Nhật ký Sendai (P17): Ở nhà cách ly đã có Civilization VI

Nhật ký Sendai (P17): Ở nhà cách ly đã có Civilization VI

Mùa hè tại Sendai năm nay rất kỳ lạ. Tất cả mọi thứ kết hợp lại nhằm buộc bản phải ở nhà. Sau Olympics, Covid đã lan mạnh hơn tại đây, rồi thì nghỉ hè, rồi thì những trận mưa đã kéo dài suốt hai tuần nay (và dự kiến sẽ tiếp tục trong nhiều ngày tới). Trong thời gian này, may mắn làm sao, các loại game liên tục giảm giá, và mình đã quyết định mua Civilization VI về chơi với cái giá rẻ bất ngờ. Mặc dù không liên quan đến những chủ đề quen thuộc như mọi khi, nhưng quả thực, đây là một tựa game tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Trong mùa dịch thế này, đây là tựa game vừa mang tính giải trí, đồng thời cũng mang tính giáo dục rất cao.

Tiếp tục đọc
Advertisement
Nhật  báo Vienna 2021/07/15

Nhật báo Vienna 2021/07/15

Điểm lại một số bài báo nổi bật về kinh tế trên không gian mạng trong ngày.

Mình nghĩ những bài viết này khá bổ ích trong việc học tập cách phân tích dữ liệu kinh tế.

Tiếp tục đọc
Nhật báo Vienna 2021/07/07

Nhật báo Vienna 2021/07/07

Điểm lại một số bài blog posts nổi bật về kinh tế trên không gian mạng trong ngày.

Tiếp tục đọc
Nhật báo Vienna 2021/07/02

Nhật báo Vienna 2021/07/02

Điểm lại một số bài blog posts nổi bật về kinh tế trên không gian mạng trong ngày.

Tiếp tục đọc
Nhật ký Sendai (P13): Tuyết và dự định của blog cho năm mới

Nhật ký Sendai (P13): Tuyết và dự định của blog cho năm mới

Cách đây 2 hôm, tuyết bắt đầu rơi rất dày ở Sendai, khác hẳn với năm ngoái. Việc đi lại từ trường về nhà, rồi đi chợ, đều trở nên khó khăn hơn. Được cái tuyết rơi dày và corona khiến mình có nhiều thời gian để suy nghĩ hơn. Nghĩ lại thì thời điểm này cũng đánh dấu ngót nghét hơn 1 năm qua đại học Tohoku để học tập. Điều may mắn nhất có lẽ là, càng học mình càng thấy kinh tế học vô cùng thú vị. Tất nhiên, kiến thức nhiều hơn, lý thuyết trừu tượng và nhiều jargons hơn, việc nghiên cứu cũng đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng toán và lập trình hơn, nhưng có lẽ phải học đến mức này mới biết kinh tế học thật sự thú vị.

Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Bài viết cuối cùng này được dành để nói về thân thế, sự nghiệp và gia đình của ông Shinzo Abe. (theo cuốn The Iconoclast của Tobias Harris, một nhà quan sát và phê bình chính trị lâu năm tại Nhật Bản. Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 4/5) | Japan Inc. vs Trung Quốc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 4/5) | Japan Inc. vs Trung Quốc

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Japan Inc., là một thuật ngữ dành riêng cho Nhật Bản, xuất hiện vào khoảng cuối những thập niên 60, khi mà Nhật Bản phát triển thần tốc. Đặc điểm của kinh tế Nhật Bản thời bấy giờ là tư bản chủ nghĩa, thị trường tự do nhưng có sự tập trung và chỉ đạo một cách chủ động từ chính phủ và ngân hàng trung ương. Văn hóa doanh nghiệp cũng hình thành rõ nét nhờ vào giai đoạn này. Với những đặc điểm như vậy, cả nước Nhật giống như một tập đoàn khổng lồ, và thuật ngữ Japan Inc., ra đời từ đó. Trong bài viết này, tờ Economist sẽ cho chúng ta biết những thách thức mà Japan Inc., đang gặp phải trước sự lớn mạnh của “China Inc.”

Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Thế giới học được những gì từ Abenomics?

Sự thành công một cách đầy bất thường của Abenomics là một bài học về xây dựng thương hiệu chính trị (political branding). Khi ông Shinzo Abe trở lại nắm quyền thủ tướng Nhật Bản vào tháng 12/2012, ông nói rằng ông sẽ hồi sinh lại nền kinh tế thông qua 3 “mũi tên”. Mũi tên thứ nhất là nới lỏng chính sách tiền tệ, nhằm ngăn chặn giảm phát. Mũi tên thứ hai là chính sách tài khóa linh hoạt, nhằm hạn chế nợ công mà không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Mũi tên thứ ba là tiến hành các cải cách cơ cấu, nhằm phục hồi năng suất lao động và nâng cao tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi chính phủ có phần “nản” vì 3 mục tiêu này, nhưng hình ảnh và tác động mà nó mang lại vẫn còn rất sống động.

