Chia sẻ kinh nghiệm để đậu N1

Xin chào ! Cuối cùng thì tháng 7 vừa rồi Kiyoshi đã đậu N1 🙂
Điểm mặc dù không được cao lắm (116/180) nhưng mình khá hài lòng với kết quả đã đạt được vì nằm ở percentile khá cao (khoảng 80%), nhất là đây đã là lần thứ ba thử sức với N1. Hai lần trước mặc dù không đậu nhưng đã cho mình rất nhiều kinh nghiệm quý giá trong khi ôn thi. Bài viết này sẽ chia sẻ một chút về những gì mà mình rút ra được, hi vọng có thể giúp ích cho những ai cũng chuẩn bị chinh phục N1 trong những kỳ thi sắp tới.

Về phần từ vựng – kanji – ngữ pháp

Nếu như biết được cách người ta ra đề, không cần thiết phải ôm một đống sách từ vựng hay sách kanji ra ôn đâu, chúng ta chỉ ôn theo những gì đề hỏi thôi.

Bộ sách mà các bạn cần dùng là bộ Shinkanzen.
set N1 books

Mondai 1
Trong những câu hỏi về kanji, người ra đề sẽ luôn có một trong số những câu hỏi sau:
– chữ kanji hiếm gặp
– từ vựng mà có 1 chữ Hán nhưng Kunyomi gồm nhiều âm tiết (ví dụ như 輝く、導く、操る、値する…) (nằm rải rác khắp sách, các bạn chỉ lần lọc ra và ghi lại vào một cuốn sổ gì đó để học)
– một số chữ Kanji có cách đọc đặc biệt, tức là không tuân theo quy luật Onyomi thông thường  (ví dụ như 田舎、素人) (trang 144)

Như vậy, không nhất thiết phải ngồi nhớ hết tất cả các chữ Hán trong sách, chúng ta chỉ cần liệt kê các từ vựng có những thuộc tính trên và liệt kê ra để học trước ngày thi thôi. Danh sách các từ ở trên được liệt kê đầy đủ trong cuốn Shinkanzen Master Kanji (cuốn bìa màu cam).

Các bạn có thể download sách Kanji tại studyjapanese.net tại đường link này:
https://drive.google.com/file/d/0B6ONVhwYNC9ZTHNUX1FHOGdKOXc/view?usp=sharing

Mondai 2
Phần này các bạn phải chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Nếu là chọn Kanji thì thực ra không khó lắm, đều là các chữ Kanji mà nếu không biết thì dùng phương pháp loại trừ cũng chọn đúng được.
Phần này sẽ luôn luôn có 1 câu bắt các bạn phải dùng từ ghép (ví dụ: 見抜く、打ち切る、書き込む、nếu có thời gian, lời khuyên của mình là nên ôn phần này).

Cái này có trong sách Shinkanzen Master Goi mục 語形成 (trang 144)

Link download sách Shinkanzen Goi:
https://drive.google.com/file/d/0B6ONVhwYNC9ZTm1IdU85V0Z5R3c/view?usp=sharing

Mondai 3
Cũng trong mục từ vựng, phần tiếp theo sẽ là chọn từ gần nghĩa nhất với từ gạch chân. Để làm được phần này, mình khuyên các bạn nên skim qua mục 意味が似ている言葉 (trang 78) trong cuốn Shinkanzen Master Goi. Thậm chí bỏ qua hết cả cuốn sách đi mà học phần này thôi cũng đủ ăn được nhiều điểm rồi.

Trong mondai 3 cũng sẽ luôn luôn có sự hiện diện của 外来語 . Hầu hết các từ này đều lấy từ tiếng Anh, rất dễ đoán nên hãy cố gắng ăn điểm phần này.

Mondai 4
Mục này là chọn cách dùng đúng của từ đã cho.
Phần này đối với mình thì hầu hết các trường hợp, 1/2 số từ vựng của đề bài mình đã biết rồi nên cũng không quá khó. Lời khuyên là nếu đọc lên mà các bạn thấy hợp lý ngay từ “cái nhìn đầu tiên” thì nên chọn luôn, còn nếu phân vân chưa chọn được ngay thì hãy tìm cách loại các đáp án sai đi.

*Những cách trên là cách học mẹo để tối đa hoá điểm thi của chúng ta. Ngoài ra thì mình recommend các bạn học từ vựng qua video trên Youtube, ví dụ như của NihongoMori chẳng hạn.

