Các bạn có biết người Pirahã sống ở vùng Amazon, Brazil nói một thứ ngôn ngữ không có số không? Một số học giả nói rằng họ không biết đếm từng số một, mà chỉ có từ như “ít” và “nhiều” để phân biệt số lượng. Chính vì thế, những thổ dân này gần như không có khả năng lĩnh hội các khái niệm toán chính xác, chứ đừng nói đến đại số phức tạp. Việc ngôn ngữ chúng ta nói định hình khả năng nghĩ và tư duy của chúng ta được gọi là thuyết Tương đối của ngôn ngữ (linguistic relativity). Cá nhân mình thì rất đồng tình với giả thuyết này. Mình có dịp tiếp xúc với nhiều bạn sinh viên quốc tế ở trường Tohoku, và thường xuyên nói chuyện với họ khiến mình nhận ra nhiều đặc điểm rất thú vị mà chắc chắn có liên quan đến thuyết này.
Bạn nào quan tâm hơn về linguistic relativity có thể coi một bài Ted Talks về nó ở đây.
Các bạn Trung Quốc gặp khó khăn với he/she
Lúc nói chuyện với các bạn Trung Quốc, mình nhận ra họ rất hay lẫn lộn giữa “he” và “she”. Một người bạn của mình thường xuyên bị như vậy. Nghĩa là câu đầu đang nói về “cô ấy”, nhưng sang câu sau đã đổi thành “anh ấy” rồi, nên khiến mình nhiều khi lúng túng không biết bạn ấy có đang nói về cùng 1 người không.
Điều đặc biệt là các bạn ấy không nhận ra điều này. Tức là việc lẫn lộn giữa he và she đã in sâu vào tiềm thức. Khi mình hỏi “Trong tiếng Trung thì họ có phân biệt he/she không?” thì hoá ra đây chính là nguyên nhân. Trong tiếng Trung, từ chỉ “anh ấy/ cô ấy” có phát âm y hệt nhau (là “ta”) mặc dù có Hán tự khác nhau. Mình nghĩ chính vì không bao giờ phải phân biệt “he/she” khi nói chuyện nên những bạn Trung Quốc không có ý niệm dùng từ khác nhau của “he/she” mặc dù đã chuyển sang tiếng Anh. Ít nhất 3 bạn Trung Quốc mà mình thường xuyên nói chuyện cùng ai ai cũng lẫn lộn “he/she” 🙂
Các bạn Nhật hầu hết đều tinh tế
Các bạn có biết rằng tiếng Nhật là một ngôn ngữ giàu ngữ cảnh không? Giàu ngữ cảnh (high-context) hiểu nôm na là sự biểu đạt của ngôn ngữ thường không trực tiếp, và phải dựa nhiều vào ngữ cảnh để hiểu được ý nghĩa. Tiếng Nhật là bậc thày của ngôn ngữ giàu ngữ cảnh. Chủ ngữ rất ít khi dược nhắc đến trong câu, “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn”, “làm ơn” không cần đối tượng được hướng đến, và rất nhiều thứ phải được hiểu ngầm. Nó rất khác với tiếng Anh hay tiếng Việt các bạn ạ. Trong tiếng Việt, rất ít khi mình nghe thấy từ “cảm ơn” mà phải là “cảm ơn anh/chị” hoặc “em/tớ cảm ơn”, “xin lỗi” thì phải là “xin lỗi anh/ xin lỗi chị, v.v..”, “yêu” thì phải là “anh yêu em / tớ yêu cậu” chứ không thể buông ra câu “好きです” xong người nghe sẽ tự hiểu được. Chính vì thế, tiếng Anh và tiếng Việt là ngôn ngữ “nghèo ngữ cảnh” (low-context). Các thành phần trong câu cần phải chính xác, và cần phải được nói ra một cách cụ thể. Nếu các bạn đi xem phim Mỹ với sub Nhật ở Nhật Bản, mình khẳng định 50% những gì được dịch ra gần như không giữ được nguyên bản như bản gốc.
