Di sản của Shinzo Abe – Người đàn ông thay đổi nước Nhật

Di sản của Shinzo Abe – Người đàn ông thay đổi nước Nhật

Không ai dám nghĩ vụ việc ngày 8/7/2022 lại có thể xảy ra. Shinzo Abe là thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản, và ông đã có rất nhiều ảnh hướng tới đường lối của Nhật Bản, nhất là về mặt ngoại giao. Các chương trình thúc đẩy sinh viên quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế và ngoại giao, các chương trình về lao động nước ngoài, các chính sách tài khoá và tiền tệ đầy táo bạo, tất cả đều mang đậm dấu ấn của ông Abe. Cá nhân mình có ấn tượng rất tốt về Shinzo Abe vì chính sách tiền tệ trong triều đại của ông chính là bài khoá luận tốt nghiệp. Trước đó, mình cũng đã có một bài tiểu luận về Abenomics. Do đó, khi hay tin ông Abe bị bắn, mình đã rất sốc.

Để dành lời tri ân tới ngài Abe, xin phép tóm tắt loạt bài viết về những di sản mà ông để lại. Loạt bài viết này mình dịch từ Economist sau khi báo này dành ra nguyên 1 số để nói về những gì Shinzo Abe đã làm sau khi ông từ chức.

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 4/5) | Japan Inc. vs Trung Quốc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình

Tiếp tục đọc
Advertisement
Nhật ký Sendai (P17): Ở nhà cách ly đã có Civilization VI

Nhật ký Sendai (P17): Ở nhà cách ly đã có Civilization VI

Mùa hè tại Sendai năm nay rất kỳ lạ. Tất cả mọi thứ kết hợp lại nhằm buộc bản phải ở nhà. Sau Olympics, Covid đã lan mạnh hơn tại đây, rồi thì nghỉ hè, rồi thì những trận mưa đã kéo dài suốt hai tuần nay (và dự kiến sẽ tiếp tục trong nhiều ngày tới). Trong thời gian này, may mắn làm sao, các loại game liên tục giảm giá, và mình đã quyết định mua Civilization VI về chơi với cái giá rẻ bất ngờ. Mặc dù không liên quan đến những chủ đề quen thuộc như mọi khi, nhưng quả thực, đây là một tựa game tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Trong mùa dịch thế này, đây là tựa game vừa mang tính giải trí, đồng thời cũng mang tính giáo dục rất cao.

Tiếp tục đọc
Bản chất mâu thuẫn giữa Hồi giáo Sunni và Shia hiện nay

Bản chất mâu thuẫn giữa Hồi giáo Sunni và Shia hiện nay

Thực tế trước khi xuất hiện cái gọi là ”mùa xuân Ả rập” nổi lên mạnh mẽ từ năm 2011, thì từ trước đó mâu thuẫn chính trị, sắc tộc, các cuộc chiến tranh và nội chiến đã xảy ra từ rất lâu ở các nước Trung Đông, đặc biệt là khoảng thời gian sau hai cuộc Thế chiến. Trên truyền hình, tivi, báo đài ta bắt gặp rất nhiều những cụm từ chỉ những người theo các tôn giáo khác nhau ở các nước Ả rập như người Sunni, Shia, người Kurd, người Druze, v.v… và hình ảnh họ giao tranh với nhau. Nổi bật trong những cuộc xung đột này là mâu thuẫn giữa những người theo dòng Sunni và những người theo dòng Shia. Bài viết dưới đây sẽ nói về nguyên nhân mâu thuẫn thủy tổ giữa hai nhánh Đạo hồi này và xem xét xem liệu những cuộc giao tranh hiện tại chỉ thuần túy mang màu sắc mâu thuẫn tôn giáo, hay có mặt sâu sắc hơn mầu sắc chính trị bên trong nó. Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Bài viết cuối cùng này được dành để nói về thân thế, sự nghiệp và gia đình của ông Shinzo Abe. (theo cuốn The Iconoclast của Tobias Harris, một nhà quan sát và phê bình chính trị lâu năm tại Nhật Bản. Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 4/5) | Japan Inc. vs Trung Quốc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 4/5) | Japan Inc. vs Trung Quốc

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Japan Inc., là một thuật ngữ dành riêng cho Nhật Bản, xuất hiện vào khoảng cuối những thập niên 60, khi mà Nhật Bản phát triển thần tốc. Đặc điểm của kinh tế Nhật Bản thời bấy giờ là tư bản chủ nghĩa, thị trường tự do nhưng có sự tập trung và chỉ đạo một cách chủ động từ chính phủ và ngân hàng trung ương. Văn hóa doanh nghiệp cũng hình thành rõ nét nhờ vào giai đoạn này. Với những đặc điểm như vậy, cả nước Nhật giống như một tập đoàn khổng lồ, và thuật ngữ Japan Inc., ra đời từ đó. Trong bài viết này, tờ Economist sẽ cho chúng ta biết những thách thức mà Japan Inc., đang gặp phải trước sự lớn mạnh của “China Inc.”

Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Thế giới học được những gì từ Abenomics?

Sự thành công một cách đầy bất thường của Abenomics là một bài học về xây dựng thương hiệu chính trị (political branding). Khi ông Shinzo Abe trở lại nắm quyền thủ tướng Nhật Bản vào tháng 12/2012, ông nói rằng ông sẽ hồi sinh lại nền kinh tế thông qua 3 “mũi tên”. Mũi tên thứ nhất là nới lỏng chính sách tiền tệ, nhằm ngăn chặn giảm phát. Mũi tên thứ hai là chính sách tài khóa linh hoạt, nhằm hạn chế nợ công mà không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Mũi tên thứ ba là tiến hành các cải cách cơ cấu, nhằm phục hồi năng suất lao động và nâng cao tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi chính phủ có phần “nản” vì 3 mục tiêu này, nhưng hình ảnh và tác động mà nó mang lại vẫn còn rất sống động.

