Các bạn có biết người Pirahã sống ở vùng Amazon, Brazil nói một thứ ngôn ngữ không có số không? Một số học giả nói rằng họ không biết đếm từng số một, mà chỉ có từ như “ít” và “nhiều” để phân biệt số lượng. Chính vì thế, những thổ dân này gần như không có khả năng lĩnh hội các khái niệm toán chính xác, chứ đừng nói đến đại số phức tạp. Việc ngôn ngữ chúng ta nói định hình khả năng nghĩ và tư duy của chúng ta được gọi là thuyết Tương đối của ngôn ngữ (linguistic relativity). Cá nhân mình thì rất đồng tình với giả thuyết này. Mình có dịp tiếp xúc với nhiều bạn sinh viên quốc tế ở trường Tohoku, và thường xuyên nói chuyện với họ khiến mình nhận ra nhiều đặc điểm rất thú vị mà chắc chắn có liên quan đến thuyết này.
Tiếp tục đọcnhật kí
Nhật ký Sendai (P16): Đi ngắm hoa anh đào ở Ogawara (tỉnh Miyagi)
Năm nay hoa anh đào nở sớm hơn mọi năm khoảng 2 tuần. Do đó, mặc dù Covid vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều người (trong đó có mình :p ) vẫn bất chấp đi ngắm hoa. Tất nhiên là khẩu trang và khử khuẩn luôn luôn trên người. Hoa năm nay đẹp lắm các bạn ạ. Mà đúng là phải đi mới thấy nó đẹp như nào, chứ chỉ quanh quẩn ở công viên như năm ngoái thì uổng lắm.
Tiếp tục đọcNhật ký Sendai (P15): Nếu không có Covid thì ăn Tết truyền thống ở Nhật sẽ như thế nào?
Xã hội Nhật Bản đã Âu hoá mạnh mẽ, và Tết mang nhiều ý nghĩa “nghỉ ngơi” với họ hơn là một dịp gì đó thật sự đặc biệt. Mình đã từng hỏi một bạn người Nhật gen Z rằng đã bao giờ ăn “osechi” chưa thì bạn ấy bảo chưa từng ăn bao giờ, và cũng chưa từng làm bao giờ. Người lớn thì hầu như khi mình hỏi họ làm gì ngày Tết, họ chỉ đơn thuần bảo là sẽ về quê hay đi du lịch, thăm nhau chứ ít khi bày biện ăn uống tiệc tùng linh đình như mình từng nghĩ. Chưa hết, người Nhật hiện nay càng ít khi đi chợ mua đồ vào bếp và nấu các món ăn Tết truyền thống, vì giờ tiện lắm, chỉ cần ra siêu thị hay combini là mua được ngay trong phút mốt, không cần mất thì giờ. Tất nhiên, đây chỉ là một cái nhìn phiến diện, nhưng nó cũng nói lên một phần nào đó xã hội Nhật Bản hiện đại ngày nay.
Có khi sau này Việt Nam cũng giống vậy. Khi người ta trở nên giàu hơn, mọi thứ trở nên tiện lợi hơn, cuộc sống trở nên bận bịu và thực dụng hơn, chúng ta sẽ thôi không gói bánh chưng, cuốn nem, làm nộm, chặt gà như bây giờ nữa, thay vào đó ta sẽ ra VinMart mua nguyên 1 set làm sẵn về, thậm chí trả thêm một ít để được đem đến tận miệng. Siêu thị cũng không bao giờ đóng cửa, cho nghỉ tết 2-3 ngày nữa mà phải tích trữ đồ ăn, lì xì thì không cần phong bao nữa mà sẽ được “bắn” qua các ứng dụng smartphone, v.v.. Mà trên thực tế, những dịch vụ đó đã hiện hữu rồi và đã được sử dụng rồi, chỉ chực chờ thay thế dần dần và xoá bỏ đi hoàn toàn phong tục xưa thôi.
Đối với cá nhân mình mà nói, thì Tết vẫn cứ đặc biệt, lớn rồi vẫn háo hức chờ Tết về để gặp họ hàng, nhận lì xì, chơi bời, ăn uống, tham gia vào bếp, v.v.. Năm nay do Covid-19 thì đành phải ở lại Nhật Bản, cũng buồn. Trong những ngày xuân này thì có giở lại ảnh cũ ra xem và chợt muốn viết ra để lưu lại. Thời còn là sinh viên trao đổi, mình có tham gia một lớp học tiếng Nhật (P3b) với bài tập lớn là làm một video bằng tiếng Nhật nói về một chủ đề ưa thích. Đây chính là kết quả của project đó và sau đây muốn được trình bày với độc giả. Video và bài viết dựa trên kỷ niệm homestay của mình tại nhà thày giáo tiếng Nhật của mình vào dịp Tết 2016 tại thành phố Hiroshima. Những ngày đó, thày của mình đã cho mình được thưởng thức trọn vẹn tất cả một phần phong tục Tết của người Nhật mà nay gần như đã rơi vào quên lãng.
