Nhật ký Sendai (P20): Tôi bắt đầu nghiện Sci-fi | Nhìn lại những sách đã đọc trong năm 2021

Thế là mình đã hoàn thành mục tiêu Goodreads của năm 2021 (phew). Một năm qua mình phát hiện ra 3 điều thú vị về sách. Một, như tiêu đề đã đề cập, mình bắt đầu nghiện đọc sci-fi (hay là khoa học viễn tưởng), đặc biệt là loại “hard sci-fi”, tức là nhấn mạnh vào tính đúng đắn của khoa học. Hai, mình không ngại đọc sách/tiểu thuyết dài bằng tiếng Anh nữa. Từ hồi vào Master thì đã hết ngại đọc sách giáo trình tiếng Anh. Ba, Covid-19 thực sự đã giúp mình đọc nhiều hơn, nhờ tiết kiệm thời gian đi chơi với bạn bè và chính sự chán chường gây ra bởi đại djich đã đưa mình đến sci-fi. Bài viết này sẽ tổng hợp lại một số cuốn tâm đắc nhất mình đã may mắn đọc được.

Văn học

Thực ra Trà hoa nữ (Dumas con) là mình nghe audio book. Cốt truyện ám ảnh và tinh tế. Tiểu thuyết này là những gì kết tinh nhất của văn học lãng mạn Pháp, đặc tả, nhiều lớp lang, giai cấp, và cái đẹp. Chúng ta có thể học được nhiều điều về lòng khoan dung và tình yêu. Khi nhìn thấy một người kỹ nữ, bạn có thái độ như nào, bạn sẽ đánh giá cô ta qua những việc cô ta làm hay vì nhân phẩm của cô ấy, liệu bạn có muốn bỏ ra 1 phút chỉ để nói chuyện xem người ta có thật sự xứng đáng với những lời miệt thị mà người đời dành cho mình không, v.v.. Thật đáng tiếc là link audio book trên trang sachnoihuongduong đã bị gỡ xuống.

Năm qua mình cũng đọc thêm một tác phẩm văn học Pháp, nhưng khó hiểu hơn nhiều, là Để em khỏi lạc trong khu phố (Patrick Modiano). Tác phẩm nói về tính bất định của kí ức, tưởng không bất ngờ nhưng bất ngờ không tưởng. Có lẽ do bản dịch hơi tệ nên mình đọc thấy khó hiểu.

Mình thích Thạch Lam. Có lẽ là tác giả văn xuôi Việt Nam mình thích nhất nên đã đọc Gió đầu mùa. Mình có đọc Nguyễn Nhật Ánh nữa nhưng đúng là truyện viết cho thiếu nhi, ngoài tính hoài niệm cao, thì thấy tình tiết và câu văn cũng không quá đặc sắc. Đồng ý là tác phẩm Cho tôi một vé đi tuổi thơ đọc xong thấy khá ưng.

Một số sách hay khác: Anthem (Ann Rand) -> tương tự We (Zamyatin), 1984 (Orwell), Japanese tales of mystery and imagination (Edogawa Rampo) -> cha đẻ của thể loại ly kỳ trinh thám Nhật Bản (và quả không hổ danh thật), họ của nhân vật Conan cũng từ ông mà ra.

Khoa học viễn tưởng (Science Fiction)

Mình nghĩ tuổi 25 đến với khoa học viễn tưởng là hơi muộn, nhưng có khi thế lại hay, vì những kiến thức được tích luỹ khiến cho một thể loại tưởng chừng khô khan như sci-fi có sức hấp dẫn còn hơn cả hố đen vũ trụ.

Triology đầu tiên mình hoàn thành là Foundation của Isaac Asimov. Nếu các bạn không biết, thì đây là cuốn “sách giáo khoa” về sci-fi tầm vũ trụ. Cả cái concept về Star Wars cũng từ đây mà ra. (Tất nhiên sau này nó cũng có kết hợp cả Dune nữa). Sơ qua về cốt truyện: Con người đã chinh phục vũ trụ và thiên hà, được cai quản bởi một đế chế liên vũ trụ gọi là Empire (Đế chế). Thời kỳ đen tối của Đế chế đến khi người ta không bận tâm đến khoa học nữa. Trước viễn cảnh đó, một học giả uyên thâm là Hari Seldon đã xin Hoàng đế 1 hành tinh, đặt tên là Foundation, để nghiên cứu cuốn từ điển tổng hợp kiến thức nhân loại, đồng thời nghiên cứu thêm về khoa học. Triology đầu tiên nói về sự ra đời, trưởng thành và chín muồi của Foundation, qua lời kể của những nhân vật chủ chốt xuyên suốt lịch sử. Các bạn sẽ biết đến khái niệm về Psychohistory (chính là kinh tế học vĩ mô – dùng toán học để dự đoán tiến trình lịch sử), lập quốc, chính trị, vai trò của tôn giáo, game theory (bất ngờ chưa), ý thức hệ, v.v.. Đây là bộ kinh điển của kinh điển, bất chấp việc nó ra đời cách đây đã 80 năm.

