Hiệu quả của Abenomics ?

Hiệu quả của Abenomics được đặt ra dưới 2 câu hỏi :

  1. Abenomics có đảm bảo cho sự tăng trưởng của Nhật Bản trong ngắn hạn ?
  2. Liệu Abenomics có đảm bảo sự vững mạnh cho nền kinh tế trong dài hạn không ?

Và sau một thời gian, ta đã có được một số đánh giá tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản sau một thời gian tiến hành Abenomics.

Tăng trưởng

Chính phủ nói rằng: Tổng cộng từ Quý 3 năm 2012 đến Quý 1 năm 2014, GDP đã tăng 4.2%

growth-chart

Tuy nhiên!

Nhật Bản vừa có sự sụt giảm ở trong Quý 2 năm 2014 và tiếp tục giảm 1.8 % ở Quý tiếp theo. Sự sụt giảm này còn tồi tệ hơn những gì vụ động đất năm 2011 gây ra.

Chính phủ đã ” khôn lỏi ” khi giới hạn dữ liệu đến Q1 2014. Sự sụt giảm mạnh mẽ từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay được cho là do tác động của việc tăng thuế tiêu thụ vào tháng 4. Do nhiều người dành tiền để mua đồ giá trị lớn trước đợt tăng thuế nên sau khi chính sách tăng thuế được áp dụng, chi tiêu lại sụt giảm vào Q2.

Vấn đề là không biết đà chi tiêu có tăng trở lại từ giờ đến cuối năm hay không, hay nó sẽ tiếp tục đi xuống. Tuy nhiên, Chính phủ và Ngân hàng TW lại có cái nhìn lạc quan, rằng đã có nhiều dấu hiệu của sự phục hồi. Tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng chi tiêu sẽ tiếp tục đình trệ do thuế tăng.

Những hệ quả tiếp theo từ thuế tăng là gì? Liệu tăng trưởng có phục hồi ?

Lạm phát

japanese-signs-at-store

Lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả chung, trong khi giảm phát là tình trạng ngược lại.

Giảm phát từ lâu đã là một điều nhức nhối tại Nhật Bản từ năm những năm 1990. Abenomics đã làm nền kinh tế lạm phát được bao nhiêu ? Cần nhớ rằng mục tiêu lạm phát chính thức được đưa ra là 2%.

Hãy nhìn vào hình sau:

japan-inflation-cpi

Thoạt nhìn, có vẻ như Nhật Bản đã giải quyết được giảm phát, với những ghi nhận về lạm phát từ khoảng tháng 6/2013 và có một bước nhảy vọt vào tháng 4/2014. Trên ” giấy” mọi thứ trông có vẻ rất tươi sáng.

Có 2 lí do, dễ nhận thấy nhất chính là sự tăng thuế từ tháng 4/2014, và nhờ đó mới có bước nhảy vọt trong chỉ số lạm phát. Tuy nhiên nếu nhìn về dài hạn, chỉ số lạm phát này có thể chững lại và giảm dần khi mà người dân lại bắt đầu chi tiêu ít đi.

Điều thứ 2 là chỉ số lạm phát này có một lượng lớn là nhờ giá điện và giá nhiên liệu tăng do đồng Yên yếu. Nếu như ta bỏ đi sự tăng giá nhiên liệu và thuế ra khỏi tính toán thì chỉ số lạm phát thậm chí còn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 2%. Điều đó thể hiện lạm phát do chi tiêu mua sắm vẫn còn rất yếu.

Lạm phát của Nhật Bản có được duy trì và có thể đạt mức 2% sau năm 2014 ?

Việc làm

Japanese-salarymen-and-women

Vấn đề việc làm tại Nhật Bản khá phức tạp. Trong khi các nước trên thế giới phải đau đầu vì tỉ lệ thất nghiệp cao, Nhật Bản lại có mức thất nghiệp rất dễ chịu ở mức 3.8%. Hiện này, với những ai đang tìm việc làm thì có đến trung bình 1.09 việc làm sẵn có đang chờ họ. Điều này có lẽ là ước mơ của những nước như Mỹ hay EU.

