Xử lý dữ liệu kinh tế từ GSO (National Summary Data Page)

Xử lý dữ liệu kinh tế từ GSO (National Summary Data Page)

Dành cho những ai chưa biết thì GSO gần đây đã cải tiến rất nhiều trong việc update cơ sở dữ liệu quốc gia. Hiện nay, dữ liệu của Tổng cục thống kê, Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước đã được thu về một mối và sử dụng cùng cấu trúc dữ liệu (National Summary Data Page). Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn lấy các dữ liệu đó bằng Python (machine-reading) trực tiếp từ nguồn. Rất có ích cho những người làm về data science và nghiên cứu kinh tế.

Tiếp tục đọc
Advertisement
Dành cho những người thấy việc học là khó, nhưng không muốn từ bỏ …

Dành cho những người thấy việc học là khó, nhưng không muốn từ bỏ …

Đôi khi, chúng ta cần làm điều gì đó để lấy lại động lực làm việc.

Học tiếng Nhật, học môn chuyên ngành, nghiên cứu, lập trình, v.v.. Bất cứ hoạt động nào yêu cầu sự sáng tạo, tích luỹ tri thức đều sẽ có những giây phút khiến bạn muốn bỏ cuộc. Khi đó bạn cần …

Tiếp tục đọc
Nhật ký Sendai (P20): Tôi bắt đầu nghiện Sci-fi | Nhìn lại những sách đã đọc trong năm 2021

Nhật ký Sendai (P20): Tôi bắt đầu nghiện Sci-fi | Nhìn lại những sách đã đọc trong năm 2021

Thế là mình đã hoàn thành mục tiêu Goodreads của năm 2021 (phew). Một năm qua mình phát hiện ra 3 điều thú vị về sách. Một, như tiêu đề đã đề cập, mình bắt đầu nghiện đọc sci-fi (hay là khoa học viễn tưởng), đặc biệt là loại “hard sci-fi”, tức là nhấn mạnh vào tính đúng đắn của khoa học. Hai, mình không ngại đọc sách/tiểu thuyết dài bằng tiếng Anh nữa. Từ hồi vào Master thì đã hết ngại đọc sách giáo trình tiếng Anh. Ba, Covid-19 thực sự đã giúp mình đọc nhiều hơn, nhờ tiết kiệm thời gian đi chơi với bạn bè và chính sự chán chường gây ra bởi đại djich đã đưa mình đến sci-fi. Bài viết này sẽ tổng hợp lại một số cuốn tâm đắc nhất mình đã may mắn đọc được.

Tiếp tục đọc
Nhật ký Sendai (P19): Để có những năm tháng Ph.D. thành công

Nhật ký Sendai (P19): Để có những năm tháng Ph.D. thành công

Mục này không phải là những lời khuyên do mình đưa ra, mà là sưu tầm trên mạng, đọc thấy hữu dụng nên share ở post này. Hầu hết là những lời khuyên áp dụng cho ngành Kinh tế, nhưng nhìn rộng ra thì cũng sẽ có những thứ có ích cho các ngành khác nữa. Bài viết này cũng là để mình tự nhắn nhủ với bản thân trước những thử thách sắp tới vì kỳ học Ph.D. đã bắt đầu từ hôm nay rồi.

Tiếp tục đọc
Nhật ký Sendai (P18): Có một thành phố rất “Mỹ” ở Hokkaido

Nhật ký Sendai (P18): Có một thành phố rất “Mỹ” ở Hokkaido

Ở Nhật gần 2 năm rồi mà bây giờ mới được đi lên Hokkaido các bạn ạ, cũng chỉ tại Covid. Nơi này thì quá nổi tiếng rồi, từ thành phố Sapporo nói riêng cho đến đảo Hokkaido nói chung, luôn đứng top 1 trong những nơi đáng sống và đáng du lịch nhất Nhật Bản. Sau chuyến đi vừa rồi, mình đã hiểu phần nào vì sao.

Tiếp tục đọc
Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá

Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá

Ai học tiếng Nhật đều biết rằng, chữ kanji mà có 2 chữ Hán đi cùng nhau thì sẽ đọc theo âm On-yomi, còn nếu đi một mình kèm theo chữ mềm, hoặc tên người thì sẽ đọc theo âm Kun-yomi. Ồ, nếu chỉ có như vậy thì tiếng Nhật đã không khó đến mức đấy. Kỳ thực, quy tắc trên chỉ mang tính tương đối và các trường hợp ngoại lệ thì nhiều vô kể. Điển hình nhất, trong thời điểm này, không gì khác ngoài Virus Corona.

Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia tiếng Nhật”, vòng thi Về đích, một thí sinh được hỏi câu sau:

Diệp Chi: Bạn hãy cho biết cách đọc đúng của từ 新型コロナ・ウイルス

Táo: Ồ, dễ thế. Hai chữ Hán đi cùng nhau, vậy ắt hẳn phải đọc theo âm Hán rồi!

Diệp Chi: Vậy câu trả lời cuối cùng của em là gì?

Táo: Em chọn SHINKEI Corona Virus.

Diệp Chi: ….. Rất đáng tiếc cho Táo, đây không phải câu trả lời đúng. Cơ hội cho các thí sinh còn lại.

Lê: (bấm chuông đầu tiên) Thưa chị, vậy đó chắc hẳn phải là ATARAGATA Corona Virus!

Diệp Chi: … Rất tiếc. Đây vẫn chưa phải câu trả lời đúng.

Diệp Chi: … Đáp án đúng của chương trình là SHINGATA (Corona Virus). Chúng ta phải lấy đầu của bạn Táo ghép với đuôi của bạn Lê mới ra được câu trả lời chính xác nhé.

Táo,Lê: Nhưng… tại sao hả chị?

Diệp Chi: … Để trả lời câu hỏi này, xin mời “chuyên gia” tư vấn của chương trình, bạn Kiyoshi !

Cảm ơn MC Diệp Chi đã trao cơ hội. Dưới đây, tôi rất hân hạnh được đưa ra câu trả lời 😀

Tiếp tục đọc
Kho tài nguyên tự học tiếng Nhật

Kho tài nguyên tự học tiếng Nhật

Đây là một bài viết khá tham vọng, nhằm tổng hợp lại tất cả những nguồn học tiếng Nhật tốt nhất mà mình thường xuyên sử dụng. Những nguồn này đã giúp ích cho mình rất nhiều khi tự học tiếng Nhật, cũng như trong việc dạy tiếng Nhật cho các bạn khác. Tất cả tài nguyên, giống như blog của mình, đều là miễn phí, và bạn nào đang học tiếng Nhật cũng đều có thể sử dụng được. Một số tài liệu thì sẽ phục vụ tốt hơn cho những bạn đang ở trình độ trung cấp đến thượng cấp (N2, N1 hoặc cao hơn). Mình sẽ liên tục update trang này khi mình tìm được cái gì mới. Nếu các bạn có tài nguyên nào hay muốn chia sẻ thì cũng hãy để lại comment nhé.
#Japanese learning resource

Updated: 2021/04/22

Tiếp tục đọc
Truyện kể Kanji (số 14): Bộ thủ Kanji tiếng Nhật

Truyện kể Kanji (số 14): Bộ thủ Kanji tiếng Nhật

Mặc dù học tiếng Nhật đã lâu, nhưng gần đây mình mới biết đến sức mạnh của bộ thủ tiếng Nhật và nó tiện dụng đến mức nào. Bài viết hôm nay sẽ dành ra để chỉ cho mọi người tầm quan trọng của việc học bộ thủ, và bảng tên bộ thủ trong tiếng Nhật. Tiếp tục đọc

Nhật ký Sendai (P11): Chào mừng đến với trường Tohoku

Nhật ký Sendai (P11): Chào mừng đến với trường Tohoku

Đã 3 năm kể từ bài viết Nhật ký Sendai cuối cùng, nhiều sự kiện đã xảy ra trong 3 năm đó và bây giờ mình lại đang có mặt tại Nhật Bản (một lần nữa). Kiyoshi sẽ tiếp tục học tập tại Nhật Bản trong vòng 2 năm tới cũng tại trường Đại học Tohoku, nhưng không phải dưới tư cách học sinh trao đổi như cách đây 4 năm mà sang học lấy bằng Thạc sĩ (cũng như thực hiện đề tài nghiên cứu liên quan đến Nhật Bản). Như các bạn đã biết thì mùa lá đỏ đã về, hãy cùng dạo quanh một vòng các campus khác nhau của trường Tohoku để xem phong cảnh đã thay đổi như thế nào nhé.

