với năm ngoái. Việc đi lại từ trường về nhà, rồi đi chợ, đều trở nên khó khăn hơn. Được cái tuyết rơi dày và corona khiến mình có nhiều thời gian để suy nghĩ hơn. Nghĩ lại thì thời điểm này cũng đánh dấu ngót nghét hơn 1 năm qua đại học Tohoku để học tập. Điều may mắn nhất có lẽ là, càng học mình càng thấy kinh tế học vô cùng thú vị. Tất nhiên, kiến thức nhiều hơn, lý thuyết trừu tượng và nhiều jargons hơn, việc nghiên cứu cũng đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng toán và lập trình hơn, nhưng có lẽ phải học đến mức này mới biết kinh tế học thật sự thú vị.

Tiếp tục đọc

[JLPT N2] Lịch trình tự học N2 trong 20 tuần

[JLPT N2] Lịch trình tự học N2 trong 20 tuần

Mình nghĩ rằng, trong việc tự học, dù là bất cứ thứ gì, có được một lịch trình chi tiết và cụ thể là một điều rất quan trọng. Nó như một tấm bản đồ đưa bạn chắc chắn đến một nửa thành công rồi, nửa còn lại phụ thuộc vào việc bạn có đi theo như tấm bản đồ đó hay không.

Mình rất ủng hộ việc mọi người tự học, nhất là tiếng Nhật và cũng biết hầu hết hay gặp khó khăn ở bước đầu tiên, đó là lên kế hoạch. Thời gian vừa rồi mình có tham gia dạy một lớp N2, và đã lên sẵn một lịch trình cho 20 tuần (tức khoảng 5 tháng). Là một tài liệu quan trọng và cũng muốn chia sẻ cho nhiều người để cho chúng ta cùng nhau học tập tốt hơn, mình sẽ post lịch trình đó quan post này. Các bạn có thể tùy chỉnh tùy ý theo nhu cầu. Không chỉ cho N2, mà N3, N1, bất cứ N nào cũng có thể lấy lịch trình này làm tài liệu tham khảo.

Link: https://www.dropbox.com/s/7wpgexi9b5opz31/nipponkiyoshi_N2_schedule.xlsx?dl=0

Hi vọng tài liệu này có ích cho các bạn!

Ngày xưa tôi đã học tiếng Nhật như thế này nè

Lục lọi mãi tự dưng gặp lại clip làm về năm mới tại Nhật năm xưa (2016).

なつかしい quá đi.