Nhưng vấn đề với việc làm ở Nhật lại nằm ở hình thức việc làm. Theo Chính phủ thì hiên nay 1/3 lao động Nhật Bản là “lao động không chính thức” (việc làm part-time, hợp đồng ngắn hạn,…). Mặc dù cái này là chính đáng trong một số trường hợp (như một bà nội trợ làm bán thời gian tại một siêu thị gần nhà để kiếm thêm thu nhập), nhưng vấn đề là trong số đó có một số lượng lớn người trẻ tuổi đáng ra có thể có một công việc chính thức, ổn định. Dù sao thì những công việc không chính thức hầu như đều được trả lương thấp hơn và không được hưởng các phúc lợi xã hội như đối với những công việc chính thức, và tương lai của công việc cũng không được đảm bảo.

0000050862

Thống kê số người lao động qua các độ tuổi theo các năm

1

tỉ lệ việc làm với màu vàng là những việc không chính thức và xanh lá cây là những việc làm chính thức

Chúng ta cũng nghe nói đến việc Nhật Bản có nhiều quy định lao động khiến người lao động rất khó bị sa thải (!). Đó là lí do có rất nhiều những nhân viên không tham gia sản xuất và đã đứng tuổi nhưng vẫn trong hàng ngũ công ty. Các công ty cũng khá miễn cưỡng trong việc tuyển thêm nhân viên mới vì lo sợ sẽ không thể sa thải họ một khi đã tuyển vào làm (!). Chính quyền của Thủ tướng Abe sẽ cần điều chỉnh lại những luật bảo hộ lao độn nếu muốn các công ty dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng hay sa thải nhân viên khi cần thiết.

Lực lượng lao động

Đây lại là một vấn đề trong dài hạn. Lực lượng lao động của Nhật Bản đang bị thu hẹp dần và đẩy gánh nặng phúc lợi xã hội tăng cùng với thiếu hụt lao động lên nền kinh tế.

Phụ nữ

Japanese-woman-on-bike

Đến nay Chính quyền Abe đang ra sức thúc đẩy tỉ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động. Thống kê của Chính phủ còn chỉ ra rằng từ khi ông Abe lên nắm quyền, đã có hơn 620,000 phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Ông Abe còn đang thúc đẩy các dịch vụ và cơ sở hạ tầng để chăm sóc trẻ em ở nhiều nơi đang yếu về mặt này.

Tuy nhiên, con số đáng kinh ngạc này có đúng hay không thì còn phải xem xét. Thứ nhất, con số 620,000 là một con số gây sửng số về mặt thống kê, có lẽ đây chỉ là hiệu ứng “làm màu” cho chính sách của ông Abe, mặc dù trên thực tế có thể nói rằng số phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động đã tăng. Thứ hai, cải thiện điều kiện chăm sóc trẻ em chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Cho dù vị trí của người phụ nữ trong thị trường lao động có thay đổi, nhưng tư tưởng, quan niệm của người Nhật về phụ nữ, về việc làm mà không thay đổi thì cũng gần như không thay đổi được gì. Vấn đề ở văn hóa làm thêm giờ của người Nhật (残業 – zangyou) khiến một người làm việc trung bình 7-10 tiếng 1 ngày (40 tiếng 1 tuần), mà phụ nữ lại phải kiêm thêm cả việc nhà, con cái nữa… Có lẽ là quá sức với đàn ông chứ đừng nói là phụ nữ.

Lao động nước ngoài

foreign-family-in-japan

Với tình trạng lao động giảm dần, cùng với việc tỉ lệ phụ nữ tham gia lao động vẫn còn thấp (có tăng nhưng chưa đủ) thì lao động nước ngoài như một giải pháp cần thiết.

