Di sản của Shinzo Abe – Người đàn ông thay đổi nước Nhật

Di sản của Shinzo Abe – Người đàn ông thay đổi nước Nhật

Không ai dám nghĩ vụ việc ngày 8/7/2022 lại có thể xảy ra. Shinzo Abe là thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản, và ông đã có rất nhiều ảnh hướng tới đường lối của Nhật Bản, nhất là về mặt ngoại giao. Các chương trình thúc đẩy sinh viên quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế và ngoại giao, các chương trình về lao động nước ngoài, các chính sách tài khoá và tiền tệ đầy táo bạo, tất cả đều mang đậm dấu ấn của ông Abe. Cá nhân mình có ấn tượng rất tốt về Shinzo Abe vì chính sách tiền tệ trong triều đại của ông chính là bài khoá luận tốt nghiệp. Trước đó, mình cũng đã có một bài tiểu luận về Abenomics. Do đó, khi hay tin ông Abe bị bắn, mình đã rất sốc.

Để dành lời tri ân tới ngài Abe, xin phép tóm tắt loạt bài viết về những di sản mà ông để lại. Loạt bài viết này mình dịch từ Economist sau khi báo này dành ra nguyên 1 số để nói về những gì Shinzo Abe đã làm sau khi ông từ chức.

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 4/5) | Japan Inc. vs Trung Quốc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình

Tiếp tục đọc
Advertisement
Doraemon Thế giới khoa học

Doraemon Thế giới khoa học

Mình rất hân hạnh giới thiệu với các bạn bộ series Doraemon thế giới khoa học (5 cuốn) của NXB Kim Đồng. Trong đó thì mình (Trần Quang Thanh) có tham gia dịch 2 cuốn: Thế giới Robot Thế giới diệu kì (đồng dịch giả với anh Phạm Vũ Lộc).

Các bạn hãy tìm đọc và ủng hộ bộ sách này nhé!

Doraemon Thế giới Robot (tiki)

Doraemon Thế giới diệu kì (tiki)

Trọn bộ 5 cuốn (tiki)

Tiếp tục đọc
Bản chất mâu thuẫn giữa Hồi giáo Sunni và Shia hiện nay

Bản chất mâu thuẫn giữa Hồi giáo Sunni và Shia hiện nay

Thực tế trước khi xuất hiện cái gọi là ”mùa xuân Ả rập” nổi lên mạnh mẽ từ năm 2011, thì từ trước đó mâu thuẫn chính trị, sắc tộc, các cuộc chiến tranh và nội chiến đã xảy ra từ rất lâu ở các nước Trung Đông, đặc biệt là khoảng thời gian sau hai cuộc Thế chiến. Trên truyền hình, tivi, báo đài ta bắt gặp rất nhiều những cụm từ chỉ những người theo các tôn giáo khác nhau ở các nước Ả rập như người Sunni, Shia, người Kurd, người Druze, v.v… và hình ảnh họ giao tranh với nhau. Nổi bật trong những cuộc xung đột này là mâu thuẫn giữa những người theo dòng Sunni và những người theo dòng Shia. Bài viết dưới đây sẽ nói về nguyên nhân mâu thuẫn thủy tổ giữa hai nhánh Đạo hồi này và xem xét xem liệu những cuộc giao tranh hiện tại chỉ thuần túy mang màu sắc mâu thuẫn tôn giáo, hay có mặt sâu sắc hơn mầu sắc chính trị bên trong nó. Tiếp tục đọc

Dân số Nhật Bản: bùng nổ, bong bóng và suy thoái

Dân số Nhật Bản: bùng nổ, bong bóng và suy thoái

Đã lâu không đăng gì cho các bạn đọc. Hôm nay bất ngờ đọc được một bài báo rất thú vị viết về lịch sử dân số Nhật Bản, lý giải một phần cho tình trạng dân số già hiện nay. Tiếp tục đọc

Chính trị thời Mạc phủ Tokugawa

Chính trị thời Mạc phủ Tokugawa

Tokugawa là dòng họ Tướng quân (shogun) cuối cùng của Nhật Bản (kéo dài từ 1600 – 1868), trước khi bị phế truất bởi Thiên hoàng Minh Trị, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, mở đường cho nước Nhật hiện đại hóa và đi theo con đường “Tây hóa”. Thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa cũng là một trong những thời kỳ đỉnh cao và thịnh vượng bậc nhất của chế độ Mạc phủ – người đứng đầu quốc gia và có thực quyền là Tướng quân trong khi Hoàng đế chỉ là người tượng trưng, không có thực quyền. Điều này có được cũng là nhờ tài lãnh đạo và trị nước hiệu quả của gia tộc Tokugawa, mà nổi bật là tộc trưởng Tokugawa Ieyasu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ biết được sự hình thành thú vị của gia tộc Tokugawa, và những sự dàn xếp chính trị tài tình của các đời Tướng quân.

