Kinh nghiệm ứng tuyển Học bổng JSPS (DC1 và DC2)

Còn khoảng 15 ngày nữa là đến hạn nộp của JSPS nên mình chia sẻ chút kinh nghiệm khi ứng tuyển học bổng này. Như nhiều người đã biết thì JSPS là học bổng danh giá nhất của Nhật Bản, dành cho các nghiên cứu sinh, sinh viên học tiến sĩ tại các trường Đại học của Nhật Bản. Mình viết dưới góc nhìn của người thuộc ngành Social Science mà cụ thể là Economics, và apply bằng tiếng Anh, nên sẽ có ích nhất nếu cho các bạn có cùng chí hướng. Những thông tin về JSPS thì có rất nhiều rồi, các bạn có thể search trên internet. Tuy nhiên, một số típ làm sao để viết mà nâng cao tỷ lệ đỗ thì chưa nhiều. Mình sẽ chia sẻ những thứ đó trong bài viết này.

Điều kiện tối thiểu

Mặc dù đây là học bổng mở dành cho mọi đối tượng nghiên cứu sinh, nhưng việc apply được thực hiện qua một hệ thống khép kín. Thày hướng dẫn của các bạn cần phải là người nằm trong hệ thống của JSPS. Ngoài ra, chúng ta không trực tiếp apply, mà apply thông qua sự hướng dẫn của trường đại học các bạn đang theo. Để nộp hồ sơ các bạn cần có tài khoản và password được cấp sẵn thì mới có thể upload hồ sơ lên hệ thống.

Mặc dù học bổng này prefer tiếng Nhật, nhưng các bạn hoàn toàn có thể viết mọi thứ bằng tiếng Anh, miễn là người đọc hiểu được và đánh giá cao những điều bạn viết.

Tỷ lệ chọi của DC1 và DC2 là 20% nhé.

Thông tin: https://www.jsps.go.jp/english/e-grants/grants09_il.html

Research Plan

Đây là mục quan trọng nhất của mọi học bổng, nhất là JSPS. Họ sẽ hỏi bạn một số điều sau:

(1) 研究の位置づけ (1 trang giấy)

特別研究員として取り組む研究の位置づけについて、当該分野の状況や課題等の背景、並びに本研究計画の着想に至った経緯も含めて記入 してください。

【研究計画】(続き)※適宜概念図を用いるなどして、わかりやすく記入してください。なお、各事項の字数制限はありませんが、全 体で2頁に収めてください。様式の変更・追加は不可。

(2) 研究目的・内容等 (2 trang giấy)

1. 特別研究員として取り組む研究計画における研究目的、研究方法、研究内容について記入してください。

2. どのような計画で、何を、どこまで明らかにしようとするのか、具体的に記入してください。

3. 研究の特色・独創的な点(先行研究等との比較、本研究の完成時に予想されるインパクト、将来の見通し等)にも触れて記入してください。

4. 研究計画が所属研究室としての研究活動の一部と位置づけられる場合は申請者が担当する部分を明らかにしてください。

5. 研究計画の期間中に受入研究機関と異なる研究機関(外国の研究機関等を含む。)において研究に従事することも計画している場合は、 具体的に記入してください。

Về mục (1), các bạn cần nếu ra được tên đề tài (研究課題), hoàn cảnh nghiên cứu(問題背景), mục đích nghiên cứu(研究目的), nghiên cứu đi trước đã làm được những gì(当該分野状況), và nghiên cứu của bạn sẽ bổ sung cái gì, và nguyên nhân khiến bạn chọn đề tài này(本研究計画の着想に至った経緯). Tất cả những điều này đều được nêu ra ở đề bài, và bạn cần làm rõ rằng bạn đang viết về những thứ mà đề bài hỏi, và các bạn nên trình bày theo đúng cái thứ tự mà người ta đưa ra.

Mặc dù có thể hoàn toàn viết bằng tiếng Anh, nhưng format là free style, nên mình khuyên các bạn nên xài tiếng Nhật ở những phần quan trọng như đề mục, hay tên đề tài. Ngoài ra, các bạn nên hạn chế trích dẫn quá nhiều, chỉ nên trích dẫn khoảng 3, 4 bài nghiên cứu đi trước mà trực tiếp liên quan đến những thứ bạn sẽ làm.

Về mục (2), cũng giống như mục (1), chúng ta cần đọc xem đề bài đang hỏi gì để trả lời. Mục 1. 研究目的、研究方法、研究内容 và 2. 明らかにしようとする thì liên quan đến nghiên cứu đặc thù rồi nên sẽ không nói. Về mục 3. 研究の特色・独創的な点 là người ta đang hỏi về tính thiết yếu của bài nghiên cứu, cũng như những đóng góp tiềm năng của nó. Đây là nơi để các bạn sale bài nghiên cứu của mình cho hội đồng chấm, nên cần hết sức cụ thể và mang nhiều tính thuyết phục. Về mục 5. 従事することも計画, họ đang hỏi về plan dài hạn của bạn. Ví dụ, nếu các bạn ứng tuyển khi đang là DC1, tức là còn 3 năm, thì dự định sẽ làm những gì. Trong trường hợp của mình, do yêu cầu tốt nghiệp là 3 bài báo, nên mình cần nêu rõ: năm đầu sẽ viết benchmark model, năm 2 sẽ làm về extension của model để trả lời một câu hỏi nào đó, và năm 3 sẽ làm về một extension khác. Mỗi năm dự định sẽ tham dự bao nhiêu hội thảo trong nước và quốc tế.

