Tự luyện thi GRE (P2): Sách và app luyện thi (có link download)

Bài viết này sẽ chia sẻ tài liệu học tập liên quan đến kỳ thi GRE (General) gồm các bài Verbal (Đọc hiểu và từ vựng), Quant (Toán) và Analytical Writing Assessment – AWA (viết luận). Những tài liệu này có link download của người dùng chia sẻ trên mạng, mình sẽ trích ở đây, nên chừng nào chúng chưa bị gỡ, chừng đó các bạn còn download được.

Verbal 

Official Guidebook là quyển cần thiết phải đọc để các bạn biết đề thi có gì và các từ vựng thường được xài trong đó là gì. Quyển này chỉ cần đọc để làm quen thôi.

Barron’s Essential Words là rất quan trọng, vì các từ trong GRE toàn những từ hiếm, academic và philosophical, khá là trừu tượng. Lượng từ vựng và loại từ của nó ở một tầng cao hơn IELTS một bậc. Thế nên hồi mới học cuốn này, 504 từ nhưng hầu như toàn là mới với mình hết.

Manhattan Prep là bộ prep GRE được giới luyện thi khen ngợi nhiều rồi nên chắc không cần phải nói thêm nữa. Bộ Prep này thực ra có 8 quyển. 6 quyển đầu là luyện toán, 2 quyển cuối này là luyện từ vựng và đọc hiểu.

Cuối cùng là một bộ bổ sung tuyệt vời dành cho những người không giỏi khoản học thuộc lòng và nhớ dai như mình. Hồi ôn thi mình phải dùng app học từ vựng này của Magoosh để nhớ từ. Cũng không học được đến nơi đến chốn nhưng tốt hơn hẳn những cái list trên Quizlet hay Memrise. Một cái nữa là về suffix (tiền tố và hậu tố) của nhiều từ tiếng anh có gốc là tiếng Hy Lạp và Latin. Nếu nắm được nghĩa gốc thì sẽ giúp các bạn đoán ý nghĩa từ mà mình không biết dễ hơn (giống như kiểu học bộ thủ tiếng Nhật ấy).

Quant.

Phần Quant. này không khó nhưng “khó để đạt điểm cao” (80th percentile đổ lên, tức khoảng 163/180 điểm). Được cái học sinh VN chúng ta cũng đã tiếp xúc với nhiều dạng toán này từ bé rồi nên việc ôn cũng rất nhanh.

Đầu tiên là bộ Manhattan Prep. Lúc mình học cái này thì chủ yếu là học từ vựng và xem một số tips dạng bài thôi, chứ những gì họ viết mình đều biết cả rồi. Rất tốt để lướt qua những kiến thức chính

Sách tiếp theo mà ai cũng cần học, đó là cuốn 5lbs book of GRE. Trong này có hơn 1000 câu hỏi toán, có cả phần nâng cao, tha hồ cho chúng ta luyện. Có một điều chú ý là nếu các bạn học thì nên chia ra, lúc nào làm bài thì làm mỗi phần một tí chứ đừng làm hết từng chương nọ. Đợt trước khi luyện thi mình cũng đã chia ra sẵn rồi (thành plan 7 ngày), các bạn có thể tải về ở đây:

Link 5lbs plan 7 ngày (pass giải nén: nipponkiyoshi) : https://www.dropbox.com/s/tphrwky8mlkwq6h/5lb%20plan.zip?dl=0

Cheatsheet ở trên thì sẽ tổng hợp lại mấy mẹo làm toán nhanh (vì thực ra kẻ thù lớn nhất của chúng ta ở phòng thi là thời gian chứ không phải ai khác). Ngoài ra, riêng về phần tính toán các chuỗi (sequence) có quy luật, thì mình recommend tài liệu về Geometric Sequence ở trên. Lúc luyện tập thì nên xài máy tính giống với phòng thi. Mình đã tìm thấy ở đây (cái này có cả bấm thời gian cho phần Quant luôn)

Bonus nữa dành cho những ai muốn đạt điểm cao, đó là nên ôn toán nâng cao lớp 5. Không rõ các bạn thi rồi có cùng quan điểm với mình không, nhưng mình thấy những bài toán có độ difficulty 5 ở GRE mà liên quan đến Algebra thì đều là các bài toán nâng cao của tiểu học cả, nên mình đã ôn qua phần này. (mình không làm hết, nhưng những dạng bài của nó thì rất giống).

Xem lại phần 1: Bài viết mẹo làm bài GRE Quant. ở đây.

AWA

 

AWA trong GRE gồm 2 phần, viết về một issue (giống như phần viết thứ hai của IELTS) và phân tích một argument cho trước. (max 6.0 điểm)

Về phần thứ nhất thì mình không nói nữa. Phần này các bạn nêu ra ý kiến đồng tình hay phản đối và đưa ra lý lẽ để củng cố quan điểm của bạn, nó rất giống với IELTS nên cũng không có gì đáng nói lắm.

