Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Bài viết cuối cùng này được dành để nói về thân thế, sự nghiệp và gia đình của ông Shinzo Abe. (theo cuốn The Iconoclast của Tobias Harris, một nhà quan sát và phê bình chính trị lâu năm tại Nhật Bản. Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Thế giới học được những gì từ Abenomics?

Sự thành công một cách đầy bất thường của Abenomics là một bài học về xây dựng thương hiệu chính trị (political branding). Khi ông Shinzo Abe trở lại nắm quyền thủ tướng Nhật Bản vào tháng 12/2012, ông nói rằng ông sẽ hồi sinh lại nền kinh tế thông qua 3 “mũi tên”. Mũi tên thứ nhất là nới lỏng chính sách tiền tệ, nhằm ngăn chặn giảm phát. Mũi tên thứ hai là chính sách tài khóa linh hoạt, nhằm hạn chế nợ công mà không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Mũi tên thứ ba là tiến hành các cải cách cơ cấu, nhằm phục hồi năng suất lao động và nâng cao tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi chính phủ có phần “nản” vì 3 mục tiêu này, nhưng hình ảnh và tác động mà nó mang lại vẫn còn rất sống động.

Tài “bắn cung” của ông Abe, không những thế đã kích thích sự quan tâm sâu sắc ở những nơi khác. Xét cho cùng, các nền kinh tế già cỗi khác trông cũng không khác Nhật Bản là bao. Dân số già tăng nhanh, tăng trưởng kinh tế chậm, nợ công cao, lạm phát thấp bất chấp lãi suất đã ở rất thấp. “Vâng chúng ta bây giờ đều là người Nhật hết.”, ông Jacob Funk Kirkegaard, chuyên gia người Mỹ của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã kết luận như vậy hồi năm ngoái. Tình trạng này đã diễn ra thậm chí trước cả khi đại dịch covid-19 làm cho nó ngày càng trầm trọng thêm với sự gia tăng của nợ nần, giảm phát và sự tuyệt vọng. Sau 8 năm, bây giờ ông Abe đã chính thức rời nhiệm sở, chúng ta có thể rút ra được những bài học gì? Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Khi còn là một cậu bé, Shinzo Abe đã có ước muốn trở thành một nhà làm phim. Tuy nhiên, với tư cách là cháu nội của một Thủ tướng và là con trai của một Bộ trưởng Ngoại giao, truyền thống gia đình đã dẫn cậu bé Shinzo Abe đi theo một con đường khác. Và khi đã trở thành một chính trị gia, ông mang trong mình khát vọng thay đổi “kịch bản” của Nhật Bản. Sau khi nhậm chức Thủ tướng lần thứ hai vào năm 2012, ông đã nói như thế này: “Có một thứ duy nhất mà Nhật Bản cần vào lúc này, đó là sự tự tin – cái khả năng mà chúng ta có thể hướng trực diện về phía mặt trời, giống như những bông hoa hướng dương nở rộ vào mùa hè”.

Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Vào ngày 28/08/2020, Thủ tướng Abe chính thức tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe. Tính đến thời điểm tuyên bố, ông đã có hơn 2800 ngày liên tục nắm giữ ghế thủ tướng, vượt qua các kỷ lục đã được thiết lập trước đó. Ông cũng là người có tổng số ngày giữ ghế thủ tướng lâu nhất Nhật Bản (3179 ngày) và có lẽ phải rất rất lâu nữa người ta mới được chứng kiến kỷ lục này bị xô đổ. Hãy cùng nhìn lại những gì mà ông đã làm được và những di sản mà ông để lại qua gần 3 nhiệm kỳ của mình.

Tiếp tục đọc