Tài “bắn cung” của ông Abe, không những thế đã kích thích sự quan tâm sâu sắc ở những nơi khác. Xét cho cùng, các nền kinh tế già cỗi khác trông cũng không khác Nhật Bản là bao. Dân số già tăng nhanh, tăng trưởng kinh tế chậm, nợ công cao, lạm phát thấp bất chấp lãi suất đã ở rất thấp. “Vâng chúng ta bây giờ đều là người Nhật hết.”, ông Jacob Funk Kirkegaard, chuyên gia người Mỹ của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã kết luận như vậy hồi năm ngoái. Tình trạng này đã diễn ra thậm chí trước cả khi đại dịch covid-19 làm cho nó ngày càng trầm trọng thêm với sự gia tăng của nợ nần, giảm phát và sự tuyệt vọng. Sau 8 năm, bây giờ ông Abe đã chính thức rời nhiệm sở, chúng ta có thể rút ra được những bài học gì? Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Khi còn là một cậu bé, Shinzo Abe đã có ước muốn trở thành một nhà làm phim. Tuy nhiên, với tư cách là cháu nội của một Thủ tướng và là con trai của một Bộ trưởng Ngoại giao, truyền thống gia đình đã dẫn cậu bé Shinzo Abe đi theo một con đường khác. Và khi đã trở thành một chính trị gia, ông mang trong mình khát vọng thay đổi “kịch bản” của Nhật Bản. Sau khi nhậm chức Thủ tướng lần thứ hai vào năm 2012, ông đã nói như thế này: “Có một thứ duy nhất mà Nhật Bản cần vào lúc này, đó là sự tự tin – cái khả năng mà chúng ta có thể hướng trực diện về phía mặt trời, giống như những bông hoa hướng dương nở rộ vào mùa hè”.

Tiếp tục đọc

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm

Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm

<Tờ Economist September 5 – 11ᵀᴴ 2020 đã có nhiều bài viết (5 bài) dành để nói về thủ tưởng Shinzo Abe và những câu chuyện về cuộc đời và di sản mà ông để lại sau khi ông tuyên bố từ chức thủ tướng Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa rồi. Loạt bài này xin phép dịch lại nội dung của những bài viết trên cho những độc giả quan tâm tại Việt Nam.>

Vào ngày 28/08/2020, Thủ tướng Abe chính thức tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe. Tính đến thời điểm tuyên bố, ông đã có hơn 2800 ngày liên tục nắm giữ ghế thủ tướng, vượt qua các kỷ lục đã được thiết lập trước đó. Ông cũng là người có tổng số ngày giữ ghế thủ tướng lâu nhất Nhật Bản (3179 ngày) và có lẽ phải rất rất lâu nữa người ta mới được chứng kiến kỷ lục này bị xô đổ. Hãy cùng nhìn lại những gì mà ông đã làm được và những di sản mà ông để lại qua gần 3 nhiệm kỳ của mình.

Tiếp tục đọc

Nhật ký Sendai (P11): Chào mừng đến với trường Tohoku

Nhật ký Sendai (P11): Chào mừng đến với trường Tohoku

Đã 3 năm kể từ bài viết Nhật ký Sendai cuối cùng, nhiều sự kiện đã xảy ra trong 3 năm đó và bây giờ mình lại đang có mặt tại Nhật Bản (một lần nữa). Kiyoshi sẽ tiếp tục học tập tại Nhật Bản trong vòng 2 năm tới cũng tại trường Đại học Tohoku, nhưng không phải dưới tư cách học sinh trao đổi như cách đây 4 năm mà sang học lấy bằng Thạc sĩ (cũng như thực hiện đề tài nghiên cứu liên quan đến Nhật Bản). Như các bạn đã biết thì mùa lá đỏ đã về, hãy cùng dạo quanh một vòng các campus khác nhau của trường Tohoku để xem phong cảnh đã thay đổi như thế nào nhé.

Tiếp tục đọc

Kinh tế Nhật Bản tháng 11 năm 2014 : tiếp tục suy thoái

Kinh tế Nhật Bản tháng 11 năm 2014 : tiếp tục suy thoái

Theo số liệu công bố vào ngày 17 – 11 của chính phủ Nhật Bản, GDP quý 3/2014 của nước này suy giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, do các công ty cắt giảm hàng tồn kho và chi tiêu đầu tư. Trong khi đó, giới phân tích dự báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi nhẹ sau khi giảm mạnh trong quý trước đó. Vì vậy, họ rất ngạc nhiên khi nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục sụt giảm một lần nữa. Trước đó trong quý 2/2014, kinh tế Nhật Bản cũng đã giảm 7,3% – mức giảm cao nhất kể từ thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011. GDP suy giảm hai quý liên tiếp đồng nghĩa với việc nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái kỹ thuật Tiếp tục đọc

Hiệu quả của Abenomics ?

Hiệu quả của Abenomics ?

Hiệu quả của Abenomics được đặt ra dưới 2 câu hỏi :

  1. Abenomics có đảm bảo cho sự tăng trưởng của Nhật Bản trong ngắn hạn ?
  2. Liệu Abenomics có đảm bảo sự vững mạnh cho nền kinh tế trong dài hạn không ?

Và sau một thời gian, ta đã có được một số đánh giá tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản sau một thời gian tiến hành Abenomics. Tiếp tục đọc

3 mũi tên Abenomics

3 mũi tên Abenomics

Nếu là một người hay theo dõi thời sự từ Nhật Bản, bạn có thể đã nghe nói đến nhiều về cụm từ “Abenomics”. Abe là tên thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và nomics đại diện cho những chính sách kinh tế xã hội của Nhật Bản dưới thời của ông (Cách đặt tên tương tự như Reaganomics – chính sách kinh tế của Ronald Reagan, tổng thống thứ 40 của Hoa Kì ). Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cơ bản những gì Abenomics hướng đến.
Tiếp tục đọc