Cách viết Research Plan (研究計画) bằng tiếng Nhật

Hiện tại nhu cầu du học cao học tại Nhật Bản đang ngày càng tăng. Và tất nhiên, khi đăng ký cho một chương trình cao học nào đó (ở bậc Thạc Sĩ hoặc Tiến Sĩ) hay trong quá trình xin học bổng, chúng ta đều phải viết Kế hoạch nghiên cứu (Research Plan/Research Proposal (RP), trong tiếng Nhật gọi là 研究計画). Nếu các bạn còn đang mông lung thì hi vọng sau khi đọc bài này xong sẽ sáng tỏ ra được nhiều điều. Bài viết sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi: Nội dung yêu cầu của một bài RP trong tiếng Nhật là gì? Cấu trúc như thế nào? Cần chú ý những gì và quan trọng nhất là một số tips, tài liệu tham khảo và ví dụ mẫu (mình lấy nguồn từ giáo sư người Nhật và từ bài của bản thân nhưng đã được người Nhật proofread).

Về những nội dung thiết yếu (要件) trong một bài 研究計画

Trước hết cần phải nói rằng, bài viết này dành để nói về RP bằng tiếng Nhật và sẽ có ích với những ai đang muốn apply vào các trường của Nhật Bản. Mình cũng đã viết RP bằng cả tiếng Anh và tiếng Nhật, theo mình thấy thì về mặt nội dung, không có quá nhiều sự khác biệt. Theo kinh nghiệm cá nhân, và cũng từ tham khảo nhiều nguồn (bằng tiếng Nhật, do các giáo sư người Nhật viết) thì thông thường, một bài RP cần đảm bảo một số yếu tố sau:

Vấn đề phải được nêu ra một cách rõ ràng

  • (何)Vấn đề hay sự việc mà chúng ta quan tâm nghiên cứu là gì? Định nghĩa, Định nghĩa này của ai, nếu là các sự kiện thì cần có data chứng minh, nguồn là gì, có thể vẽ biểu đồ nếu muốn.
  • (なぜ)Tại sao bạn lại quan tâm đến vấn đề đó? Tại sao cần phải giải quyết hay tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề đó?
  • (貢献)Nghiên cứu của bạn có thể đóng góp được những gì? giúp ích gì cho xã hội?

Các nghiên cứu đi trước

  • (何)Các nghiên cứu đi trước (先行研究) là gì? (Các bạn cần chú ý xem là nghiên cứu đó được in ở tạp chí nào? có nổi tiếng không? nghiên cứu đó có được nhiều người biết đến không?) Nghiên cứu về trước thì phải liên quan đến lĩnh vực của bạn (研究分野に関わる先行研究
    **Nếu không có thì phải xem xem là có nghiên cứu khác về mặt đối tượng nhưng mình có thể áp dụng phương pháp của họ được không?**
  • (結果)Họ đã làm những gì? Đã làm sáng tỏ được những gì (明らかにしたこと)? Tôi có vận dụng phương pháp luận hay thí nghiệm nào của họ hay không? Những điểm mạnh và điểm yếu(未解決の問題) trong bài nghiên cứu của họ là gì? Tôi sẽ khắc phục, bổ sung (改善、追加する) vào đó những gì? (đây có thể là phần đóng góp của bài nghiên cứu của chúng ta). Nếu trích(引用) thì phải trích trong văn bản gốc, trong bài báo gốc (原典) chứ không đươc phép “trích” của “trích” (còn gọi là secondhand quote 孫引き).

Phương pháp nghiên cứu

  • Tuỳ ngành mà có nhiều phương pháp(研究方法/手引き) khác nhau. Ví dụ ở Econs, chúng ta có literature review (文献レビュー/サーベイ) – cũng được tính là một bài nghiên cứu nhằm tổng hợp lại các bài báo, tri thức, lý thuyết liên quan đến một chủ đề nào đó), empirical analysis (実証分析) – nghiên cứu dựa trên các quan sát, thí nghiệm, ở trong Econs thì thường sẽ là sử dụng các mô hình kinh tế lượng nhằm làm rõ quan hệ nhân quả (causality 因果関係 ) nào đó, theoretical research (理論研究)thì sẽ nặng về lý thuyết và toán học, xây dựng mô hình và chạy giả lập. Chọn phương pháp nào thì cũng tuỳ thuộc vào nghiên cứu của bạn là gì?
  • Trong phần này thì cần nêu thêm cả mục data collection (データ収集方法). Loại dữ liệu bạn dùng là gì (thứ cấp: là lấy từ nguồn khác (như dữ liệu GDP, thất nghiệp, v.v..) hay sơ cấp: tự mình thu thập bằng questionnaire, survey, khảo sát (アンケート), v.v..), Dữ liệu của bạn là định tính (qualitiative 定性 ) hay định lượng (quantitative 量定)? Bạn định thu thập như thế nào và tại sao sử dụng nguồn đó (các bài báo khác cũng dùng nguồn đó chẳng hạn, hay vì sao nó đáng tin cậy)?
  • Cũng trong phần này thì bạn định tiến hành nghiên cứu (研究の進め方)như thế nào? Bước 1 là gì, bước 2 là gì, bước 3, v.v.. プロセス này càng chi tiết càng tốt.

Kết quả dự kiến của nghiên cứu 

  • Kiểu như sau khi làm xong thì bạn kỳ vọng sẽ thu được những gì (期待される結果)? Và có thể làm được gì tiếp với những cái đó…
  • Kết quả dự kiến có thể được phát biểu dựa theo những gì bạn đọc được, nhận thấy hay từ những cái nhỏ nhỏ mà bạn đã làm thử rồi chẳng hạn (preliminary results

Theo mình thì những thông tin trên là những thứ quan trọng nhất.

