Hệ thống giáo dục của Nhật Bản (p.2)

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản (p.2)

Sơ qua về giáo dục bậc phổ thông và bậc cao (đại học và sau đại học) ở Nhật Bản. Tiếp tục đọc

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản (p.1)

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản (p.1)

Theo quan điểm cá nhân của mình thì giáo dục, hơn mọi thứ gì khác – nhỉnh hơn thể chế chính trị một bậc, là nền tảng quan trọng nhất để một quốc gia phát triển. Chúng ta dễ dàng nhất trí nhìn nhận rằng Nhật Bản là một trong những cường quốc trên thế giới về giáo dục nói chung và giáo dục bậc đại học và sau đại học nói riêng. Đối với Việt Nam mà nói, việc tìm hiểu hệ thống giáo dục các quốc gia khác, đặc biệt là của Nhật Bản, là một công việc quan trọng và bức thiết để nhìn nhận và khắc phục những điểm yếu của nền giáo dục nước nhà, vốn đã từ lâu chậm cải tổ, giáo điều, không theo kịp thời đại và đang là nhân tố chính tạo ra một cuộc chảy máu chất xám cực kì nghiêm trọng. Với may mắn được tiếp xúc với nhiều tư liệu về giáo dục Nhật Bản, Kiyoshi sẽ dịch các văn bản này ra tiếng Việt và tạo thành một chuỗi các bài viết liên quan, mở đầu bằng loạt bài viết nhiều phần về “Hệ thống giáo dục Nhật Bản” nhằm giúp mọi người phần nào hiểu thêm về nền giáo dục của đất nước mặt trời mọc.

Tiếp tục đọc

Viết thư bằng tiếng Nhật

Viết thư bằng tiếng Nhật

Viết thư bằng tiếng Nhật là một chủ đề “kinh điển” đối với bất cứ ai học tiếng Nhật, bởi vì nó không hề đơn giản một chút nào hết. Muốn viết được một bức thư đúng cách, cần phải xác định thể thức viết, diễn đạt như thế nào, cách viết chữ như thế nào, rồi thì mức độ thân mật, quan hệ giữa bạn với người nhận. Nó rất phức tạp, đến nỗi mà ngay cả người Nhật nhiều khi cũng phải mua sách về chủ đề này để học cách viết thư đúng. Mục đích của bài viết này giúp bạn hiểu cấu trúc thư Nhật Bản. Sau khi đọc xong bài viết, các bạn có thể hiểu được lối hành văn trong thư tùy vào mối quan hệ giữa bạn với người nhận, thể thức của một bức thư Nhật (viết dọc hoặc ngang), cách viết địa chỉ lên bì thư cũng như các cách biểu đạt, cách mở đầu một bức thư. Những thứ đó sẽ giúp bạn đỡ lúng túng và khó khăn trong khi viết thư bằng tiếng Nhật.

Xem thêm: Cách viết email trong tiếng Nhật 

Tiếp tục đọc

Rèn luyện và nuôi dạy con cái ở Nhật Bản

Rèn luyện và nuôi dạy con cái ở Nhật Bản

Rèn luyện đóng vai trò quan trọng xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ em .Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ thì các hình thức rèn luyện đơn giản là sức ép khiến chúng lớn lên.

Một số bậc phụ huynh kỳ vọng quá nhiều ở 1 đứa trẻ. Họ mong muốn con em mình học tập, thích nghi với các quy luật của xã hội mà không có những hành động đáng xấu hổ hay gây rắc rối cho người khác. Cũng là lẽ tự nhiên khi cha mẹ mong muốn con cái họ hòa nhập tốt với xã hội. Tuy nhiên, việc cha mẹ quan tâm quá nhiều tới những điều người khác nghĩ sẽ ảnh hưởng tới cách họ rèn luyện con cái, hoặc là quá nghiêm khắc, hoặc quá dễ dãi. Bởi vậy, ý nghĩa và mục đích của việc rèn luyện nên xuất phát từ quan điểm phát triển trẻ em. Tiếp tục đọc

Tự luyện thi JLPT N3 (phần 2) – Cấu trúc đề thi

Tự luyện thi JLPT N3 (phần 2) – Cấu trúc đề thi

Tham khảo phần 1: “ Các sách dùng để luyện thi“, những cuốn sách ôn luyện tốt nhất theo kinh nghiệm người viết.

Để hoàn thành tốt đẹp kì thi sắp tới thì một điều nữa rất quan trọng, đó là biết được cấu trúc đề thi như thế nào để chúng ta có thể nắm được cách làm và đề ra các phương pháp làm bài hiệu quả.
Tiếp tục đọc

Tự luyện thi JLPT N3 (P1): Sách luyện thi (có link download)

Tự luyện thi JLPT N3 (P1): Sách luyện thi (có link download)

Đây là bài viết hướng đến những bạn có ý định tự học ôn thi JLPT N3 – một level cực kì quan trọng đối với những bạn nào có ý định du học ở Nhật Bản và cũng là một thước đo bản lề đối với những ai học tiếng Nhật. Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn các đầu sách cho từng kĩ năng cần ôn luyện (ngữ pháp, từ vựng kanji, đọc – nghe hiểu) kèm theo link download (nếu có) của các sách đó, nhằm giúp các bạn tiết kiệm được tối đa chi phí khi đi mua sách, cũng như giúp các bạn biết được có các loại sách luyện thi nào trên thị trường. Hiện tại Kiyoshi cũng đã hoàn thành các bài viết giới thiệu sách ôn luyện cho trình độ N2 và N1, các bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy trên web.

Vì lý do bản quyền nên ad không thể đăng trực tiếp link download tại đây. Mong các bạn thông cảm. Tuy vậy, các bạn có thể download tất cả các sách bên dưới đây.

>> Phần 2: Cấu trúc đề và kinh nghiệm phòng thi    Tiếp tục đọc

Quy trình tiếp khách ở Nhà hàng Nhật Bản

Quy trình tiếp khách ở Nhà hàng Nhật Bản

Dưới đây là quy trình tiếp khách ở Nhà hàng Nhật Bản, rất có ích cho những bạn đang đi làm thêm làm phục vụ tại các nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam hoặc trên chính nước Nhật.
Tiếp tục đọc

Senpai, Kohai và Sensei

Senpai, Kohai và Sensei

bài trước, chúng ta đã tìm hiểu những cách sử dụng hậu tố sau tên người trong tiếng Nhật, tuy nhiên nhiêu đó vẫn chưa đầy đủ. Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu hơn vào chủ đề này, cụ thể là tìm hiểu senpai, kohai và sensei quan hệ với nhau như thế nào.

Tiếp tục đọc

San, Sama, Kun, & Chan khác gì nhau ?

San, Sama, Kun, & Chan khác gì nhau ?

Như mọi người đã biết, trong giao tiếp tiếng Nhật, trên tivi, ở bất cứ phương tiện truyền thông nào, chúng ta thường xuyên nghe đến những hậu tố đứng đằng sau tên người, mà cụ thể là san, sama, kun, chan,... (còn nhiều nữa, tuy nhiên đây là những trường hợp phổ biến nhất). Chúng ta cần nắm rõ, hoặc ít nhất là biết khi nào nên sử dụng cái nào, để tránh gây bất lịch sự khi giao tiếp.

Tiếp tục đọc