Tiếp tục đọc
Nhật ký Sendai (P14): Tết sắp đến rồi
Mười ngày nữa là Tết rồi các bạn ơi. Năm nay Corona vẫn còn lộng hành quá, muốn về lại Việt Nam ăn Tết mà không được, buồn ghê. Mà sinh viên năm cuối như mình, cũng như bao sinh viên năm cuối khác, luôn luôn bận bịu, tất bật, nào là viết luận văn, nào là chuẩn bị hồ sơ cho công việc/học tập sau khi ra trường, nào là đi làm thêm. Giờ lại thêm chú virus này nữa, mệt mỏi vô cùng. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh nào đó thì Covid cũng có mặt tương đối tích cực. Khi mà mọi thứ bị dừng lại, guồng quay của sự sống hối hả bắt đầu chững lại để chờ lên dây cót cho thời kỳ bình thường mới, cũng là cơ hội cho những kẻ luôn tay luôn chân, không có thời gian suy nghĩ ngẫm lại xem đã làm được những gì, ta là ai, ta nên làm những gì tiếp theo đây. Một trong những điều mà khoảng thời gian quý giá này đã cho mình nhận ra, đó là việc viết (blog) tưởng chừng như vô thưởng vô phạt này thật ra quan trọng vô cùng. Tiếp tục đọc
Nhật ký Sendai (P13): Tuyết và dự định của blog cho năm mới
Cách đây 2 hôm, tuyết bắt đầu rơi rất dày ở Sendai, khác hẳn với năm ngoái. Việc đi lại từ trường về nhà, rồi đi chợ, đều trở nên khó khăn hơn. Được cái tuyết rơi dày và corona khiến mình có nhiều thời gian để suy nghĩ hơn. Nghĩ lại thì thời điểm này cũng đánh dấu ngót nghét hơn 1 năm qua đại học Tohoku để học tập. Điều may mắn nhất có lẽ là, càng học mình càng thấy kinh tế học vô cùng thú vị. Tất nhiên, kiến thức nhiều hơn, lý thuyết trừu tượng và nhiều jargons hơn, việc nghiên cứu cũng đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng toán và lập trình hơn, nhưng có lẽ phải học đến mức này mới biết kinh tế học thật sự thú vị.
Nhật ký Sendai (P12): Hoa anh đào mùa Covid-19
Xin chào. Đại dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng tại Nhật Bản, nhất là các thành phố lớn như Tokyo và Osaka. Tuy vậy, ở những thành phố khác với mật độ và lượng dân số ít hơn như Sendai chẳng hạn, thì dịch bệnh vẫn chưa thật sự nguy cấp lắm. Vì vậy, khi mà dịch chưa thật sự hoành hành một cách mạnh mẽ thì mình đã tranh thủ đi dạo ngắm nghía hoa anh đào nở. Có cái thú vị là lẽ ra mùa hoa anh đào năm nay sẽ được hưởng ứng rất lớn, bởi vì nó là mùa hoa anh đào đầu tiên dưới Niên hiệu Reiwa, mà ai ai cũng muốn liên hoan to nhân dịp này. Tất nhiên, mùa dịch bệnh, cách ly xã hội thì người ta không đổ ra các công viên để ngắm hoa và ăn chơi nhảy múa dưới tán cây được, nhưng hoa thì vẫn cứ nở thôi.
Tổng hợp kinh nghiệm học ôn thi N3
Chỉ còn 2 ngày nữa là kì thi quan trọng nhất của chúng ta sẽ diễn ra, các bạn đã chuẩn bị đến đâu rồi? Sau đây, mình xin tổng hợp các bài đăng về quá trình học ôn thi của mình lên post này, nhằm giúp các bạn dễ tìm kiếm, và qua đó sẽ tự học hỏi, đúc kết được những gì cần thiết cho mình để bước vào phòng thi.
Nhật kí học thi N3 [Còn 6 tuần]
Vậy là đã hơn 2 tuần trôi qua kể từ bài nhật kí đầu tiên.
Tổng kết giai đoạn: 8/10 – 25/10 Tiếp tục đọc