Tất nhiên, tuỳ vào yêu cầu của trường các bạn đăng ký, có thể họ sẽ cần thêm một số thứ khác như kinh nghiệm của bản thân trong nghiên cứu này, timeline nghiên cứu, v.v.. Nếu như là RP để gửi cho các tổ chức mà sẽ tài trợ tiền nghiên cứu thì sẽ có thêm mục dự trù kinh phí, thời gian hoàn thành nữa. Nhưng mà trong khuôn khổ của bài viết này, có lẽ như thế này là đủ.

 

Về cấu trúc một bài RP trong tiếng Nhật

Phần này mình tham khảo từ một giáo sư ở trường Tohoku (có chỉnh sửa một chút).

Các bạn có thể click vào link nguồn ở phía dưới để xem chi tiết hơn nếu muốn.

研究計画書の構成
(nhìn chung cấu trúc sẽ có 5 phần chính như sau)

1. イントロダクション (Giới thiệu)
(a) 研究の背景
→ bối cảnh nghiên cứu (những thông tin liên quan, làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu, phải có những cái này thì người đọc mới thấy rõ được cái gì đang xảy ra và nó liên kết ra sao với đề tài của bạn)
(b) 研究の目的
→ trình bày mục đích nghiên cứu, tại sao vấn đề này cần được đem ra bàn thảo, đóng góp của bạn là gì…)
* Phần này cũng phải tuỳ vào quy mô của nghiên cứu, đóng góp và cái đích của bài nghiên cứu cần phù hợp với quy mô của vấn đề mà nó đang quan tâm.

2. 先行研究 (Những nghiên cứu trước đây)
→ Phần này không chỉ trích dẫn trích dẫn là xong, bạn cần thể hiện rằng mình đã đọc rất kỹ các bài báo, nghiên cứu về trước bằng cách phân tích nội dung, tóm tắt kết quả và phương pháp luận của họ (như đã kể ở trên)

3. 研究の方法 (Phương pháp nghiên cứu)
方法は何か?→ 進める段階 → データ収集方法 → 分析方法

4. 期待される成果/予備的分析 (kết quả kỳ vọng)
→ Có thể nêu lên kết quả dự kiến, hoặc một số kết quả trong quá trình chạy thử hoặc từ các nghiên cứu về trước.

5. 参考文献(Tài liệu tham khảo)
→ Nếu là tài liệu có tiêu đề và nội dung bằng tiếng Nhật thì toàn bộ ghi bằng tiếng Nhật
Nếu tiêu đề và nội dung là tiếng Anh thì toàn bộ phải ghi bằng tiếng Anh.
→ Cách trích dẫn (có ví dụ): https://www.hosei.ac.jp/application/files/4715/7225/3091/sankoubunken.pdf
→ Cách đơn giản nhất: Vào Google Scholar, search tên bài báo (bằng tiếng Nhật hay tiếng Anh tuỳ loại), chọn cite (dấu bên cạnh ⭐️ ở dưới bài báo) và copy (tuỳ vào style bạn muốn, MLA, APA, Harvard), chú ý khi trích tiêu đề thì thay dấu ngoặc kép “” bằng 『』

(Nguồn: https://sites.google.com/site/shiraidaichi/ゼミ演習)

Một số tips

  • (Grammar check) Dù viết bất cứ cái gì (assignment, research plan,…) mà sử dụng tiếng nước ngoài, các bạn cần phải check xem có lỗi ngữ pháp hay diễn đạt gì không. Tiếng Anh thì đã có Grammarly còn tiếng Nhật các bạn có thể dùng một số trang sau:
    so-zou.jp (cực kỳ đơn giản)
    https://enno.jp/check (có nhiều thông tin hơn chút)
  • Nếu có bạn là người Nhật giúp proofread cho là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không có ai thì các bạn có thể sử dụng lang-8.com (hoàn toàn miễn phí) để nhờ người bản ngữ bắt lỗi sai, hay chữa bài cho.
  • Độ dài chỉ nên tối đa là 2 trang.
  • Ngôn ngữ là 書き言葉, ưa chuộng dùng thể bị động và nhiều chữ Hán. Tránh dùng thể ます và  話し言葉.
    Chi tiết về các cách diễn đạt quen thuộc của kakikotoba có thể tham khảo bên dưới:
    (MIT) General rule:
    http://web.mit.edu/kakikotoba/Rules%20for%20Writing%20%20copy.pdf
    (MIT) Lecture notes:
    http://web.mit.edu/kakikotoba/index.html
    Do MIT biên soạn nên cực kỳ, cục kỳ chuẩn mực và hữu dụng.
  • Nếu như tiếng Nhật không giỏi lắm, các bạn có thể viết RP này bằng tiếng Việt, hoặc bằng tiếng Anh thì càng tốt, ném lên Google dịch và copy lại kết quả. Cần thiết phải sửa sang lại câu chữ vì Google Dịch dù giỏi đến đâu cũng có những lỗi diễn đạt ngớ ngẩn và tối nghĩa. Nếu bạn không check lại mà cứ thế nộp thì chắc chắn sẽ bị phát hiện ra ngay.

Một số bài mẫu

3 thoughts on “Cách viết Research Plan (研究計画) bằng tiếng Nhật

  1. Xin lỗi nếu đã làm phiền chủ blog, nhưng mình muốn tham khảo “Ví dụ mẫu 研究計画 bằng tiếng Nhật do một giáo sư người Nhật viết” và “Một số chỉ dẫn viết 研究計画 bằng tiếng Nhật”. Tuy nhiên 2 đường link ờ trên không thể vào được (ghi không thể tìm thấy trang) nên có thể phiền bạn kiểm tra lại và cho mình xin link 2 phần này không ạ?

    Thích

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.