Phương pháp học từ vựng và ngoại ngữ

Phương pháp học từ vựng và ngoại ngữ

Mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số phương pháp học từ vựng với bất kỳ một ngôn ngữ mới nào, lấy cảm hứng từ nhiều polygots nổi tiếng thế giới.

Tiếp tục đọc
Tự luyện thi GRE (P2): Sách và app luyện thi (có link download)

Tự luyện thi GRE (P2): Sách và app luyện thi (có link download)

Bài viết này sẽ chia sẻ tài liệu học tập liên quan đến kỳ thi GRE (General) gồm các bài Verbal (Đọc hiểu và từ vựng), Quant (Toán) và Analytical Writing Assessment – AWA (viết luận). Những tài liệu này có link download của người dùng chia sẻ trên mạng, mình sẽ trích ở đây, nên chừng nào chúng chưa bị gỡ, chừng đó các bạn còn download được.

Tiếp tục đọc

Advertisement

Cách viết Research Plan (研究計画) bằng tiếng Nhật

Cách viết Research Plan (研究計画) bằng tiếng Nhật

Hiện tại nhu cầu du học cao học tại Nhật Bản đang ngày càng tăng. Và tất nhiên, khi đăng ký cho một chương trình cao học nào đó (ở bậc Thạc Sĩ hoặc Tiến Sĩ) hay trong quá trình xin học bổng, chúng ta đều phải viết Kế hoạch nghiên cứu (Research Plan/Research Proposal (RP), trong tiếng Nhật gọi là 研究計画). Nếu các bạn còn đang mông lung thì hi vọng sau khi đọc bài này xong sẽ sáng tỏ ra được nhiều điều. Bài viết sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi: Nội dung yêu cầu của một bài RP trong tiếng Nhật là gì? Cấu trúc như thế nào? Cần chú ý những gì và quan trọng nhất là một số tips, tài liệu tham khảo và ví dụ mẫu (mình lấy nguồn từ giáo sư người Nhật và từ bài của bản thân nhưng đã được người Nhật proofread).

Tiếp tục đọc

Tự luyện thi GRE (P1): Một số mẹo và kinh nghiệm cho phần Quantitative Reasoning

Tự luyện thi GRE (P1): Một số mẹo và kinh nghiệm cho phần Quantitative Reasoning

Gần đây mình không viết mấy về tiếng Nhật nữa, vì thật ra những gì nên viết nhất về tiếng Nhật thì mình đều viết cả rồi. Thời gian qua cũng có ôn luyện thi GRE (Graduate Record Examinations) để app vào Grad School. Nếu những ai quan tâm đến việc du học bậc sau đại học, học chương trình tiếng Anh (về Econs, CS, STEM) thì chắc đều biết đến kỳ thi này. Tại Nhật Bản, các chương trình cao học bằng tiếng Anh tại các trường top đều yêu cầu GRE làm cơ sở đánh giá (như Tokyo, Tohoku, …), còn nếu muốn sang Âu Mỹ thì gần như là bắt buộc (bên cạnh TOEFL/IELTS). Gần đây thì kỳ thi này ngày càng trở nên cạnh tranh, vì càng có nhiều người giỏi tham gia, khiến cho việc leo rank percentile cũng trở nên khốc liệt hơn. Sau một thời gian ôn và thi thì đây là những kinh nghiệm đúc kết được cho phần Quantitative Reasoning (General) mà mình thấy rất hữu ích nếu muốn được điểm cao.  Tiếp tục đọc

Làm sao để thi IELTS được điểm cao? (Band 8 and up)

Làm sao để thi IELTS được điểm cao? (Band 8 and up)

Bài post này không phải nói về tiếng Nhật, mà nói về tiếng Anh, nhưng vì thấy bổ ích và cũng là một số kinh nghiệm “xương máu” nên mình muốn chia sẻ với độc giả của blog. Cuối tháng 10/2020 vừa rồi mình vừa thi IELTS xong (mình thi tại Nhật) và được 8.0 overall (mình thi Academic). Lần trước mình thi chỉ được có 7.0 thôi, hồi đó khá thất vọng vì tự thấy khả năng của bản thân phải được 8.0. Sau đó mình sang Nhật học chương trình tiếng Anh. Có lẽ nhờ sử dụng tiếng Anh hằng ngày nên khả năng ngôn ngữ đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, việc mình có thể thi và nâng band từ 7 lên 8 chắc chắn sẽ không xảy ra nếu như không có sự thay đổi về mindset của bản thân. Bài viết này sẽ dành để nói về điều đó.

Tiếp tục đọc

Giáo án mẫu cho Minna-no-Nihongo bằng tiếng Nhật (P1)

Giáo án mẫu cho Minna-no-Nihongo bằng tiếng Nhật (P1)

Một số giáo án mẫu bằng tiếng Nhật, dựa trên kết cấu của sách Minna no Nihongo để các giáo viên tham khảo. Lý do mình post ở đây là vì trang gốc bằng tiếng Nhật đã chết, đây là những tài nguyên mà mình đã kịp thời lưu lại được. Blog gốc bằng tiếng Nhật vốn là của một thày giáo tại Hiroshima tên là Jiro (năm nay 47 tuổi). Những giáo án này được soạn chủ yếu nhằm phục vụ thời gian thày dạy tiếng Nhật tại Đài Loan.

Phần 1 này sẽ bao gồm giáo án từ bài 1 – 28 của Minna no Nihongo, là tất cả giáo án đã được upload lên trang của Jiro-sensei. Giáo án từ bài 29 – 50 còn lại thì mình sẽ tự đăng hoặc tổng hợp từ các trang khác trong thời gian sắp tới. Chú ý rằng, mỗi người có một cách dạy và có một cái nhìn riêng về giáo án của chính mình, những giáo án dưới đây cũng chỉ mang tính tham khảo là chính. Tiếp tục đọc

Học Kanji khó vào, hãy thử cách khác !

Học Kanji khó vào, hãy thử cách khác !

Kanji là một phần không thể thiếu của tiếng Nhật, có nhiều người ví nó như những tế bào máu trong tiếng Nhật vậy. Quan trọng là thế nhưng Kanji tỏ ra là một thứ rất khó nhằn đối với người học vì sự đồ sộ ở mặt số lượng, kèm theo đó là vô vàn kiểu viết và cách đọc khác nhau => rất dễ gây chán nản. Nếu như bạn cảm thấy vất vả và khổ sở khi học Kanji, rất có thể bạn đang học theo cách tự làm khó mình. Hãy thử phương pháp học Kanji kiểu khác xem.
Tiếp tục đọc

Tự luyện thi JLPT N2 (P1): Cấu trúc đề thi

Tự luyện thi JLPT N2 (P1): Cấu trúc đề thi

Chà, lại một mùa thi nữa sắp đến rồi nhỉ.

Sau một hồi tìm hiểu, hôm nay mình sẽ giới thiệu và chia sẻ đến các bạn cấu trúc của đề thi JLPT N2, vì tháng 7 này mình cũng có dự định thi N2 nên việc tìm hiểu trước cấu trúc của đề thi là rất quan trọng. N2 có một số điểm khác và nâng cao hơn so với N3. Tiếp tục đọc