Lấy dữ liệu NASA để đo chất lượng không khí

Lấy dữ liệu NASA để đo chất lượng không khí

Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm sử dụng Python để scrape dữ liệu từ NASA nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu. Gần đây Hà Nội phải đối mặt với tình trạng bụi mịn cao (nồng độ PM 2.5 cao hơn mức cho phép) cùng với sương mù. Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu NASA để có cái nhìn khách quan hơn về chất lượng không khí cho cả nước.

Tiếp tục đọc

Thông báo tuyển sinh chương trình ThS/TS Kinh tế bằng tiếng Anh của trường Tohoku

Dành cho những ai có quan tâm học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ về kinh tế bằng tiếng Anh tại Nhật Bản. Các bạn có thể tham khảo trường Tohoku. Các chương trình cao học đều dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, có đầy đủ các môn về vi mô, vĩ mô, thống kê, và lượng.

Chi tiết: https://www.econ.tohoku.ac.jp/en/gpem/gpem-admission

Thời gian nộp hồ sơ được chia làm 3 đợt: Cuối tháng 1/2024, cuối tháng 2/2024 và cuối tháng 3/2024. Thời gian nhập học là tháng 10/2024.

Nếu các bạn có thắc mắc thì có thể để lại comment bên dưới. Mình hiện đang học năm 3 PhD tại đây nên có thể giải đáp một số câu hỏi.

“Bơ nhau” trong tiếng Nhật nói như nào?

“Bơ nhau” trong tiếng Nhật nói như nào?

Tin nhắn đến nhưng bạn không trả lời ngay mà đợi đến hết ngày hoặc sau mấy ngày mới rep? Người ta nhắn tin rủ đi chơi nhưng bạn toàn cáo bận? Seen không rep? Đó là những biểu hiện của việc “bơ nhau”, “phớt lờ”, “không mấy mặn mà” trong mối quan hệ gì đó. Kì lạ thay, trong tiếng Nhật, cái thái độ này được dùng với từ 塩対応(shio-taiou) – tức là đối đãi với người ta khác gì “muối”. Nhưn muối thì liên quan gì?

Muối trong tiếng Nhật còn có nghĩa là “yếu đuối” hoặc “nhàm chán”. Từ này được cho là bắt đầu từ vật sumo. Như các bạn đã biết thì sàn đấu sumo trước khi các võ sĩ vật nhau đều được vảy muối. Thế nên đô vật nào mà hay bị nằm đo sàn, thì được gọi là “gần với muối” = “yếu đuối”. Nếu bị nói là “cậu muối thế” thì trong tiếng Nhật phải hiểu là sao “cậu lạnh nhạt, hay bơ và phớt lờ tôi thế” (chứ không phải “sao cậu lại mặn thế” đâu nhé).

Từ này có được vị thế như hiện nay là nhờ làng giải trí. Số là tại Nhật Bản, các idol thường tổ chức các buổi gặp mặt fan mà ở đó họ sẽ bắt tay với các fan của mình. Một số idol có biểu hiện hời hợt trong việc bắt tay này (ví dụ như Haruka Shimazaki, cựu AKB48) thì đã bị đem ra làm ví dụ. Fan sau đó gán cho cô với động từ ぱるる(paruru) =塩対応. Sau đó, vào tháng 6/2013, tại một lễ gặp mặt fan khác, cô này đã thay đổi 180 độ. Cổ ráo riết bắt tay và tỏ ra tích cực hơn với các fan. Thế là chúng ta lại có thêm một từ mới, 減塩(gen-en)nghĩa là “giảm muối” – kiểu như bớt “lạnh nhat” đi. Éo le thế nào, nó lại trái ngược hoàn toàn với nghĩa trong tiếng Việt.

