Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản
— Read on nghiencuuquocte.org/2023/04/25/nhin-lai-xu-huong-bo-chu-han-o-dong-a-truong-hop-nhat-ban/

Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ

Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ

Các bạn có biết người Pirahã sống ở vùng Amazon, Brazil nói một thứ ngôn ngữ không có số không? Một số học giả nói rằng họ không biết đếm từng số một, mà chỉ có từ như “ít” và “nhiều” để phân biệt số lượng. Chính vì thế, những thổ dân này gần như không có khả năng lĩnh hội các khái niệm toán chính xác, chứ đừng nói đến đại số phức tạp. Việc ngôn ngữ chúng ta nói định hình khả năng nghĩ và tư duy của chúng ta được gọi là thuyết Tương đối của ngôn ngữ (linguistic relativity). Cá nhân mình thì rất đồng tình với giả thuyết này. Mình có dịp tiếp xúc với nhiều bạn sinh viên quốc tế ở trường Tohoku, và thường xuyên nói chuyện với họ khiến mình nhận ra nhiều đặc điểm rất thú vị mà chắc chắn có liên quan đến thuyết này.

Tiếp tục đọc
Advertisement
Phương pháp học từ vựng và ngoại ngữ

Phương pháp học từ vựng và ngoại ngữ

Mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số phương pháp học từ vựng với bất kỳ một ngôn ngữ mới nào, lấy cảm hứng từ nhiều polygots nổi tiếng thế giới.

Tiếp tục đọc
Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá

Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá

Ai học tiếng Nhật đều biết rằng, chữ kanji mà có 2 chữ Hán đi cùng nhau thì sẽ đọc theo âm On-yomi, còn nếu đi một mình kèm theo chữ mềm, hoặc tên người thì sẽ đọc theo âm Kun-yomi. Ồ, nếu chỉ có như vậy thì tiếng Nhật đã không khó đến mức đấy. Kỳ thực, quy tắc trên chỉ mang tính tương đối và các trường hợp ngoại lệ thì nhiều vô kể. Điển hình nhất, trong thời điểm này, không gì khác ngoài Virus Corona.

Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia tiếng Nhật”, vòng thi Về đích, một thí sinh được hỏi câu sau:

Diệp Chi: Bạn hãy cho biết cách đọc đúng của từ 新型コロナ・ウイルス

Táo: Ồ, dễ thế. Hai chữ Hán đi cùng nhau, vậy ắt hẳn phải đọc theo âm Hán rồi!

Diệp Chi: Vậy câu trả lời cuối cùng của em là gì?

Táo: Em chọn SHINKEI Corona Virus.

Diệp Chi: ….. Rất đáng tiếc cho Táo, đây không phải câu trả lời đúng. Cơ hội cho các thí sinh còn lại.

Lê: (bấm chuông đầu tiên) Thưa chị, vậy đó chắc hẳn phải là ATARAGATA Corona Virus!

Diệp Chi: … Rất tiếc. Đây vẫn chưa phải câu trả lời đúng.

Diệp Chi: … Đáp án đúng của chương trình là SHINGATA (Corona Virus). Chúng ta phải lấy đầu của bạn Táo ghép với đuôi của bạn Lê mới ra được câu trả lời chính xác nhé.

Táo,Lê: Nhưng… tại sao hả chị?

Diệp Chi: … Để trả lời câu hỏi này, xin mời “chuyên gia” tư vấn của chương trình, bạn Kiyoshi !

Cảm ơn MC Diệp Chi đã trao cơ hội. Dưới đây, tôi rất hân hạnh được đưa ra câu trả lời 😀

Tiếp tục đọc
Tự luyện thi JLPT N1: Cấu trúc đề thi

Tự luyện thi JLPT N1: Cấu trúc đề thi

Bài viết sau đây sẽ đề cập đến cấu trúc đề thi sẽ có trong bài thi cấp độ cao nhất của kì thi tiếng Nhậ tJLPT, đó là N1. Giữa N2 và N1 sẽ có một số khác biệt nhất định không chỉ trong độ khó mà còn trong kết cấu bài thi nữa. Do đó, hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có những sự chuẩn bị tốt hơn cho những kì thi sắp tới. Ngay sau bài “Cấu trúc đề thi”, mình cũng sẽ viết về “Các loại sách nên học nếu các bạn muốn tự luyện thi N1”. Mong các bạn tiếp tục theo dõi.

Tiếp tục đọc

Truyện kể Kanji số 2: Trà

Truyện kể Kanji số 2: Trà

Ở kì trước, chúng ta đã được biết về câu chuyện thú vị về chữ Hán 田 và nguồn gốc vì sao người Nhật có 2 cách gọi để chỉ ruộng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chữ Hán 茶 (trà), xung quanh Trà ẩn chứa rất nhiều thông tin vô cùng thú vị. Tiếp tục đọc

Ngôn ngữ khi làm việc trong Kombini

Ngôn ngữ khi làm việc trong Kombini

Hiện nay có rất nhiều người đang học tập và làm việc tại Nhật Bản, trong đó có không ít ngoài giờ học tập và làm việc chính thức còn đi làm thêm part-time ở một vài nơi, trong đó nơi phổ biến nhất có thể kể đến là kombini. Hôm nay mình xin chia sẻ một số cách nói và câu nói hay được sử dụng trong kombini (trong bài này là ở 7eleven nhưng hoàn toàn có thể được áp dụng cho những nơi khác).

Tiếp tục đọc

Vì sao người Nhật nói nhanh đến thế ?