Tiếp tục đọc

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 6)

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 6)

Người dịch: Reiko

Hiệu đính: Kiyoshi

(tiếp theo kỳ trước, cậu học trò Toufuu – khách đến thăm, vừa kể xong cho ông chủ vụ ăn món Tochimenbou)

Cậu Toufuu uống hết chén trà, giờ đã nguội, với một ngụm nhanh gọn, rồi trịnh trọng nói “Thực ra thì hôm nay em đến là có việc muốn nhờ thầy.”

“Vậy sao? Thầy giúp gì được em?” Ông chủ cũng đáp lại bằng vẻ mặt trịnh trọng.

“Như thầy cũng biết, em cực kì yêu thích văn học và nghệ thuật…”

“Rất tốt,” ông chủ động viên.

“Một thời gian trước, em cùng với vài người bạn giống mình đã tập hợp lại và lập nên một nhóm đọc thơ. Ý tưởng là gặp nhau mỗi tháng một lần để tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực này. Thực ra cuối năm rồi chúng em cũng vừa mới gặp nhau.” Tiếp tục đọc

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 5)

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 5)

Người dịch: Reiko

Hiệu đính: Kiyoshi

Về tới nhà, từ trong zashiki (phòng truyền thống kiểu Nhật trải chiếu tatami), tôi nghe thấy tiếng cười từ ông chủ, sảng khoái lạ lùng, rạng rỡ như mùa xuân. Tò mò lý do, tôi nhảy phốc lên hàng hiên, nhẹ nhàng thả bước đến ngồi cạnh ông chủ, và rồi nhận ra một vị khách lạ mặt.

Tóc tai chải gọn gàng, anh ta mặc một chiếc áo montsuki haori làm bằng cotton, cùng với hakama bằng vải kokura, nom thật ra dáng một anh chàng sinh viên cực kì cực kì nghiêm túc. Nằm cạnh lò sưởi tay của ông chủ tôi, ngay kế bên cái gạt tàn sơn mài, có một tấm danh thiếp ghi mấy dòng sau “Xin được trân trọng giới thiệu cậu Ochi Toufuu. Kí tên: Mizushima Kangetsu”.

Tiếp tục đọc
“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 4)

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 4)

(Link tổng hợp)

tiếp theo kì trước ( Chương 2 – part 3)


CHƯƠNG 2 – QUYỂN I (part 4) 

Người dịch: Reiko

(Ở kì trước tôi đang có một cuộc trò chuyện rất thú vị với Mike – một nàng mèo xinh đẹp, hay gọi tôi là “Thầy” (vì chủ tôi là ông giáo), còn bà chủ của cô là một nghệ sĩ đàn hạc hai dây. Sau khi trải qua sự vụ bánh gạo không mấy tốt đẹp, tôi tìm đến Mike để trò chuyện, lấy lại tinh thần…)

___

Khi tiếng đàn hạc hai dây đột nhiên ngừng lại, chợt vọng ra ngoài tiếng bà chủ đằng sau cánh cửa trượt, “Mike, Mike, bữa trưa sẵn sàng rồi này !” Nghe thấy thế nhìn Mike vui vẻ hẳn lên.

“Ôi, bà chủ đang gọi rồi, em phải về nhà đây. Thầy thứ lỗi cho em nhé?”