Mondai 5 (ngữ pháp)
Mục này là mục khá khó nhằn. Tuy nhiên nếu biết cách học thì cũng không phải là không ăn được hết điểm, bởi vì chúng ta chỉ cần chọn đáp án đúng là được. Phần này các bạn nên học theo sách Shinkanzen Master Bunpou phần 実力養成編 (trang 112) và các mục D -> G (bắt đầu từ trang 120)

Sách bunpou có thể được download tại đây:
https://drive.google.com/file/d/0B6ONVhwYNC9ZSXk5MXhGZ1ZycGc/view?usp=sharing

Một trong những bí kíp đó là khi các bạn học ngữ pháp, hãy lọc các mẫu LUÔN LUÔN ĐI VỚI PHỦ ĐỊNH ra một cột riêng và cố gắng nhớ cấu trúc và ý nghĩa của các cấu trúc đó,  trong sách sẽ là mục 後ろに否定の言い方がくるもの (chắc chắn trong đề bài sẽ có).

Một phần nữa người ra đề thường hỏi là dạng mà đứng đằng sau nó luôn luôn là một danh từ, ví dụ như 〜まじきN、〜ともあろうN、〜あってのN

Mondai 6 (sắp xếp lại câu)
No comment. Phần này thì cần có tư duy logic về ngữ pháp tiếng Nhật. Ngoài ra các dạng luôn đi với phủ định hay luôn đi cùng danh từ mà các bạn đã ôn cho Mondai 5 cũng sẽ có ít nhiều đất dụng võ.

Mondai 7 (chọn từ thích hợp điền vào đoạn văn)
Mình thấy phần này không quá khó.

*Riêng với ngữ pháp, nếu không có thời gian, có một trang rất hay mà các bạn có thể sử dụng để học ngữ pháp N1 hiệu quả hơn tên là NihongoMori. Nhớ check video này nhé (có người dẫn chương trình rất xinh và dễ thương :), thế là quá đủ để học)

Phần đọc hiểu

Về phần đọc hiểu thì hãy lưu ý về phần thời gian, nếu không các bạn sẽ bị vội hoặc bị trôi, trong tình huống đó làm bài sẽ rất khổ.

Mình đã từng viết cách căn thời gian tại đây, các bạn có thể tham khảo 🙂

Cụ thể như sau:
4 bài đọc ngắn ✕ 1 câu hỏi mỗi bài => mỗi bài 2 phút ✕ 4 = 8 phút
3 bài đọc trung ✕  3 câu hỏi mỗi bài  => mỗi bài 6 phút ✕ 3 = 18 phút
1 bài đọc dài ✕ 4 câu hỏi => 12 phút
1 bài đọc tổng hợp ✕ 3 câu hỏi => 8 – 10 phút
1 bài luận văn khoa học ✕ 4 câu hỏi => 10 – 12 phút
1 bài đọc tìm thông tin ✕ 2 câu hỏi => 5 – 7 phút

Như vậy, tổng thời gian các bạn có cho phần đọc hiểu sẽ là khoảng 65 đến 67 phút. Các bạn nên làm bài đọc tìm thông tin (bài đọc cuối cùng) trước, sau đó thì cứ theo thứ tự từ bài ngắn đi dần.

Chú ý là nên đọc khoảng 1 đến 2 dòng đầu tiên (để biết bài đọc định nói về cái gì), sau đó đọc đáp án, rồi mới đọc toàn văn bản để chọn đáp án đúng.

Để ôn cho phần đọc (và cả từ vựng) thì lời khuyên cá nhân là các bạn nên chơi game Gyakuten Saiban bản tiếng Nhật. Game này có trên NDS, các bạn có thể download giả lập và rom về chơi trên máy tính như bình thường.
Xem thêm tại đây: https://nipponkiyoshi.com/2019/07/11/nintendo-ds-top-5-game-cuc-hay-vua-choi-vua-hoc-tieng-nhat/

Nếu không thích chơi game thì có nhiều cách khác để luyện đọc hơn như đọc báo (mình recommend báo Yomiuri) hoặc đọc sách  từ một số trang miễn phí như (Aozora, …)

Phần nghe

Cố gắng đừng ngủ phần này 🙂

Một điều nữa là nếu các bạn đã chọn rồi nhưng vẫn còn phân vân thì hãy mạnh dạn gạt sự phân vân đó sang một bên để tập trung vào câu hỏi tiếp theo. Còn nếu không biết chọn gì mà cũng không có gì phân vân thì tốt nhất là nên chọn đại một đáp án theo cảm tính chứ đừng lưỡng lự làm gì để rồi mất câu tiếp theo.

Hãy tin vào cảm tính của bạn!

Advertisement

2 thoughts on “Chia sẻ kinh nghiệm để đậu N1

  1. Pingback: Tự luyện thi JLPT N1: Cấu trúc đề thi – Nippon Kiyoshi Blog

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.