Vì sao người Nhật nói nhanh đến thế ?

Đã bao giờ bạn nghe người Nhật nói nhanh như kiểu đọc rap chưa ? Chắc chắn là rồi đúng không. Thực tế có gì lạ đâu, vì tiếng Nhật là thứ tiếng nhanh nhất trên thế giới đấy, thậm chí còn hơn cả tiếng Tây Ban Nha, so với tiếng Việt chúng ta thì tiếng Nhật nhanh gấp rưỡi lận. Không tin ư? Hãy cùng tìm hiểu xem sao nhé. Tiếp tục đọc

Nói chuyện theo kiểu Samurai

Nói chuyện theo kiểu Samurai

おはようでござる!

Thời đại của Samurai đã qua từ lâu rồi, nhưng đối với người nước ngoài như chúng ta, samurai là một cái gì đó rất hấp dẫn và thú vị, đặc biệt là với các bạn nam.  Từ kiếm, giáp, tuyệt kĩ, cho đến shogun, tinh thần “võ sĩ đạo”,..tất cả đều rất hấp dẫn, ngoài ra còn một khía cạnh nữa cũng đặc biệt không kém, đó là ngôn ngữ. Nếu như các bạn có xem live action Rurouni Kenshin, sẽ thấy nhân vật chính Himura Kenshin (do Satou Takeru thủ vai) nói chuyện theo phong cách samurai rất ngầu đúng không. Hôm nay chúng ta sẽ cùng xem ngày xưa các samurai nói chuyện như thế nào và cùng bắt chước thử xem sao nhé. Tiếp tục đọc

Wasei-Eigo : Tiếng Anh made-in-Japan (P2)

Wasei-Eigo : Tiếng Anh made-in-Japan (P2)

kì trước chúng ta đã làm quen qua một số wasei-eigo phổ biến và hiểu được cách kết hợp cũng như ý nghĩa mà các từ này chứa đựng. Hôm nay sẽ là một số wasei-eigo còn thú vị hơn nhiều 🙂 Tiếp tục đọc

Wasei-Eigo : Tiếng Anh made-in-Japan (P1)

Wasei-Eigo : Tiếng Anh made-in-Japan (P1)

Việc mượn các từ nước ngoài để bổ sung cho từ vựng nước mình từ lâu đã chẳng có gì là lạ. Chẳng thế mà có nhiều từ tiếng Anh được vay mượn từ tiếng Nhật như tsunami, karaoke, tycoon,… và tương tự, nhiều từ tiếng Nhật đọc lên giống y hệt tiếng anh như カメラ、ネクタイ、ラジオ… Những từ được vay mượn trực tiếp như trên được người Nhật gọi là gairaigo (外来語). Tuy nhiên, còn một hình thức vay mượn ngôn ngữ nữa sáng tạo hơn mà người Nhật gọi là wasei eigo (和製英語) – những từ tiếng Anh made-in-Japan.
Tiếp tục đọc

Tự luyện thi JLPT N3 (P1): Sách luyện thi (có link download)

Tự luyện thi JLPT N3 (P1): Sách luyện thi (có link download)

Đây là bài viết hướng đến những bạn có ý định tự học ôn thi JLPT N3 – một level cực kì quan trọng đối với những bạn nào có ý định du học ở Nhật Bản và cũng là một thước đo bản lề đối với những ai học tiếng Nhật. Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn các đầu sách cho từng kĩ năng cần ôn luyện (ngữ pháp, từ vựng kanji, đọc – nghe hiểu) kèm theo link download (nếu có) của các sách đó, nhằm giúp các bạn tiết kiệm được tối đa chi phí khi đi mua sách, cũng như giúp các bạn biết được có các loại sách luyện thi nào trên thị trường. Hiện tại Kiyoshi cũng đã hoàn thành các bài viết giới thiệu sách ôn luyện cho trình độ N2 và N1, các bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy trên web.

Vì lý do bản quyền nên ad không thể đăng trực tiếp link download tại đây. Mong các bạn thông cảm. Tuy vậy, các bạn có thể download tất cả các sách bên dưới đây.

>> Phần 2: Cấu trúc đề và kinh nghiệm phòng thi    Tiếp tục đọc

Những rắc rối với họ tên của người Nhật

Những rắc rối với họ tên của người Nhật

Như bài trước mình đã giới thiệu với các bạn một chút về nguồn gốc và sự đa dạng của tên họ người Nhật. Ở bài này chúng ta sẽ nói đến những điều thú vị khác khi đề cập đến tên gọi, những khó khăn, rắc rối của người nước ngoài và chính cả người Nhật khi muốn gọi tên một người Nhật.

Tiếp tục đọc

Những cách nói giống như …です

Những cách nói giống như …です

Gần như trong mọi khía cạnh đời sống của người Nhật, từ ngôn ngữ, văn hóa cho đến ẩm thực, công nghệ, các bạn sẽ thấy rất nhiều mức thể hiện sự lịch sự. Thông thường sẽ có 3 mức độ lịch sự (thậm chí nếu phân tích tỉ mỉ thì có đến 9 mức độ khác nhau ). Cách dùng thì tùy vào việc bạn có biết người mình đang nói chuyện cùng không, tuổi của bạn so với họ, mức độ thân thiết, mục đích khi nói của bạn,… và ti tỉ điều nữa mà nhiều khi chính người Nhật cũng không thể lí giải tại sao. Và hôm nay chúng ta đến với các cách nói và thẻ hiện mức độ lịch sự của です.

Tiếp tục đọc