Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản
— Read on nghiencuuquocte.org/2023/04/25/nhin-lai-xu-huong-bo-chu-han-o-dong-a-truong-hop-nhat-ban/
Tác giả: Quang-Thanh Tran
Tohoku Econs Bootcamp I (Spring)
Gần đây do bận nhiều việc trên trường nên mình không có thời gian viết lách. Thời gian qua, mình có hợp tác với các bạn PhD khác cùng khoa (Inseikai Tohoku) lập ra một lớp Bootcamp huấn luyện thêm về Lập trình, Toán (tối ưu tĩnh), và Nghiên cứu định tính trong kinh tế học. Khoá này đã hoàn thành cho kì xuân. Vào kì thu, bọn mình sẽ làm thêm một khoá nữa về Kinh tế Lượng, Toán II (tối ưu động) và Nghiên cứu định tính II. Hiện tại thì không có kế hoạch go online.
Tuy nhiên, học liệu này mình nghĩ sẽ bổ ích cho những ai muốn học chuyên sâu về kinh tế mà chưa có cơ hội tiếp cận các kiến thức nền tảng ở bậc cao học. Do đó, xin phép share tại đây cho những ai quan tâm.
https://github.com/thanhqtran/tohoku_bootcamp
Các khoá học này chỉ tổ chức tại trường Tohoku, on campus, dành cho những sinh viên tại trường. Mình cũng mong những ai tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế mà muốn học tập tại Nhật Bản, bằng tiếng Anh, đào tạo chuyên sâu bài bản về kinh tế, thì hãy cân nhắc lựa chọn trường Tohoku (chương trình GPEM).
https://www.econ.tohoku.ac.jp/en/gpem
Chương trình chỉ có admission vào tháng 10 hằng năm, và hồ sơ phải được nộp trước 15 tháng 3 cùng năm.
Kinh nghiệm ứng tuyển Học bổng JSPS (DC1 và DC2)
Còn khoảng 15 ngày nữa là đến hạn nộp của JSPS nên mình chia sẻ chút kinh nghiệm khi ứng tuyển học bổng này. Như nhiều người đã biết thì JSPS là học bổng danh giá nhất của Nhật Bản, dành cho các nghiên cứu sinh, sinh viên học tiến sĩ tại các trường Đại học của Nhật Bản. Mình viết dưới góc nhìn của người thuộc ngành Social Science mà cụ thể là Economics, và apply bằng tiếng Anh, nên sẽ có ích nhất nếu cho các bạn có cùng chí hướng. Những thông tin về JSPS thì có rất nhiều rồi, các bạn có thể search trên internet. Tuy nhiên, một số típ làm sao để viết mà nâng cao tỷ lệ đỗ thì chưa nhiều. Mình sẽ chia sẻ những thứ đó trong bài viết này.
Tiếp tục đọc[Đọc Gì Ko Chán] Inception nhưng bằng ngôn ngữ: “Babel-17” của Samuel Delany
Rốt cuộc thì số 17 đằng sau Babel-17 tượng trưng cho cái gì?
Sometimes you want to say things, and you’re missing an idea to make them with, and missing a word to make the idea with. In the beginning was the word. That’s how somebody tried to explain it once. Until something is named, it doesn’t exist.
Babel-17 được Delany viết vào năm 1966, dài 173 trang, lấy ý tưởng từ Giả thuyết tính tương đối của ngôn ngữ (Sapir–Whorf hypothesis) cho rằng ngôn ngữ bạn dùng để suy nghĩa sẽ định hình tư duy và khả năng nhận thức thế giới của chính bạn. Đây là một trong những tác phẩm khoa học giả tưởng đầu tiên về đề tài này và có nhiều ảnh hưởng sâu rộng. Năm 1967, cuốn sách đã được giải thưởng danh giá Nebula ở hạng mục tiểu thuyết xuất sắc nhất và được đề cử cho giải Hugo.
Bối cảnh: Trái đất bị xâm lược, mặc dù loài người đã đưa ra rất nhiều phương án chống chọi lại nhưng không hiểu sao liên tục bị lộ và để quân địch biết được. Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa nhân vật chính, (captain) Rydra Wong – một nhà ngôn ngữ/ nhà thơ/ thuyền trưởng với Đại tướng Forester. Đại tướng muốn nhờ Rydra điều tra về một bí ẩn mang tên Babel-17 mà theo ông là một dạng mật mã quân địch sử dụng nhằm tẩy não quân ta. Ông muốn nhờ Rydra phá mật mã này. Tuy nhiên, Rydra khẳng định Babel-17 không phải là một dạng mật mã, mà là ngôn ngữ. Chính vì vậy, có phá được cũng chưa chắc đã “hiểu” được. Theo như lời của Rydra thì đây là mấu chốt cơ bản nhất vì sao Babel-17 lại nguy hiểm đến thế.