Các bạn có biết trái nghĩa với 塩対応 là gì không? 🙂

Lấy dữ liệu IMF bằng R

Lấy dữ liệu IMF bằng R

Bài viết ngắn sau đây hướng dẫn mọi người cách lấy dữ liệu của IMF bằng R sử dụng package imfr. Sau đó chúng ta sẽ thử plot một cái interactive map bằng leaflet biểu thị hướng xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp tục đọc
NHK – Xuân “chiến” tiếng Nhật

NHK – Xuân “chiến” tiếng Nhật

Mới đây đài NHK World đã cho ra lò một drama mới về tiếng Nhật hay dùng trong đời sống hằng ngày, nằm trong chương trình “Activate your Japanese” với tựa đề là “Xuan tackles Japanese”. Điểm đặc biệt là series lần này có diễn viên chính là một bạn người Việt Nam tên là Nguyễn Mai Xuân, với chất giọng cực tốt (mình tưởng bạn đấy là người Nhật cơ). Video có transcript và biên dịch đính kèm. Series này sẽ được mở online từ giờ cho đến 2027 các bạn nhé.

https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/ondemand/video/2096001/

Tiếp tục đọc
Một số phần mềm phục vụ nghiên cứu [P2]

Một số phần mềm phục vụ nghiên cứu [P2]

Các bạn có thể đọc Phần 1 tại đây. Ở phần 2 này, các phần mềm được giới thiệu ở đây là những phần mềm mình hay dùng nhất và có ích nhất. Hầu hết là miễn phí, chỉ có một số ít là phải trả phí. Với các phần mềm này thì không chỉ kinh tế, mà ngành nào cũng có thể xài được.

Tiếp tục đọc
Một số phần mềm mã nguồn mở phục vụ nghiên cứu kinh tế [P1]

Một số phần mềm mã nguồn mở phục vụ nghiên cứu kinh tế [P1]

Cách đây 7 năm khi mình mới vào trường, môn hãi nhất và thú vị nhất vẫn là kinh tế lượng. Lúc đó vẫn phải dùng phần mềm không bản quyền của Stata hay Eviews để làm báo cáo. Tuy nhiên thời đó qua rồi. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn một số phần mềm mã nguồn mở miễn phí hoàn toàn, không cần phải vi phạm bản quyền.

Tiếp tục đọc

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản
— Read on nghiencuuquocte.org/2023/04/25/nhin-lai-xu-huong-bo-chu-han-o-dong-a-truong-hop-nhat-ban/

Tohoku Econs Bootcamp I (Spring)

Gần đây do bận nhiều việc trên trường nên mình không có thời gian viết lách. Thời gian qua, mình có hợp tác với các bạn PhD khác cùng khoa (Inseikai Tohoku) lập ra một lớp Bootcamp huấn luyện thêm về Lập trình, Toán (tối ưu tĩnh), và Nghiên cứu định tính trong kinh tế học. Khoá này đã hoàn thành cho kì xuân. Vào kì thu, bọn mình sẽ làm thêm một khoá nữa về Kinh tế Lượng, Toán II (tối ưu động) và Nghiên cứu định tính II. Hiện tại thì không có kế hoạch go online.

Tuy nhiên, học liệu này mình nghĩ sẽ bổ ích cho những ai muốn học chuyên sâu về kinh tế mà chưa có cơ hội tiếp cận các kiến thức nền tảng ở bậc cao học. Do đó, xin phép share tại đây cho những ai quan tâm.

https://github.com/thanhqtran/tohoku_bootcamp

Các khoá học này chỉ tổ chức tại trường Tohoku, on campus, dành cho những sinh viên tại trường. Mình cũng mong những ai tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế mà muốn học tập tại Nhật Bản, bằng tiếng Anh, đào tạo chuyên sâu bài bản về kinh tế, thì hãy cân nhắc lựa chọn trường Tohoku (chương trình GPEM).

https://www.econ.tohoku.ac.jp/en/gpem

Chương trình chỉ có admission vào tháng 10 hằng năm, và hồ sơ phải được nộp trước 15 tháng 3 cùng năm.

Kinh nghiệm ứng tuyển Học bổng JSPS (DC1 và DC2)

Kinh nghiệm ứng tuyển Học bổng JSPS (DC1 và DC2)

Còn khoảng 15 ngày nữa là đến hạn nộp của JSPS nên mình chia sẻ chút kinh nghiệm khi ứng tuyển học bổng này. Như nhiều người đã biết thì JSPS là học bổng danh giá nhất của Nhật Bản, dành cho các nghiên cứu sinh, sinh viên học tiến sĩ tại các trường Đại học của Nhật Bản. Mình viết dưới góc nhìn của người thuộc ngành Social Science mà cụ thể là Economics, và apply bằng tiếng Anh, nên sẽ có ích nhất nếu cho các bạn có cùng chí hướng. Những thông tin về JSPS thì có rất nhiều rồi, các bạn có thể search trên internet. Tuy nhiên, một số típ làm sao để viết mà nâng cao tỷ lệ đỗ thì chưa nhiều. Mình sẽ chia sẻ những thứ đó trong bài viết này.