Quay trở lại chủ đề chính. Chính vì giàu ngữ cảnh, nên mình thấy các bạn Nhật luôn luôn làm nhiều hơn nói, và họ khá tinh tế. Ví dụ khi bọn mình đi ăn nhà hàng, thứ đầu tiên mà các bạn ấy làm là đi lấy nước cho mọi người, bởi vì họ tự động nhận ra vì đã quen làm việc trong môi trường sử dụng ngữ cảnh. Trong bất cứ buổi thảo luận nào, họ đều nghe và không phản đối bất cứ điều gì. Ngoài ra, điểm mình thấy đáng kinh ngạc là các bạn Nhật rất tốt trong việc tự động xin task, nghĩa là nếu không được giao cụ thể việc gì thì họ sẽ xin làm cái gì đó. Tìm hiểu ra mới biết đấy là すり合わせ. Một người bạn kể cho mình là ở bên Nhật, họ không dựa nhiều lắm vào KPI hay strategy các kiểu. Khi trưởng phòng hô “Anh em, cùng tăng doanh số thôi”. Nếu ở Việt Nam thì nhân viên sẽ trông chờ sếp giao việc để biết được mình cần làm gì, nhưng ở Nhật thì khác. Các nhân viên gần như tự động mường tượng ra được công việc mình phải làm và phối hợp với nhau mà nhiều khi không cần phải nói ra thành lời, vì họ đọc ngữ cảnh quá tốt.
Mình nghĩ ai học tốt tiếng Nhật đều ít nhiều sẽ tăng độ tinh tế và độ nhạy cảm trong việc đọc cử chỉ của người khác.
Các bạn người Đức thích tranh luận và phát hiện lỗi sai rất nhanh
Tiếng Đức nổi tiếng là có nhiều quy luật và có một mức độ logic cao. Ngoài ra, một phần lý do các bạn ấy thích nói chuyện và tranh luận là vì tiếng Đức có thể diễn đạt rất nhiều concept phức tạp một cách cụ thể. Ví dụ như là: Schadenfreude (cảm giác sung sướng khi thấy người khác thất bại), frudenschade thì ngược lại, là cảm giác buồn rầu khi chứng kiến người khác thành công, hay verschlimmbessern (chỉ việc làm cho tình hình xấu hơn mặc dù chủ đích là để làm nó tốt hơn).
Mỗi lần nói chuyện thì cần phải nói đến khi nào ra được vấn đề thì thôi. Họ cũng phát hiện các lỗi sai khá nhanh và rất tỉ mỉ nữa. Thế nên cuộc nói chuyện có thể kéo dài hàng giờ liền mà không bị chán. Mình nghĩ có lẽ vì tiếng Đức có cấu trúc ngữ pháp phức tạp, và ngữ cảnh phụ thuộc nhiều vào cách từ, nên nó định hình tính cách phát hiện lỗi sai của họ chăng.

Đối với mình
Sau một thời gian học ở nước ngoài, mình nhận ra tiếng Việt có thể ảnh hưởng đến cách các bạn suy nghĩ.
1. Tiếng Việt phân biệt “người” và “vật”, nhưng nhiều khi trong tiếng Anh nó không như vậy. Nhiều khi một chiếc tàu thuỷ thì được gọi là “she”, kiểu như “She is sinking!”. Trường hợp mình thấy khó khăn nhất là dùng và phân biệt “they/them”, bởi vì nó được dùng cho cả “người” và “vật”. Kiểu như là “If you finish the assignments, put them here”. Mình luôn nghĩ “them” trong này là người các bạn ạ 🙂
2. Tiếng Việt trọng cách xưng hô. Hơn tuổi thì xưng “anh” gọi “em”, v.v.. Trùng hợp thay, đây cũng chính là cách mà các cặp đôi tình nhân sẽ xưng hô với nhau. Thế nên, người nam hơn tuổi người nữ thì rất dễ yêu nhau, vì cách xưng hộ lúc yêu và chưa yêu có độ thân mật như nhau. Tuy nhiên, thế nếu người nữ bằng hoặc hơn tuổi người nam thì sao? Chúng ta sẽ phải chuyển từ “em/chị” hay “cậu/tớ” sang “anh/em”. Vô hình chung, đây là một rào cản vô hình trong chuyện tình cảm mà các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung rất ít gặp.