Thế là mình bị cuốn vào thế giới của Asimov và khoa học viễn tưởng, sau đó đọc liền tù tì các tác phẩm khác của ông. Youth bàn về alien và thái độ của chúng ta (theo 1 cách hài hước), Last Question thì bàn về tương lai của sự phát triển trí óc, Nightfall thì bàn về 1 hành tinh không biết bóng tối là gì. Ồ, nếu như vũ trụ là vô hạn, thì loại hình sinh vật có tri thức hẳn cũng đa dạng lắm chứ. Thật khâm phục trí tưởng tượng của tác giả.

Bộ sách thứ hai (mới đọc đc hết 2 cuốn trong bộ 3) mình thấy đọc xong thật sung sướng là Tam Thể của Liu Cixin (đã được Nhã Nam dịch, đọc rất ổn). Nếu bạn nào đã từng xem Contact (1997) chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà vật lý thiên văn lỗi lạc Carl Sagan, thì hãy coi như đây là Contact phiên bản Trung Quốc nhưng yếu tố khoa học (và viễn tưởng) đi xa hơn nhiều. Giá trị của 2 cuốn đầu là các bạn có thể học được thêm vô vàn thứ bổ ích và thú vị, ví dụ: lý thuyết dây (cụ thể là curled dimension), vật lý, thiên văn, game theory, economics (nhiều bạn không tin, nhưng cái cosmic sociology về bản chất là economics + anthropology). Mình rất mong chờ để đọc quyển 3 vào năm tới.

Sách giáo khoa/học thuật

Lẽ ra năm vừa rồi phải đọc nhiều hơn mới phải, nhất là Macroeconomics, nhưng thôi không sao.

Do mình học 2 môn vi mô nên đã đọc cuốn Intermediate Microeconomics của Hal Varian và Strategy (Joel Watson). Các bạn học vi mô rất cần đọc cuốn đầu vì ông giải thích cực kỳ dễ hiểu. Cuốn thứ hai bàn về game theory, do không phải chuyên môn nên mình thấy tạm ổn, có nhiều cuốn dễ hiểu hơn (ví dụ như cảu Harrington). Kỳ vừa rồi cũng manh nha luyện tập kỹ hơn về Python.

Năm ngoái mình bắt đầu học Python thì chú trọng vào xử lý dữ liệu, nhưng từ năm nay trở đi thì còn dùng Python để viết script phục vụ công tác nghiên cứu nữa (chủ yếu là modeling) nên tìm đến cuốn Think Python (Allen Downey). Mình cũng đang đọc cuốn Physical Modeling with MATLAB của ông nữa, và sách của Downey đúng là sách gối đầu giường cho dân ngoại đạo học lập trình như mình. Những bạn nào muốn học Python hoặc về lập trình nói chung, mà đang phân vân không biết sách nào thì hay, dễ hiễu mà có tính ứng dụng cao, thì Think Python là cuốn đầu tiên các bạn nên nghĩ đến (cuốn này free-access các bạn nhé).

-> Link: https://greenteapress.com/wp/think-python-2e/

Bạn nào quan tâm tới học (và dạy) ngoại ngữ có thể xem video của Krashen và đọc cuốn sách sách của ông ở trên. Sách tuy ngắn nhưng khá thú vị.

Phi hư cấu (Non-fiction)

Năm nay không đọc được nhiều thể loại này lắm vì mình đọc sci-fi nhiều quá.