Tiếp tục đọc
Hình động kanji #short

Hình động kanji #short

広い (Mình dùng Flipnote Studio 3D trên 3DS)

Xử lý dữ liệu kinh tế từ GSO (National Summary Data Page) bằng Python

Xử lý dữ liệu kinh tế từ GSO (National Summary Data Page) bằng Python

Dành cho những ai chưa biết thì GSO gần đây đã cải tiến rất nhiều trong việc update cơ sở dữ liệu quốc gia. Hiện nay, dữ liệu của Tổng cục thống kê, Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước đã được thu về một mối và sử dụng cùng cấu trúc dữ liệu (National Summary Data Page). Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn lấy các dữ liệu đó bằng Python (machine-reading) trực tiếp từ nguồn. Rất có ích cho những người làm về data science và nghiên cứu kinh tế.

Tiếp tục đọc
Cách lấy dữ liệu từ Tổng cục thống kê (GSO) và tạo hình động biểu đồ GDP bằng Python

Cách lấy dữ liệu từ Tổng cục thống kê (GSO) và tạo hình động biểu đồ GDP bằng Python

Sau một thời gian thực hành với data science, mình bắt đầu thấy thích việc đọc data online và xử lý trực tiếp qua một loạt các dòng lệnh (script) hơn là download một file .csv hay .xls về và load chúng vào chương trình. Hôm nay, mình sẽ chỉ cho các bạn một tip cực kỳ quan trọng để lấy data từ Tổng cục thống kê (GSO) về, xử lý trực tiếp trên chương trình mà không cần thiết phải save về máy, ngoài ra chúng ta sẽ nghich một chút bằng cách tạo file .gif để xem sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bài viết sẽ sử dụng Python, thư viện pandas để xử lý dữ liệu, matplotlib, imageio và numpy để vẽ biểu đồ và hình động.

Tiếp tục đọc
Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ

Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ

Các bạn có biết người Pirahã sống ở vùng Amazon, Brazil nói một thứ ngôn ngữ không có số không? Một số học giả nói rằng họ không biết đếm từng số một, mà chỉ có từ như “ít” và “nhiều” để phân biệt số lượng. Chính vì thế, những thổ dân này gần như không có khả năng lĩnh hội các khái niệm toán chính xác, chứ đừng nói đến đại số phức tạp. Việc ngôn ngữ chúng ta nói định hình khả năng nghĩ và tư duy của chúng ta được gọi là thuyết Tương đối của ngôn ngữ (linguistic relativity). Cá nhân mình thì rất đồng tình với giả thuyết này. Mình có dịp tiếp xúc với nhiều bạn sinh viên quốc tế ở trường Tohoku, và thường xuyên nói chuyện với họ khiến mình nhận ra nhiều đặc điểm rất thú vị mà chắc chắn có liên quan đến thuyết này.

Tiếp tục đọc
Đi du học có “lời” không? Tổng kết thu chi hằng tháng bằng Money Lover và Python

Đi du học có “lời” không? Tổng kết thu chi hằng tháng bằng Money Lover và Python

Chắc chắn đây là câu hỏi của rất nhiều người, và hôm nay xin phép dùng dữ liệu thu chi và ít vốn liếng data science của mình trong những năm qua để trả lời. Bài viết này sử dụng file data (.csv) của Money Lover , một ứng dụng tuyệt vời mà mình đã sử dụng từ khi sang Nhật để lưu giữ nhật ký thu nhập và chi tiêu hằng tháng. Các bạn sẽ biết cách vẽ một số biểu đồ stacked bar (cột chồng) để xem balance, cũng như income của mình ra sao và làm treemap (là biểu đồ cây hoặc biểu đồ nhiệt) để xem mình chi cái gì nhiều nhất. Chúng ta sẽ code bằng Python.

Tiếp tục đọc