Điều này sẽ gây ra ít tranh cãi nếu như những lao động đến Nhật Bản đều là những lao động có trình độ cao. Những người như giáo sư hay các nhà kinh tế học luôn được coi là những người  quý giá và có thể làm lợi cho quốc gia. Tuy nhiên, số lượng này là có giới hạn. Đó là lú do Chính phủ đang tìm cách sắp xếp và cho xây dựng những nơi định cư cho những lao động trình độ cao như vậy.

Tuy nhiên, điều gây ra tranh cãi lớn nhất là khi những lao động trình độ thấp, những lao động phổ thông tham gia vào Nhật Bản, sẽ gây ra mối lo ngại về tội phạm, cũng như thứ bậc xã hội hay sức ép lên lương bổng… Tuy nhiên, những lo lắng đó đang dần giảm đi và chính phủ đang có những bước đi thận trọng trong việc cho phép một số lao động dạng này có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản.

Tái cơ cấu

Mặc dù có khá ít đề xuất cải cách, tái cơ cấu được đưa ra, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề khá quan trọng và nhiều cải cách đang trong lộ trình.

Tranh cãi vấn đang xảy ra liệu Nhật Bản có nên tham gia TPP hay các hiệp định thương mại tự do hay không, mặc dù các nhà xuất khẩu xe hơi ủng hộ điều này, nhưng ngành Nông nghiệp lại nghĩ khác. Mức độ bảo hộ của Nhật Bản đối với các mặt hàng nông sản giữ một trong những vị trí cao nhất trong cộng đồng các nước phát triển. Chính phủ Nhật cũng tỏ ra rất bảo thủ trong các thảo luận liên quan đến lộ trình giảm thuế. Thế nên, việc Nhật Bản gia nhập đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) khiến nông nghiệp nước này đối mặt với sức ép lớn từ cạnh tranh nội khối do đặc tính nhỏ lẻ, kém hiệu quả, chi phí cao. Việc gia nhập TPP sẽ khiến nền nông nghiệp Nhật trở thành một lĩnh vực bị tổn thương nhiều nhất.

Y tế cũng đang đối mặt với những vấn đề của nó, khi mà dân số ngày càng già đi, lượng bệnh nhân cao lên gây sức ép lên y tế và phúc lợi xã hội.

Nợ

Japanese-money-yen

Và vấn đề nhức nhối bao lâu nay của Nhật Bản.

Tới thời điểm này, Chính quyền Abe đã thành công trong việc cắt giảm tỉ lệ vay trong 2 năm qua (từ 9.2% GDP xuống 7.6% GDP), tuy nhiên họ vẫn phải đi vay và tỉ lệ vẫn khá cao

japan-government-budget

Nếu vay quá nhiều, hẳn nhiên tương lai sẽ không mấy tốt đẹp khi đất nước vỡ nợ; nhưng nếu đột ngột giảm vay quá nhanh sẽ khiến nền kinh tế bị shock trong ngắn hạn, và cũng có thể dẫn đến vỡ nợ trong tương lai ( như một số nước châu Âu ), vì thế việc này đòi hỏi một sự cân bằng.

Kết

Có thể thấy rằng, Chính quyền Abe đang đưa ra những dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù đôi chỗ còn nhiều trở ngại. Nhiều cuộc cải cách và chính sách chấn hưng nền kinh tế đang được bàn thảo, và một số đang trong lộ trình nên chúng ta chưa thể kết luận gì nhiều tại thời điểm này. Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời, liệu Abenomics có hoạt động hiệu quả, sẽ giúp chấn hưng nền kinh tế thứ ba thế giới hay sẽ khiến nó lún sâu hơn vào các vấn đề khó khăn hiện này…


Nguồn:

Is Abenomics working?” bởi Austin trên Tofugu, September 29, 2014

Advertisement

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.