3. Mình thấy rất khó khăn khi phải nghĩ về “số đếm” bằng ngôn ngữ khác. Ví dụ, nếu đọc 1 văn bản tiếng Anh hoặc Nhật, đoạn nào có số thì đầu mình sẽ nghĩ số đó bằng tiếng Việt, và phần còn lại nghĩ bằng ngôn ngữ đích của văn bản đó. Nếu bạn bảo mình đọc số điện thoại bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, mình sẽ bị sượng rất nhiều giây.
Đọc thêm
Linguistic Relativity cũng đã xuất hiện trong science-fiction.

Một trong những cuốn đầu tiên là Babel-17 của Samuel Delany. Mình đang đọc cuốn này, nói về một người phụ nữ tên là Rydra Wong, một polyglot trong quá trình khám phá sự thay đổi cách tư duy khi sử dụng một ngôn ngữ mà cô đang học tên là Babel-17. (Chắc chắn từ Babel lấy cảm hứng từ kinh thánh). Ngoài ra còn có cuốn The Dispossessed của Ursula K. Le Guin, hoặc gần đây có A Story of Your Life của Ted Chiang (Phim Arrival (2016) lấy cảm hứng từ truyện này).
Delany nhìn ngôn ngữ theo một cách rất thú vị như sau:
Basically, General Forester, there are two types of codes, ciphers, and true codes. In the first, letters, or symbols that stand for letters, are shuffled and juggled according to a pattern. In the second, letters, words, or groups of words are replaced by other letters, symbols, or words. A code can be one type or the other, or a combination. But both have this in common: once you find the key, you just plug it in and out come logical sentences. A language, however, has its own internal logic, its own grammar, its own way of putting thoughts together with words that span various spectra of meaning. There is no key you can plug in to unlock the exact meaning. At best you can get a close approximation.
trích trong Babel-17 (trang 6)
Trên thực tế, tư duy của từng người có thể sẽ rất khác nhau tuỳ theo ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là gì.
Abstract thoughts in a blue room: Nominative, genitive, elative, accusative one, accusative two, ablative, partitive, illative, instructive, abessive, adessive, inessive, essive, allative, translative, comitative. Sixteen cases to the Finnish noun. Odd, some languages get by with only singular and plural. The North American Indian languages even failed to distinguish number. Except Sioux, in which there was a plural only for animate objects. The blue room was round and warm and smooth. No way to say warm in French. There was only hot and tepid. If there’s no word for it, how do you think about it? And, if there isn’t the proper form, you don’t have the how even if you have the words. Imagine, in Spanish having to assign a gender to every object: dog, table, tree, can-opener. Imagine, in Hungarian, not being able to assign a gender to anything: he, she, it all the same word. Thou art my friend, but you are my king; thus the distinctions of Elizabeth the First’s English. But with some oriental languages, which all but dispense with gender and number, you are my friend, you are my parent, and YOU are my priest, and YOU are my king, and You are my servant, and You are my servant whom I’m going to fire tomorrow if You don’t watch it, and YOU are my king whose policies I totally disagree with and have sawdust in YOUR head instead of brains, YOUR highness, and YOU may be my friend, but I’m still gonna smack YOU up side the head if YOU ever say that to me again: and who the hell are you anyway?
trích trong Babel-17 (trang 95)