Dù mình có nói không thì cũng không thể giữ cô ấy lại lâu hơn được, tôi nghĩ.  Tiếp tục đọc

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 3)

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 3)

(Link tổng hợp)

tiếp theo kì trước ( Chương 2 – part 2)


CHƯƠNG 2 – QUYỂN I (part 3) 

Người dịch: Reiko

(ở Kì trước, tôi ăn vụng bánh gạo và để nó dính vào răng, không tài nào gỡ ra được. Các thành viên trong gia đình ông chủ nhìn thấy tôi trong bộ dạng khổ sở để gỡ miếng bánh ra đã được một tràng cười lớn. Cuối cùng bà giúp việc O-san cũng giúp tôi giằng miếng bánh ra khỏi miệng, đau điếng, nhưng sau đó là sự thoải mái và tự do sau khi thoát ra được khỏi “con quỷ bánh gạo”…)

___

Với việc tự biến mình thành trò cười, tôi cảm thấy rất khó chịu khi nghe những lời chỉ trích châm chọc thù hằn của O-san. Việc đó sẽ làm tôi điên đầu mất. Để ổn định lại tinh thần, tôi quyết định đi thăm Mike. Tôi rời nhà bếp và đi xuyên qua sân sau đến nhà người dạy đàn hạc hai dây. Tiếp tục đọc

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 2)

“Tôi là mèo” – Chương 2 (part 2)

(Link tổng hợp)

tiếp theo kì trước ( Chương 2 – part 1) Tiếp tục đọc

Tất tần tật về Thần đạo (Shinto)

Tất tần tật về Thần đạo (Shinto)

Thần đạo, hay Shinto là một tôn giáo, tín ngưỡng thuần Nhật, lịch sử hình thành và phát triển của Thần đạo cũng chính là lịch sử của đất nước Nhật Bản. Ra đời từ rất lâu và luôn luôn song hành cùng người dân Nhật Bản, cũng dễ hiểu vì sao nền văn hóa truyền thống, thẩm mỹ cũng như những nét văn hóa tính cách của người Nhật được định hình một phần lớn nhờ tôn giáo này. Dưới đây là 12 phần của loạt bài viết về Thần đạo mà mình dịch dựa vào cuốn “World Religions: Shinto” của tác giả Paula R.Hartz  kết hợp với những tìm hiểu qua Wiki và Google, hi vọng có thể đem đến cho mọi người những hiểu biết đầy đủ nhất về Thần đạo của Nhật Bản.

—– Tiếp tục đọc

Thần đạo Shinto (P12) : Một số ngôi đền nổi tiếng

Thần đạo Shinto (P12) : Một số ngôi đền nổi tiếng

Dưới đây là bài giới thiệu về một số ngôi đền linh thiêng và nổi tiếng nhất Nhật Bản. Tiếp tục đọc

Thần đạo Shinto (P11): Kiến trúc đền

Thần đạo Shinto (P11): Kiến trúc đền

Một nét độc đáo của Thần đạo đó là kiến trúc của các đền thờ, một nét kiến trúc độc đáo chỉ có thể được tìm thấy ở Nhật Bản. Những đặc điểm kiến trúc không những là điểm thu hút khách du lịch đến thăm, thu hút các nhiếp ảnh gia mà còn trở thành biểu tượng cho văn hóa Nhật Bản. Tiếp tục đọc

Thần đạo Shinto (P10): Thần đạo trong đời sống người Nhật

Thần đạo Shinto (P10): Thần đạo trong đời sống người Nhật

Giống như bao tôn giáo khác, Thần đạo cũng có mặt và là một nhân tố quan trọng trong những sự kiện quan trọng của đời một con người: sinh ra, trưởng thành, kết hôn và chết đi. Tiếp tục đọc

Thần đạo Shinto (P9): Nghi lễ ngày Tết

Thần đạo Shinto (P9): Nghi lễ ngày Tết

Lễ hội và ăn mừng là một phần không thể thiếu của Thần đạo. Mỗi ngôi đền đều có lịch/ mùa lễ hội riêng trong năm. Các lễ hội này thường rơi trùng vào các ngày nghỉ lễ lớn và diễn ra quanh năm, còn gọi là nenju gyoji (年中行事). Các lễ hội tại Nhật Bản được gọi là matsuri (祭り), mặc dù có nguồn gốc tôn giáo tuy nhiên ngày nay các lễ hội hầu hết đều mất đi tính tôn giáo, matsuri đơn giản chỉ là lễ hội, với ý nghĩa là vui vẻ, mọi người ra đường và hòa mình vào các hoạt động tập thể.

Tiếp tục đọc