Cuốn Sapiens của Yuval Harari đầu nói về nhân chủng học, từ thuở hồng hoang cho đến nay. Sách đề cập nhiều đến thuyết tiến hoá, tôn giáo và sinh học. Mình nghĩ những ai từng đọc sách của Jared Diamond (như Súng, Vi trùng và Thép; Sụp đổ; Thế giới cho đến ngày hôm qua) sẽ thấy nhiều điểm tương đồng. Về mặt tôn giáo đã được miêu tả trong Sapiens, các bạn có thể xem thêm phim (tài liệu ?) Zeitgeist (2007) của Peter Joseph, cả hai có khá nhiều chung về nguồn gốc hình thành và phát triển tôn giáo. Nhìn chung dễ hiểu vì sao sách này nổi tiếng đến thế, và cũng xứng đáng.

Cuốn thứ hai về Chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism), là một trường phái triết học vị nhân sinh và khoa học, làm sao để rèn luyện trí óc và tâm lý để tối đa hoá cảm xúc tích cực, đẩy lùi tiêu cực, giúp chúng ta đạt được những thứ chúng ta cần phấn đấu. Mình tìm đến cuốn này vì muốn nâng cao kỷ luật bản thân, và chủ nghĩa khắc kỷ rất nổi tiếng với điều đó. Cuôn sách sẽ dạy các bạn những kỹ thuật tâm lý để rèn luyện tâm lý và tinh thần của các bạn theo hướng tích cực nhất có thể. Với những ai đang phải yêu xa, hay gặp khó khăn trong cuộc sống, hay muốn phát triển bản thân nhiều hơn, đọc cuốn này rất rất bổ ích.

… Nhưng về mặt sung sướng học thuật, thì phải là cuốn Naked Statistics (Wheelan). Đây cũng là cuốn khép lại năm 2021 của mình. Nếu các bạn từng đọc Freakonomics, và thích nó, thì chắc chắn sẽ yêu thích và học được nhiều điều trong cuốn này. Thống kê học ở Đại học khô khan bao nhiêu, thì qua Naked Statistics, nó sẽ trở nên thú vị bấy nhiêu. Cuốn sách hướng tới người đọc phổ thông nên khá dễ hiểu, nhưng yên tâm là vẫn có hàm lượng kiến thức nhất định. Các bạn đã bao giờ nghe tới the Monty Hall Problem chưa? Nếu muốn biết thêm nhiều nữa thì xin mời đọc Naked Statistics.

Năm qua các bạn thích nhất cuốn nào trong số những cuốn đã đọc?

Advertisement

3 thoughts on “Nhật ký Sendai (P20): Tôi bắt đầu nghiện Sci-fi | Nhìn lại những sách đã đọc trong năm 2021

  1. Hồi ôn thi N chị tình cờ tìm thấy các bài viết trên trang của em.
    Đọc bài này mới biết tuổi em, cứ nghĩ mình ngang ngang tuổi cơ.
    Ngưỡng mộ sự chăm chỉ rèn luyện và tính tự giác từ khi còn trẻ của em quá 😀

    Thích

  2. Cuốn sách để lại cho em nhiều cảm xúc nhất trong năm 2021 là cuốn “Điểm đến của cuộc đời” – tác giả Đặng Hoàng Giang. Những câu chuyện trong đó nói lên niềm khát khao sống của những bệnh nhân ung thư và tình yêu thương, sự lạc quan, chiến đấu của gia đình dành cho họ. Càng gần với bệnh tật, với cái chết, ta mới thật sự trân quý cuộc sống này biết bao nhiêu.
    Hôm nay là mùng 2 Tết ở Việt Nam, chúc anh năm mới nhiều may mắn, niềm vui và bình an
    nhé. Happy New Year!!!
    Luôn đón đọc các bài viết của anh 😀

    Đã thích bởi 1 người

    • (Xin phép xưng “anh” nhé).
      Cảm ơn comment của em.

      Một comment nhỏ nhưng chan chứa rất nhiều ý nghĩa. Vốn anh nghĩ không có nhiều người đọc rồi để lại comment ở blog như thế này.

      Tiếc là anh không có ở Việt Nam để tìm mua và đọc cuốn “Điểm đến cuộc đời đó”, nhưng có vẻ cũng tương tự như cuốn “Khi hơi thở hoá thinh không”, cuốn mà chắc chắn anh sẽ đọc trong năm nay.

      Chúc em năm mới vui vẻ 🙂
      Hãy luôn theo dõi blog nha.

      Thích

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.