There are two types of codes, ciphers, and true codes. In the first, letters, or symbols that stand for letters, are shuffled and juggled according to a pattern. In the second, letters, words, or groups of words are replaced by other letters, symbols, or words. A code can be one type or the other, or a combination. But both have this in common: once you find the key, you just plug it in and out come logical sentences. A language, however, has its own internal logic, its own grammar, its own way of putting thoughts together with words that span various spectra of meaning. There is no key you can plug in to unlock the exact meaning. At best you can get a close approximation.
Rydra muốn ám chỉ điều gì ở đây ? Mật mã thì nếu anh tìm được chìa khoá thì anh sẽ mở khoá được và hiểu được toàn bộ nội dung bởi về bản chất, nó chỉ là thay thế kí tự này bằng kí tự khác, chứ nội dung nằm bên trong thì vẫn nằm im ở đó. Còn ngôn ngữ thì sao? Ngôn ngữ có ngữ pháp, logic nội tại, syntax, cách sắp xếp từ ngữ theo cách riêng của nó để biểu đạt ý nghĩ, mà chỉ riêng cái đó thôi đã đủ phức tạp rồi. Cùng một câu, nhưng ngôn ngữ khác nhau sẽ có cách diễn đạt khác nhau, chính cái đó sẽ biến đổi ý nghĩa đi một chút, khiến cho ngôn ngữ không có một chiếc chìa khoá vạn năng như mật mã. Cùng lắm, nếu tìm được chìa khoá, thì anh chỉ mở ra được tầng ý nghĩa gần nhất với nghĩa gốc thôi chứ không chính xác 100% được.
Đây là xuất phát điểm tuyệt vời của cuốn sách. Rydra sau đó du hành vào không gian, khám phá thêm nhiều bí mật ẩn chứa sâu trong Babel-17. Về cuối truyện, bạn sẽ hiểu được Babel-17 có một đặc điểm cốt lõi khiến nó khác biệt hẳn với TẤT CẢ các ngôn ngữ khác và sẽ càng ngạc nhiên hơn khi khám phá ra rằng, đặc điểm đó cực kỳ phổ biến trong rất nhiều “ngôn ngữ” hiện đại bây giờ.
Đây là lý do vì sao mình so sánh cuốn sách này với Inception. Delany đã khai phá thứ mà mình chưa từng nghĩ tới bao giờ, và cái ý tưởng về sự khác nhau giữa mật mã và ngôn ngữ, cũng như việc ngôn ngữ định hình ý nghĩ như thế nào, nó kí sinh vào não bạn và khiến bạn không ngừng nghĩ về nó, khiến bạn tụt xuống cái hang thỏ (rabbit hole) và mải miết tìm hiểu thêm về cái thế giới đó. Điểm thứ hai mình thích ở cuốn sách này, đó là dẫn dắt người đọc trong hành trình khám phá bản chất của Babel-17 một cách tự nhiên, theo dạng đối thoại nên nó không bị nhàm chán.
Tin mình đi, sự độc đáo của Babel-17 khiến bạn buộc phải unlearn những gì các bạn cho là hiển nhiên. Có hai ví dụ: (1) Thử tưởng tượng bạn biết đến một dân tộc không sử dụng hệ thống đếm chính xác (họ không có số 1, số 2, số 3, v.v..) và bạn muốn tư duy như họ, làm sao để làm được điều đó? (2) Khi bạn học tiếng Nhật, một ngôn ngữ rất ít khi sử dụng chủ ngữ một cách trực tiếp, vậy làm thế nào mà não bạn – vốn chỉ biết đến tư duy chủ-ngữ-là-bắt-buộc – lại tự hình thành được khả năng nhận biết, hoặc cảm thấy chủ ngữ hiện diện trong tiếng Nhật? 2 ví dụ trên đã khó rồi, Babel-17 còn mồi các bạn một thứ khó tưởng hơn nữa kia.
Nói tóm lại, đây là một cuốn sách đủ để khơi dậy và làm thoả mãn tính hiếu kỳ của bất cứ ai. Cực kỳ đáng đọc.
