Cách đây 2 hôm, tuyết bắt đầu rơi rất dày ở Sendai, khác hẳn với năm ngoái. Việc đi lại từ trường về nhà, rồi đi chợ, đều trở nên khó khăn hơn. Được cái tuyết rơi dày và corona khiến mình có nhiều thời gian để suy nghĩ hơn. Nghĩ lại thì thời điểm này cũng đánh dấu ngót nghét hơn 1 năm qua đại học Tohoku để học tập. Điều may mắn nhất có lẽ là, càng học mình càng thấy kinh tế học vô cùng thú vị. Tất nhiên, kiến thức nhiều hơn, lý thuyết trừu tượng và nhiều jargons hơn, việc nghiên cứu cũng đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng toán và lập trình hơn, nhưng có lẽ phải học đến mức này mới biết kinh tế học thật sự thú vị.
Blog và năm 2021
Mình bắt đầu viết về blog vào mùa thu 2014, thời điểm chuẩn bị cho kỳ thi tiếng Nhật tháng 12 năm đó. Ban đầu nó đơn thuần chỉ gồm những ghi chép vụn vặt về việc học tiếng Nhật, hay mấy bài viết thú vị về văn hoá Nhật Bản trên mạng thôi, chứ chưa có nhiều nội dung original lắm. Nhưng kể từ đó mình đã viết rất nhiều, dịch rất nhiều. Mặc dù chỉ là một dự án nhỏ của cá nhân, nhưng khi nhìn thấy nhiều người xem và cảm ơn, cũng thấy rất tự hào.
Kể từ khi tốt nghiệp FTU vào 2018, mình vừa làm nghiên cứu với cô giáo, vừa học để chuẩn bị thi chứng chỉ học cao học, lại vừa phải đi làm để tích vốn liếng cho việc học sau này, nên không có nhiều thời gian dành cho blog. Có lẽ vì không viết được mấy mà lượng views cũng giảm dần đi. Một phần là vậy, một phần là vì bản thân nghĩ rằng nội dung về Nhật Bản hay việc học tiếng Nhật mà mình cảm thấy thú vị đã bão hoà rồi. Có lẽ nên dành ra nhiều thời gian chăm chút cho cái gì đó quan trọng hơn.
Do vậy, sang năm 2021, Kiyoshi sẽ viết nhiều hơn về kinh tế học. Hồi mới học tiếng Nhật cũng vậy, học đến đâu viết ra đến đó, ghi chép, kể lại là cách rất hay để hệ thống lại và củng cố kiến thức. Kể từ sang năm, mình sẽ tập trung viết nhiều hơn về kinh tế, chủ yếu là tóm tắt lại những lý thuyết, kinh nghiệm thực chứng học được.
Kinh tế học có thể ví như một chiếc đồng hồ ấy. Học ở cử nhân xong sẽ cho bạn biết cách xem giờ (giống Mankiw’s Principle of Economics), một chút kiến thức về kỹ thuật, kiểu như nếu tôi văn, xoay núm này thì sẽ chỉnh được giờ chẳng hạn (giống Kinh tế lượng của Wooldrigde). Tuy nhiên, học cao hơn thì bạn sẽ có thể trở thành một thợ đồng hồ thực thụ. Bạn sẽ biết các bánh răng hoạt động như nào để tạo ra sự vận động của kim giờ, kim phút, kim giây như thế kia (giống như kiểu chứng minh IS-LM, đường cong Phillips), học cách tạo ra một chiếc đồng hồ thì cần những thành phần gì và lắp ghép như nào (hiện tại đều đi từ microfoundation: sử dụng mô hình đại diện rồi aggregate (gộp lại) để tạo thành nền kinh tế) và học cách sử dụng các dụng cụ để làm nên đồng hồ (kinh tế lượng thì dùng R, Python, linear algebra, kinh tế vĩ mô thì dùng Matlab, Dynare, hoặc tự code). Nói chung, sẽ có rất nhiều điều thú vị trên con đường học làm “thợ đồng hồ” này.
P/S: Với những ai mong muốn học cao học về kinh tế hoặc quản lý bằng tiếng Anh, hãy tham khảo chương trình mang tên GPEM dưới đây của trường Tohoku:
Link: https://www.econ.tohoku.ac.jp/english/page-gpem3.html
Deadline nộp hồ sơ cho kỳ nhập học tháng 10/2021 là tháng 3/2021.
Điểm cộng khi học tập tại đây:
+Là một trường quốc lập nên chất lượng đào tạo của Tohoku rất tốt, trong khi học phí lại rẻ (khoảng 50 man/năm). +Các thầy cô và staff đều nói được tiếng Anh, và rất quan tâm đến sinh viên (cả về mặt định hướng và chuyên môn). +Có nhiều cơ hội xin học bổng và miễn giảm học phí.
+Môi trường có nhiều sinh viên quốc tế.
và đặc biệt là…
Tuyết
Từ thời học đại học cho đến khi ra trường đi làm cũng hơn 2 năm, em luôn theo dõi page và những bài viết của anh ạ, thực sự rất bổ ích ạ. Merry Christmas and Happy New Year anh!!!
ThíchThích
Cảm ơn bạn/em nhiều nhé ❤
ThíchThích
Merry Christmas and Happy New year Kiyoshi! Mong năm mới sẽ được theo dõi nhiều bài viết chất lượng từ blog.
ThíchĐã thích bởi 1 người