[Đọc Gì Ko Chán] Inception nhưng bằng ngôn ngữ: “Babel-17” của Samuel Delany

Rốt cuộc thì số 17 đằng sau Babel-17 tượng trưng cho cái gì?

Sometimes you want to say things, and you’re missing an idea to make them with, and missing a word to make the idea with. In the beginning was the word. That’s how somebody tried to explain it once. Until something is named, it doesn’t exist.

Babel-17 được Delany viết vào năm 1966, dài 173 trang, lấy ý tưởng từ Giả thuyết tính tương đối của ngôn ngữ (Sapir–Whorf hypothesis) cho rằng ngôn ngữ bạn dùng để suy nghĩa sẽ định hình tư duy và khả năng nhận thức thế giới của chính bạn. Đây là một trong những tác phẩm khoa học giả tưởng đầu tiên về đề tài này và có nhiều ảnh hưởng sâu rộng. Năm 1967, cuốn sách đã được giải thưởng danh giá Nebula ở hạng mục tiểu thuyết xuất sắc nhất và được đề cử cho giải Hugo.

Bối cảnh: Trái đất bị xâm lược, mặc dù loài người đã đưa ra rất nhiều phương án chống chọi lại nhưng không hiểu sao liên tục bị lộ và để quân địch biết được. Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa nhân vật chính, (captain) Rydra Wong – một nhà ngôn ngữ/ nhà thơ/ thuyền trưởng với Đại tướng Forester. Đại tướng muốn nhờ Rydra điều tra về một bí ẩn mang tên Babel-17 mà theo ông là một dạng mật mã quân địch sử dụng nhằm tẩy não quân ta. Ông muốn nhờ Rydra phá mật mã này. Tuy nhiên, Rydra khẳng định Babel-17 không phải là một dạng mật mã, mà là ngôn ngữ. Chính vì vậy, có phá được cũng chưa chắc đã “hiểu” được. Theo như lời của Rydra thì đây là mấu chốt cơ bản nhất vì sao Babel-17 lại nguy hiểm đến thế.

There are two types of codes, ciphers, and true codes. In the first, letters, or symbols that stand for letters, are shuffled and juggled according to a pattern. In the second, letters, words, or groups of words are replaced by other letters, symbols, or words. A code can be one type or the other, or a combination. But both have this in common: once you find the key, you just plug it in and out come logical sentences. A language, however, has its own internal logic, its own grammar, its own way of putting thoughts together with words that span various spectra of meaning. There is no key you can plug in to unlock the exact meaning. At best you can get a close approximation.

Rydra muốn ám chỉ điều gì ở đây ? Mật mã thì nếu anh tìm được chìa khoá thì anh sẽ mở khoá được và hiểu được toàn bộ nội dung bởi về bản chất, nó chỉ là thay thế kí tự này bằng kí tự khác, chứ nội dung nằm bên trong thì vẫn nằm im ở đó. Còn ngôn ngữ thì sao? Ngôn ngữ có ngữ pháp, logic nội tại, syntax, cách sắp xếp từ ngữ theo cách riêng của nó để biểu đạt ý nghĩ, mà chỉ riêng cái đó thôi đã đủ phức tạp rồi. Cùng một câu, nhưng ngôn ngữ khác nhau sẽ có cách diễn đạt khác nhau, chính cái đó sẽ biến đổi ý nghĩa đi một chút, khiến cho ngôn ngữ không có một chiếc chìa khoá vạn năng như mật mã. Cùng lắm, nếu tìm được chìa khoá, thì anh chỉ mở ra được tầng ý nghĩa gần nhất với nghĩa gốc thôi chứ không chính xác 100% được.

Đây là xuất phát điểm tuyệt vời của cuốn sách. Rydra sau đó du hành vào không gian, khám phá thêm nhiều bí mật ẩn chứa sâu trong Babel-17. Về cuối truyện, bạn sẽ hiểu được Babel-17 có một đặc điểm cốt lõi khiến nó khác biệt hẳn với TẤT CẢ các ngôn ngữ khác và sẽ càng ngạc nhiên hơn khi khám phá ra rằng, đặc điểm đó cực kỳ phổ biến trong rất nhiều “ngôn ngữ” hiện đại bây giờ.

Đây là lý do vì sao mình so sánh cuốn sách này với Inception. Delany đã khai phá thứ mà mình chưa từng nghĩ tới bao giờ, và cái ý tưởng về sự khác nhau giữa mật mã và ngôn ngữ, cũng như việc ngôn ngữ định hình ý nghĩ như thế nào, nó kí sinh vào não bạn và khiến bạn không ngừng nghĩ về nó, khiến bạn tụt xuống cái hang thỏ (rabbit hole) và mải miết tìm hiểu thêm về cái thế giới đó. Điểm thứ hai mình thích ở cuốn sách này, đó là dẫn dắt người đọc trong hành trình khám phá bản chất của Babel-17 một cách tự nhiên, theo dạng đối thoại nên nó không bị nhàm chán.

Tin mình đi, sự độc đáo của Babel-17 khiến bạn buộc phải unlearn những gì các bạn cho là hiển nhiên. Có hai ví dụ: (1) Thử tưởng tượng bạn biết đến một dân tộc không sử dụng hệ thống đếm chính xác (họ không có số 1, số 2, số 3, v.v..) và bạn muốn tư duy như họ, làm sao để làm được điều đó? (2) Khi bạn học tiếng Nhật, một ngôn ngữ rất ít khi sử dụng chủ ngữ một cách trực tiếp, vậy làm thế nào mà não bạn – vốn chỉ biết đến tư duy chủ-ngữ-là-bắt-buộc – lại tự hình thành được khả năng nhận biết, hoặc cảm thấy chủ ngữ hiện diện trong tiếng Nhật? 2 ví dụ trên đã khó rồi, Babel-17 còn mồi các bạn một thứ khó tưởng hơn nữa kia.

Nói tóm lại, đây là một cuốn sách đủ để khơi dậy và làm thoả mãn tính hiếu kỳ của bất cứ ai. Cực kỳ đáng đọc.

SF = Speculative Fiction, sF = science Fiction

“Đọc Gì Ko Chán” là series để Kiyoshi chia sẻ review về một số cuốn sách đọc được gần đây. Mỗi bài viết như vậy sẽ không vượt quá 1000 chữ.

1 thoughts on “[Đọc Gì Ko Chán] Inception nhưng bằng ngôn ngữ: “Babel-17” của Samuel Delany

  1. Bài việt hay thật sự. Chắc chắn sẽ tìm babel-17 để cảm nhận được cái hấp dẫn mà anh mô tả.
    Mong anh ra thêm những bài viết như thế này nữa đi ạ. Ngóng chờ post của anh như mong chờ Tết đến vậy 😄

    Thích

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.