SF = Speculative Fiction, sF = science Fiction
“Đọc Gì Ko Chán” là series để Kiyoshi chia sẻ review về một số cuốn sách đọc được gần đây. Mỗi bài viết như vậy sẽ không vượt quá 1000 chữ.
Di sản của Shinzo Abe – Người đàn ông thay đổi nước Nhật
Không ai dám nghĩ vụ việc ngày 8/7/2022 lại có thể xảy ra. Shinzo Abe là thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản, và ông đã có rất nhiều ảnh hướng tới đường lối của Nhật Bản, nhất là về mặt ngoại giao. Các chương trình thúc đẩy sinh viên quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế và ngoại giao, các chương trình về lao động nước ngoài, các chính sách tài khoá và tiền tệ đầy táo bạo, tất cả đều mang đậm dấu ấn của ông Abe. Cá nhân mình có ấn tượng rất tốt về Shinzo Abe vì chính sách tiền tệ trong triều đại của ông chính là bài khoá luận tốt nghiệp. Trước đó, mình cũng đã có một bài tiểu luận về Abenomics. Do đó, khi hay tin ông Abe bị bắn, mình đã rất sốc.
Để dành lời tri ân tới ngài Abe, xin phép tóm tắt loạt bài viết về những di sản mà ông để lại. Loạt bài viết này mình dịch từ Economist sau khi báo này dành ra nguyên 1 số để nói về những gì Shinzo Abe đã làm sau khi ông từ chức.
Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 1/5) | Nhìn lại 8 năm
Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 2/5) | Những di sản
Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 3/5) | Abenomics
Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 4/5) | Japan Inc. vs Trung Quốc
Shinzo Abe đã thay đổi Nhật Bản như thế nào? (Bài 5/5) | Người đàn ông của gia đình
Tiếp tục đọcNhật ký Sendai (P22) Miyako Odori
Mời các bạn thưởng thức 30s điệu múa của các Geisha (hình như gọi là Miyako Odori). Video quay tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi.
Hình động kanji #short
広い (Mình dùng Flipnote Studio 3D trên 3DS)

Xử lý dữ liệu kinh tế từ GSO (National Summary Data Page)
Dành cho những ai chưa biết thì GSO gần đây đã cải tiến rất nhiều trong việc update cơ sở dữ liệu quốc gia. Hiện nay, dữ liệu của Tổng cục thống kê, Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước đã được thu về một mối và sử dụng cùng cấu trúc dữ liệu (National Summary Data Page). Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn lấy các dữ liệu đó bằng Python (machine-reading) trực tiếp từ nguồn. Rất có ích cho những người làm về data science và nghiên cứu kinh tế.
Tiếp tục đọcCách lấy dữ liệu từ Tổng cục thống kê (GSO) và tạo hình động biểu đồ GDP
Sau một thời gian thực hành với data science, mình bắt đầu thấy thích việc đọc data online và xử lý trực tiếp qua một loạt các dòng lệnh (script) hơn là download một file .csv hay .xls về và load chúng vào chương trình. Hôm nay, mình sẽ chỉ cho các bạn một tip cực kỳ quan trọng để lấy data từ Tổng cục thống kê (GSO) về, xử lý trực tiếp trên chương trình mà không cần thiết phải save về máy, ngoài ra chúng ta sẽ nghich một chút bằng cách tạo file .gif để xem sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bài viết sẽ sử dụng Python, thư viện pandas để xử lý dữ liệu, matplotlib, imageio và numpy để vẽ biểu đồ và hình động.
Tiếp tục đọcNhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ
Các bạn có biết người Pirahã sống ở vùng Amazon, Brazil nói một thứ ngôn ngữ không có số không? Một số học giả nói rằng họ không biết đếm từng số một, mà chỉ có từ như “ít” và “nhiều” để phân biệt số lượng. Chính vì thế, những thổ dân này gần như không có khả năng lĩnh hội các khái niệm toán chính xác, chứ đừng nói đến đại số phức tạp. Việc ngôn ngữ chúng ta nói định hình khả năng nghĩ và tư duy của chúng ta được gọi là thuyết Tương đối của ngôn ngữ (linguistic relativity). Cá nhân mình thì rất đồng tình với giả thuyết này. Mình có dịp tiếp xúc với nhiều bạn sinh viên quốc tế ở trường Tohoku, và thường xuyên nói chuyện với họ khiến mình nhận ra nhiều đặc điểm rất thú vị mà chắc chắn có liên quan đến thuyết này.
Tiếp tục đọcĐi du học có “lời” không?