Essay 1 (PR bản thân + thành tích nghiên cứu)

4.【研究遂行力の自己分析】※各事項の字数制限はありませんが、全体で2頁に収めてください。様式の変更・追加は不可。 本申請書記載の研究計画を含め、当該分野における(1)「研究に関する自身の強み」及び(2)「今後研究者として更なる発展のため必要と考えている要素」のそれぞれについて、これまで携わった研究活動における経験などを踏まえ、具体的に記入してください。

Bạn có 2 trang giấy để làm phần này, bao gồm (1) Điểm mạnh của bản thân và (2) Bạn cần làm gì để phát triển bản thân tốt hơn. Theo mình thì mục (1) khoảng 1 trang giấy cho điểm mạnh, và nửa trang giấy thứ hai cho thành tích nghiên cứu, mục (2) chiếm nửa trang giấy còn lại.

Các bạn cần nhớ đến kim chỉ nam của JSPS để tìm ra những điểm mạnh phù hợp với những tiêu chí tìm người của họ. Ngoài ra, JSPS cũng là cầu nối tốt để phát triển hợp tác nghiên cứu đa quốc gia, nên với tư cách là người nước ngoài, chúng ta cũng có một số lợi thế nhất định, ví dụ như làm cầu nối hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Nhật Bản chẳng hạn.

The grants provide financial support for creative and pioneering research projects that will become the foundation of social development.

Để viết về điểm mạnh mà không nhàm chán thì mình chọn cách viết giống như kể chuyện. Mình không kể lể, liệt kê chay, mà thêm vào đó những trải nhiệm của bản thân trong việc nghiên cứu nhằm làm rõ điểm mạnh của mình. Ví dụ, khả năng creative problem solving. Để nhấn mạnh điều đó thì mình kể là thiết kế xong mô hình lý thuyết rồi nhưng muốn tự mình làm simulations cho mô hình kinh tế nhưng lại không biết code, túng quá xong phải lên thư viện mò lấy quyển sách về Python, đăng ký lớp cấp tốc về Python rồi tự học và ngồi viết trong 1 tuần. Thấy rối rắm quá, mình hỏi thằng bạn ngành Computer Science để nhờ nó chỉ cho phương pháp khác. Hoá ra nó chỉ thêm 1 dòng code và viết lại trong 5 phút, mà lại súc tích hơn bao nhiêu, mà kết quả cho ra y hệt. Điều đó giúp mình học được một phương pháp viết code hay.

Về thành tích nghiên cứu, các bạn chỉ được phép liệt kê những bài được đăng, có peer-review, hoặc đã được accept for publication. Nếu những bạn mới DC1 mà không có báo thì có thể liệt kê Hội thảo mình đã tham gia phát biểu để thay thế. Có bao nhiêu học bổng cũng kể hết ra.

Essay 2

5.【目指す研究者像等】※各事項の字数制限はありませんが、全体で1頁に収めてください。様式の変更・追加は不可 日本学術振興会特別研究員制度は、我が国の学術研究の将来を担う創造性に富んだ研究者の養成・確保に資することを目的としています。 この目的に鑑み、(1)「目指す研究者像」、(2)「目指す研究者像に向けて特別研究員の採用期間中に行う研究活動の位置づけ」を記入してください。

Phần này cũng tự thân vận động. Nếu các bạn có blog cá nhân đăng tải về kiến thức hoặc Github thì là một điểm cộng rất lớn. Mình thấy nó phù hợp với tiêu chí “đóng góp cho knowledge society” mà JSPS có đề cập. Nếu chưa có thì các bạn cần có thể build ngay cho mình.

Misc

  • Luôn luôn sử dụng tiếng Anh dễ hiểu, nhưng cũng đừng bán rẻ nghiên cứu của mình. Có thể sử dụng từ chuyên ngành nhưng không nên lạm dụng.
  • Font chữ rõ ràng. (Khuyến nghị trong khoảng 10 đến 11)
  • Sử dụng biểu đồ, hình hoạ ở những chỗ hợp lý, vì hội đồng chấm không có nhiều thời gian, các bạn cần làm sao để học nắm được ý đồ nghiên cứu một cách tốt nhất.
  • Sử dụng highlight, gạch chân, tô đậm những từ khoá cần thiết.

Các bạn nên tham khảo thêm bài viết sau, cũng về kinh nghiệm JSPS rất hữu ích (nhờ có những lời khuyên của ảnh mà mình đã apply thành công)

Advertisement

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.