Phương pháp học từ vựng và ngoại ngữ

Mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số phương pháp học từ vựng với bất kỳ một ngôn ngữ mới nào, lấy cảm hứng từ nhiều polygots nổi tiếng thế giới.

Flashcard (Anki) theo cụm từ / câu

Thứ quan trọng duy nhất trong việc học từ vựng là học – ghi nhớ – nhắc lại. Nếu theo tiêu chí đó, chúng ta không cần các ứng dụng hào nhoáng như Drops, Memrise, thậm chí Duolingo, thứ các bạn cần là Anki.

Khi sử dụng Anki (hay bất cứ app flashcard nào khác), khi tải về deck để học (hoặc tự tạo deck), mình sẽ học theo phrases (câu) hoặc cụm từ, chứ không học theo các từ đơn lẻ. Có 3 lý do.

Một, học từ vựng có ngữ cảnh sẽ giúp các bạn nhớ lâu hơn, vì các từ và câu bổ trợ về mặt ý nghĩa cho nhau. Sự liên kết đó giúp não nhớ tốt hơn. Hai, nó giúp mình làm quen với syntax (cú pháp) và ngữ pháp, bởi vì mình không nhìn từng từ riêng biệt, mà nhìn được cả hình dáng của nó khi ở trong một câu. Điều này trở nên cực kỳ quan trọng để xây dựng tính trực cảm (intuition) khi học các ngôn ngữ có chia động từ (conjugation). Ba, đây là nền tảng để luyện tập việc đọc sau này. Tức là, khi chúng ta cảm thấy thoải mái khi đọc từng câu một, thì một đoạn văn, một văn bản sẽ không thành vấn đề.

Phương pháp Goldlist

Đây là phiên bản giấy&bút của Anki, do Lýdia Machová đề xuất. Chị này là một polyglot thông thạo 9 ngôn ngữ, và là tác giả của một bài TED Talk khá nổi tiếng về học ngoại ngữ.

Về cơ bản, các bạn lấy 1 quyển vở, viết từ vựng ra, và liên tục gợi nhắc, viết lại từ đó trong những ngày tiếp theo để những từ vựng đó, từ trí nhớ ngắn hạn chuyển sang trí nhớ dài hạn.

Bước 1: Lấy 1 quyển vở, chia thành 4 ô như trong hình, diện tích A < B < C < D. Chúng ta sẽ coi mỗi phiên bao gồm 4 trang này.

Bước 2: Viết khoảng 20 câu/từ (kèm theo ý nghĩa) bạn muốn nhớ vào ô A liên tục trong vòng 13 ngày. Nhớ ghi ngày.

Bước 3: Đến ngày thứ 14, quay lại phiên đầu tiên. Cố gắng viết lại những từ trong ô A theo trí nhớ của bạn. Những từ/câu nào bạn không thể nhớ ra, thì ghi chúng vào ô B (nhớ ghi ngày)

Bước 4: Đến ngày thứ 28, lại quay lại phiên đầu tiên. Viết lại những từ trong ô B. Từ/câu nào không nhớ ra thì ghi vào ô C.

Chúng ta liên tục làm xen kẽ tạo list từ/câu mới, và liên tục review từ/câu cũ bằng cách quay trở lại các phiên trước đó. Nhớ rằng, khoảng cách giữa mỗi lần review A -> B -> C -> D là khoảng 2 tuần (13 ngày).

Nguồn: The Goldlist method: Learning vocabulary by writing it down

Phương pháp Kato Lomb (RAL)

Kato Lomb là một nhà phiên dịch người Hungary, nổi tiếng vì thông thạo 16 ngôn ngữ khác nhau. Bà sinh ra đơn ngữ (monolingual) và phương pháp của bà cực kỳ nổi tiếng. Xin phép gọi phương pháp này với tên gọi RAL (nghĩa là Read A Lot).

Đúng là cần phải đọc nhiều để lĩnh hội từ vựng. Trong hồi ký của mình, phương pháp đọc của bà như sau.