Về phần thứ hai mới là quan trọng và ăn nhiều điểm. Thường là một argument/quote khá dài. Họ sẽ yêu cầu bạn phân tích đoạn văn đó theo một YÊU CẦU cụ thể nào đó của người ra đề (bạn không có quyền chọn side nữa). Đó có thể là tìm ra điểm bất hợp lý trong lập luận của họ, hoặc tìm ra những lập luận có thể phản bác lại ý kiến cho trước, hoặc tìm ra điểm yếu trong lập luận nếu có thêm thông tin nào đó (tức là thiếu sự kiểm chứng). Để chuẩn bị cho mục này, các bạn nên đọc trước về một số Logical fallacies phổ biến (lỗi lập luận logic) vì rất có thể sẽ có trong phần thi của bạn.

Nếu các bạn ít viết các bài luận bằng tiếng anh kiểu này, thì có thể tham khảo phần Official Overview of AWA của chính ETS phát hành. Họ tổng hợp lại các bài viết từ trước và phân tích tại sao nó lại vào thang điểm này, tại sao lại thang điểm kia. Đọc qua phần này sẽ giúp các bạn hiểu người ta cần những gì trong một bài AWA để mình làm vừa ý họ, qua đó đạt điểm cao.

Để luyện tập thì không có gì hơn ngoài việc có đề. Mình đã list ra 2 trang đó. Những trang này cũng cung cấp cho các bạn cả sample luôn nên cũng dễ tham khảo.

Tips:

Như đã nói thì kẻ thù của các bạn là thời gian. Chúng ta chỉ có 30 phút cho mỗi phần viết thôi, nên nếu tuân thủ thời gian hợp lý, các bạn sẽ viết rất yên tâm:

2 phút: đọc đề và phân tích

3 phút: brainstorm, lên ý tưởng, idea.
Cần viết những gì? Ví dụ nào sẽ giúp lập luận của bạn chắc chắn hơn? Những lỗ hổng trong lập luận của họ.
Thường thì cho cả phần issue lẫn argument, mình sẽ lên khoảng 2 ý tưởng và viết khai triển 2 ý đó. (cộng thêm mở-kết nữa là 4 đoạn)

22 phút: Viết.
+ 2 phút đầu: mình luôn viết mở bài rồi viết thẳng kết bài luôn. Sau đó mới đi đến thân bài.
Thà đầy đủ mở-thân-kết còn hơn bị thiếu thời gian rồi không kịp viết phần kết.
+ 20 phút: khai triển thân bài.

2 phút: check chính tả và proofread.
Lúc này thường mình sẽ check xem thì chia đúng chưa, và các từ vựng có thể được đa dạng hoá hơn không.

Ở trên là mình chia theo kinh nghiệm cá nhân. Mỗi người tất nhiên có thể sẽ có những cách viết khác nhau.

Có một điều mình học được từ 1 người trên Reddit, đó là: KHÔNG NÊN THAM

Kiểu như, lúc làm bài viết, dạo đầu mình hay bị bí ý tưởng, viết đoạn nào hay đoạn đấy. Nhưng đã vào guồng rồi thì tự dưng có bao nhiêu là ý tưởng trảo ra, làm mình muốn bổ sung thêm, hoặc chỉnh sửa thêm. Thậm chí bài issue, ví dụ người ta hỏi Đồng Ý hay Không Đồng Ý. Nếu bạn chọn Đồng Ý rồi, làm xong nửa chừng bỗng thấy hối hận vì nếu chọn Không Đồng Ý thì có nhiều đất diễn hơn, thì lời khuyên là đừng làm vậy. Cứ viết tiếp và bảo vệ ý kiến ban đầu đi. Bạn mà sửa lại thì bài sẽ trở nên nham nhở, thậm chí dở dang do thiếu thời gian. Hoặc ban đầu đã chốt 2 ý rồi, thì hãy viết cho tròn 2 ý đó. Giả như bạn có nảy thêm ý thứ ba, rất hay, nhưng chỉ còn 5 phút nữa hết giờ, thì tốt nhất là hãy đi proofread và bổ sung thêm cho 2 ý đã chốt, chứ đừng cố gắng lèn ép thêm làm gì. Cái quan trọng của GRE là viết như thế nào với những gì các bạn đang có, đầy đủ mở thân kết, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ đa dạng, tự tin, hàn lâm. Do đó, thiếu một chút ý cũng được, không sao hết. Đừng tham mà thâm. Mình chỉ có 30 phút để viết được một bài luận 500 chữ thôi nên phải biết điểm dừng.

Các bạn nên luyện cả đánh máy nữa nhé, chứ đánh chậm thì mình nghĩ khó được cao điểm GRE lắm.

Xem phần 1 

 

Advertisement

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.