Tiếp tục đọc

Tự luyện thi JLPT N4 (P1): Cấu trúc đề thi

Tự luyện thi JLPT N4 (P1): Cấu trúc đề thi

Cấu trúc đề thi N4 nhìn chung giống gần như hoàn toàn so với đề thi N5, chỉ khác là số câu hỏi của N4 nhiều hơn một chút. Về lượng kiến thức thì gần gấp đôi N5, và thay vì chỉ cần đạt 80 điểm thì đến với N4, các bạn cần đạt 90/180 điểm thì mới được công nhận là đỗ. (Xem thêm về Sách luyện thi N4)

Tiếp tục đọc

Tự luyện thi JLPT N5 (P1): Cấu trúc đề thi

Tự luyện thi JLPT N5 (P1): Cấu trúc đề thi

Mặc dù là kỳ thi thấp nhất, nhưng vẫn có rất nhiều người đặc biệt quan tâm đến kỳ thi này, do đó Kiyoshi sẽ chia sẻ với các bạn cấu trúc của đề thi, tiêu chí đỗ của N5 là như thế nào và làm sao để ôn thi cho hiệu quả. (Xem sách luyện thi N5 tại đây) Tiếp tục đọc

Tự luyện thi JLPT N1: Sách luyện thi (Update: 2020/06/29)

Tự luyện thi JLPT N1: Sách luyện thi (Update: 2020/06/29)

[bài viết đã được cập nhật lần cuối vào ngày 29/6/2020)

Sau nhiều thời gian ấp ủ thì hôm nay, Kiyoshi sẽ đăng nốt bài viết trong series sách tự học luyện thi JLPT, đó là sách tự học luyện thi trình độ N1. Còn nhớ lần đầu đăng bài về sách luyện thi N3 là năm 2014, đến nay cũng đã được khoảng 3 năm rồi. Thú thực với các bạn là mình cũng không có tự tin thi N1 ngay 6 tháng sau khi đỗ N2 lắm, kì tháng 7 này mình sẽ ko thi mà sẽ đăng kí kì tháng 12 để có nhiều thời gian chuẩn bị. Lý do là thấy cá nhân vẫn còn chưa đủ trình để chinh phục 1 kyuu. Thế nên các tài liệu sau đây có thể sẽ dành cho những bạn nào ít gấp rút trong thời gian chuẩn bị hơn và muốn học chắc hơn cho N1.

Đây là link về phần Cấu trúc đề thi N1, cũng có nhiều tips quan trọng các bạn nên nắm rõ.

Vì lý do bản quyền nên ad không thể đăng trực tiếp link download tại đây. Mong các bạn thông cảm. Tuy vậy, toàn bộ các sách bên dưới có thể được download tại đây.

Tiếp tục đọc

Tự luyện thi JLPT N1: Cấu trúc đề thi

Tự luyện thi JLPT N1: Cấu trúc đề thi

Bài viết sau đây sẽ đề cập đến cấu trúc đề thi sẽ có trong bài thi cấp độ cao nhất của kì thi tiếng Nhậ tJLPT, đó là N1. Giữa N2 và N1 sẽ có một số khác biệt nhất định không chỉ trong độ khó mà còn trong kết cấu bài thi nữa. Do đó, hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có những sự chuẩn bị tốt hơn cho những kì thi sắp tới. Ngay sau bài “Cấu trúc đề thi”, mình cũng sẽ viết về “Các loại sách nên học nếu các bạn muốn tự luyện thi N1”. Mong các bạn tiếp tục theo dõi.

Tiếp tục đọc

Tổng hợp kinh nghiệm học ôn thi N3

Tổng hợp kinh nghiệm học ôn thi N3

Chỉ còn 2 ngày nữa là kì thi quan trọng nhất của chúng ta sẽ diễn ra, các bạn đã chuẩn bị đến đâu rồi? Sau đây, mình xin tổng hợp các bài đăng về quá trình học ôn thi của mình lên post này, nhằm giúp các bạn dễ tìm kiếm, và qua đó sẽ tự học hỏi, đúc kết được những gì cần thiết cho mình để bước vào phòng thi.

Tiếp tục đọc

Meet and Speak – tập 9: Chạm trán Samurai

Meet and Speak – tập 9: Chạm trán Samurai

Meet and Speak là một chương trình dạy tiếng Nhật đồng thời khám phá các địa danh nổi tiếng, ẩm thức và văn hóa Nhật Bản, được sản xuất bởi đài NHK. Hãy cùng Amy, Kathy và Cedric du lịch khắp đất nước Nhật Bản và học tiếng Nhật nhé.

Tập 9 hôm nay sẽ đưa chúng ta đến thành phố Azumino nổi tiếng với wasabi và cùng làm đặc sản bánh Oyaki. Sau đó chúng ta sẽ đến thăm Lâu đài Matsumoto hơn 400 năm tuổi ở thành phố Matsumoto, tỉnh Nagano và chạm trán với một vị samurai thứ thiệt. Tiếp tục đọc