Bước 1: Interest. Tìm 1 cuốn sách trong ngôn ngữ bạn muốn học, mà bạn thấy thú vị. Nhưng không nên quá dày (mỏng dạng novella thì tốt)

Bước 2: Autos. Vừa đọc vừa để ngôn ngữ tự nó chui vào đầu bạn. Nếu có câu gì không hiểu, từ vựng mới, đừng tra ngay, kệ nó, đọc tiếp. Nếu từ vựng/câu đó thật sự quan trọng, nó sẽ lại trồi lên. Khi đó, bạn biết rằng nó quan trọng, bạn có thể tra hoặc tiếp tục đọc và dùng văn cảnh để luận ra từ đó. (“She didn’t let herself be set back by rare or complicated expressions: she skipped them, saying: what is important will sooner or later emerge again and will explain itself if necessary.”)

Bước 3: Context. Không bao giờ học các từ riêng lẻ, luôn học nó trong 1 câu, cụm câu, có ngữ cảnh.

Theo mình, phương pháp này hữu dụng nhất khi học các ngôn ngữ phi tượng hình (Không phải Trung Nhật Hàn). Nếu bạn biết tiếng Anh, hoặc 1 ngôn ngữ có gốc Latin hoặc 1 ngôn ngữ có ảnh hưởng nhiều từ Latin, thì phương pháp này sẽ giúp bạn học các ngôn ngữ có cùng đặc điểm đó dễ dàng hơn bởi vì bạn có thể đoán được ngữ cảnh, và syntax cũng ít nhiều quen thuộc với người học. Đối với ngôn ngữ tượng hình thì việc đoán từ theo ngữ cảnh có vẻ rất khó khăn.

Nếu mình áp dụng phương pháp RAL (nhất là khi học Trung Nhật Hàn), mình sẽ dùng nó kèm với WAL (Write A Lot) và SAL (Say A Lot). Nghĩa là, mình sẽ lấy 1 cuốn sách trong ngôn ngữ mình muốn học (mỏng thôi, vì dày quá khiến bạn không bao giờ hoàn thành được), chép lại tất cả (WAL) và đọc thành tiếng những gì mình viết (SAL). Kể cả không hiểu hoàn toàn sách đó, cái chúng ta cần là xây dựng trực giác, học từ vựng một cách nhàn nhã (chỉ chép thôi mà, giống như ngày xưa học văn thời phổ thông vậy) và chỉ nhớ những từ quan trọng (vì nếu quan trọng, chúng sẽ xuất hiện nhiều).

Nếu tò mò, mọi người có thể tìm đọc sách (đã dịch sang tiếng Anh) của Kato Lomb chia sẻ về phương pháp học ngoại ngữ của bà tại đây:

POLYGLOT HOW I LEARN LANGUAGES

HARMONY OF BABEL

Phụ lục: Về toà tháp Babel

Câu chuyện về Babel (hay còn gọi là Babylon) được ghi lại trong sách Sáng Thế. Theo đó, sau trận Đại hồng thủy, hậu duệ của Noah đã di cư về phía Đông và định cư tại một vùng đất có tên là Shinar. Thời bấy giờ, con người vẫn còn dùng chung một thứ tiếng. Họ dự định xây dựng nên một ngọn tháp cao lớn làm biểu tượng của loài người tên là tháp Babel, và vọng tưởng rằng thông qua đó có thể chạm tới Thiên đàng mà không cần nhờ đến ân huệ của Chúa.

Nhận thấy sự cuồng vọng của con người, Chúa trời đã dùng quyền năng của mình để giáng tai họa xuống. Ngài khiến cho những người công nhân xây dựng ngọn tháp bất chợt nói những ngôn ngữ khác nhau, khiến họ không còn có thể giao tiếp với nhau được nữa. Việc xây dựng ngọn tháp Babel bị đình trệ, nhân loại tản mát thành những nhóm có ngôn ngữ riêng, và rồi cuối cùng phát triển thành những quốc gia riêng biệt.

Nguồn: https://hoaxuongrong.org/hoi-dap-thanh-kinh/thap-babel-truyen-thuyet-va-khoa-hoc_a2632

Advertisement

One thought on “Phương pháp học từ vựng và ngoại ngữ

  1. Pingback: Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ – Nippon Kiyoshi Blog

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.