Chắc chắn đây là câu hỏi của rất nhiều người, và hôm nay xin phép dùng dữ liệu thu chi và ít vốn liếng data science của mình trong những năm qua để trả lời. Bài viết này sử dụng file data (.csv) của Money Lover , một ứng dụng tuyệt vời mà mình đã sử dụng từ khi sang Nhật để lưu giữ nhật ký thu nhập và chi tiêu hằng tháng. Các bạn sẽ biết cách vẽ một số biểu đồ stacked bar (cột chồng) để xem balance, cũng như income của mình ra sao và làm treemap (là biểu đồ cây hoặc biểu đồ nhiệt) để xem mình chi cái gì nhiều nhất. Chúng ta sẽ code bằng Python.
Tiếp tục đọcTự phân tích những gì bạn viết trên WordPress bằng Python
Bạn có bao giờ tò mò là trong quá trình viết blog xem là tần suất sử dụng từ của mình như thế nào không? Bạn viết gì nhiều nhất? Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng kiến thức data science để trích xuất và xử lý dữ liệu bài viết trên wordpress. Sau đó chúng ta sẽ vẽ 3 biểu đồ: [bar chart] biểu thị tần suất các từ xuất hiện nhiều nhất trên blog, [word cloud] để visualize chúng thành tạo một đám mây chữ và [histogram] để xem sự phân bố của tần suất các chữ được sử dụng. Ngôn ngữ chúng ta sử dụng là Python, và sẽ có một số bước xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NPL).
Tiếp tục đọcCăn phòng tiếng Trung
là một trong những thought-experiment (thí nghiệm tưởng tượng) nổi tiếng nhất về Trí tuệ nhân tạo. Nó được phát biểu lần đầu tiên vào năm 1980 bởi một nhà triết học người Mỹ – John Searle. Tên tiếng Anh của nó là “The Chinese Room”.
Hãy tưởng tượng: Bạn không hề biết một chút gì về tiếng Trung, bạn ở trong một căn phòng kín mít. Nhiệm vụ của bạn là nhận những câu hỏi bằng tiếng Trung (input), biên dịch chúng và trả về output dưới dạng câu trả lời. Mặc dù không biết tí gì về tiếng Trung, nhưng bằng cách sử dụng các quy tắc quy đổi, so sánh, đối chiếu và biến tấu, v.v.. bạn vẫn có thể đưa ra output một cách hợp lý. Coi như bạn có một cuốn đại cẩm nang về tiếng Trung. Giả sử bạn thực hiện công việc này một cách cực kỳ trơn tru, thì nếu dựa trên kết quả đầu ra, một người bản ngữ hoàn toàn có thể cho rằng có một người bản ngữ đang ở trong căn phòng trên.
Tuy nhiên, câu hỏi thực sự là bạn có được coi là hiểu tiếng Trung không?
Tiếp tục đọcDành cho những người thấy việc học là khó, nhưng không muốn từ bỏ …
Đôi khi, chúng ta cần làm điều gì đó để lấy lại động lực làm việc.
Học tiếng Nhật, học môn chuyên ngành, nghiên cứu, lập trình, v.v.. Bất cứ hoạt động nào yêu cầu sự sáng tạo, tích luỹ tri thức đều sẽ có những giây phút khiến bạn muốn bỏ cuộc. Khi đó bạn cần …
Tiếp tục đọcKinh nghiệm xin học bổng JSPS DC1&2
JSPS 2023 đã bắt đầu rục rịch nhận đơn rồi.
Link cho những bạn nào quan tâm: https://www.jsps.go.jp/j-pd/pd_sin.html
Bài viết này xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm nhỏ, hi vọng nó sẽ hữu ích cho các bạn muốn săn học bổng JSPS, hoặc các học bổng khác.
Xin có một lưu ý nhỏ là học bổng JSPS rất rộng, nó trải dài từ DC1, DC2, PD, SPD hoặc RPD. Trong đó DC1 dành cho những bạn nào mới học xong bậc thạc sĩ và chuẩn bị bước vào năm nhất bậc tiễn sĩ. DC2 dành cho những bạn nào đang học năm nhất hoặc năm 2 bậc tiễn sĩ. PD, SPD và RPD dành cho những bạn nào đã hoàn thành bậc tiễn sĩ và muốn đi tiếp tục con đường học thuật. Bài viết này chỉ tập trung vào kinh nghiệm xin học bổng DC1/2 vì cá nhân mình vẫn đang còn là nghiên cứu sinh.
Tại sao lại chọn học bổng JSPS…
Xem bài viết gốc 2 030 từ nữa