Tài “bắn cung” của ông Abe, không những thế đã kích thích sự quan tâm sâu sắc ở những nơi khác. Xét cho cùng, các nền kinh tế già cỗi khác trông cũng không khác Nhật Bản là bao. Dân số già tăng nhanh, tăng trưởng kinh tế chậm, nợ công cao, lạm phát thấp bất chấp lãi suất đã ở rất thấp. “Vâng chúng ta bây giờ đều là người Nhật hết.”, ông Jacob Funk Kirkegaard, chuyên gia người Mỹ của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã kết luận như vậy hồi năm ngoái. Tình trạng này đã diễn ra thậm chí trước cả khi đại dịch covid-19 làm cho nó ngày càng trầm trọng thêm với sự gia tăng của nợ nần, giảm phát và sự tuyệt vọng. Sau 8 năm, bây giờ ông Abe đã chính thức rời nhiệm sở, chúng ta có thể rút ra được những bài học gì? Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Khi còn là một cậu bé, Shinzo Abe đã có ước muốn trở thành một nhà làm phim. Tuy nhiên, với tư cách là cháu nội của một Thủ tướng và là con trai của một Bộ trưởng Ngoại giao, truyền thống gia đình đã dẫn cậu bé Shinzo Abe đi theo một con đường khác. Và khi đã trở thành một chính trị gia, ông mang trong mình khát vọng thay đổi “kịch bản” của Nhật Bản. Sau khi nhậm chức Thủ tướng lần thứ hai vào năm 2012, ông đã nói như thế này: “Có một thứ duy nhất mà Nhật Bản cần vào lúc này, đó là sự tự tin – cái khả năng mà chúng ta có thể hướng trực diện về phía mặt trời, giống như những bông hoa hướng dương nở rộ vào mùa hè”.

Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Vào ngày 28/08/2020, Thủ tướng Abe chính thức tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe. Tính đến thời điểm tuyên bố, ông đã có hơn 2800 ngày liên tục nắm giữ ghế thủ tướng, vượt qua các kỷ lục đã được thiết lập trước đó. Ông cũng là người có tổng số ngày giữ ghế thủ tướng lâu nhất Nhật Bản (3179 ngày) và có lẽ phải rất rất lâu nữa người ta mới được chứng kiến kỷ lục này bị xô đổ. Hãy cùng nhìn lại những gì mà ông đã làm được và những di sản mà ông để lại qua gần 3 nhiệm kỳ của mình.

Tiếp tục đọc

Chính trị thời Mạc phủ Tokugawa

Chính trị thời Mạc phủ Tokugawa

Tokugawa là dòng họ Tướng quân (shogun) cuối cùng của Nhật Bản (kéo dài từ 1600 – 1868), trước khi bị phế truất bởi Thiên hoàng Minh Trị, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, mở đường cho nước Nhật hiện đại hóa và đi theo con đường “Tây hóa”. Thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa cũng là một trong những thời kỳ đỉnh cao và thịnh vượng bậc nhất của chế độ Mạc phủ – người đứng đầu quốc gia và có thực quyền là Tướng quân trong khi Hoàng đế chỉ là người tượng trưng, không có thực quyền. Điều này có được cũng là nhờ tài lãnh đạo và trị nước hiệu quả của gia tộc Tokugawa, mà nổi bật là tộc trưởng Tokugawa Ieyasu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ biết được sự hình thành thú vị của gia tộc Tokugawa, và những sự dàn xếp chính trị tài tình của các đời Tướng quân.

Tiếp tục đọc

Ngày hiến pháp Nhật Bản (3 tháng 5)

Ngày hiến pháp Nhật Bản (3 tháng 5)

Ngày mùng 3 tháng 5 hằng năm được gọi là Ngày kỉ niệm ra đời Hiến pháp Nhật Bản hiện đại (憲法記念日 Kenpō Kinenbi), hay gọi tắt là Ngày Hiến pháp Nhật Bản. Vào ngày này cách đây 68 năm (3/5/1947), hiến pháp của nước Nhật Bản được soạn thảo bởi tướng McArthur đã được ban hành sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, chấm dứt thời kì chế độ quân chủ ở Nhật Bản, đưa Nhật Bản đi theo thể chế Dân chủ Tam quyền phân lập giống như Hoa Kì. Điều luật số 9 trong bản Hiến pháp này cũng đã ngăn cản Nhật Bản có những hành động tiến hành chiến tranh trong tương lai.

Tiếp tục đọc

Thủ tướng Nhật Bản quyết định giải tán Hạ viện

Thủ tướng Nhật Bản quyết định giải tán Hạ viện

Chính phủ Nhật Bản chính thức giải tán Hạ viện vào lúc 1h chiều (theo giờ Nhật Bản) ngày 21/11/2014, và dự kiến cuộc bầu cử Hạ viện sẽ diễn ra từ ngày 2/12 đến ngày 14/12/2014. Như vậy, Hạ viện được bầu ra vào cuối tháng 12 năm 2012 mới đi được nửa chặng đường trong nhiệm kỳ đến năm 2016. Tiếp tục đọc