Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ

Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ

Các bạn có biết người Pirahã sống ở vùng Amazon, Brazil nói một thứ ngôn ngữ không có số không? Một số học giả nói rằng họ không biết đếm từng số một, mà chỉ có từ như “ít” và “nhiều” để phân biệt số lượng. Chính vì thế, những thổ dân này gần như không có khả năng lĩnh hội các khái niệm toán chính xác, chứ đừng nói đến đại số phức tạp. Việc ngôn ngữ chúng ta nói định hình khả năng nghĩ và tư duy của chúng ta được gọi là thuyết Tương đối của ngôn ngữ (linguistic relativity). Cá nhân mình thì rất đồng tình với giả thuyết này. Mình có dịp tiếp xúc với nhiều bạn sinh viên quốc tế ở trường Tohoku, và thường xuyên nói chuyện với họ khiến mình nhận ra nhiều đặc điểm rất thú vị mà chắc chắn có liên quan đến thuyết này.

Tiếp tục đọc
Advertisement
Nhật ký Sendai (P16): Đi ngắm hoa anh đào ở Ogawara (tỉnh Miyagi)

Nhật ký Sendai (P16): Đi ngắm hoa anh đào ở Ogawara (tỉnh Miyagi)

Năm nay hoa anh đào nở sớm hơn mọi năm khoảng 2 tuần. Do đó, mặc dù Covid vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều người (trong đó có mình :p ) vẫn bất chấp đi ngắm hoa. Tất nhiên là khẩu trang và khử khuẩn luôn luôn trên người. Hoa năm nay đẹp lắm các bạn ạ. Mà đúng là phải đi mới thấy nó đẹp như nào, chứ chỉ quanh quẩn ở công viên như năm ngoái thì uổng lắm.

Tiếp tục đọc
Writing tips in Economics

Writing tips in Economics

This is a shortlist of tips from reputable institutions regarding the general rules for writing academic papers/dissertations in Economics. | Danh sách một số hướng dẫn hữu ích về việc viết luận, nghiên cứu, bằng tiếng Anh trong lĩnh vực Kinh tế học.

  • On the general academic writing by Prof. Nikolov (Harvard).
    A clear and concise guide with various handy examples and sentence expressions that should change your writing habit significantly.
    Inclined towards empirical presentation and research papers (not explicitly about thesis but still adaptable).
    Link: https://www.people.fas.harvard.edu/~pnikolov/resources/writingtips.pdf
Tiếp tục đọc
Nhật ký Sendai (P13): Tuyết và dự định của blog cho năm mới

Nhật ký Sendai (P13): Tuyết và dự định của blog cho năm mới

Cách đây 2 hôm, tuyết bắt đầu rơi rất dày ở Sendai, khác hẳn với năm ngoái. Việc đi lại từ trường về nhà, rồi đi chợ, đều trở nên khó khăn hơn. Được cái tuyết rơi dày và corona khiến mình có nhiều thời gian để suy nghĩ hơn. Nghĩ lại thì thời điểm này cũng đánh dấu ngót nghét hơn 1 năm qua đại học Tohoku để học tập. Điều may mắn nhất có lẽ là, càng học mình càng thấy kinh tế học vô cùng thú vị. Tất nhiên, kiến thức nhiều hơn, lý thuyết trừu tượng và nhiều jargons hơn, việc nghiên cứu cũng đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng toán và lập trình hơn, nhưng có lẽ phải học đến mức này mới biết kinh tế học thật sự thú vị.

Tiếp tục đọc

Nhật ký Sendai (P12): Hoa anh đào mùa Covid-19

Nhật ký Sendai (P12): Hoa anh đào mùa Covid-19

Xin chào. Đại dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng tại Nhật Bản, nhất là các thành phố lớn như Tokyo và Osaka. Tuy vậy, ở những thành phố khác với mật độ và lượng dân số ít hơn như Sendai chẳng hạn, thì dịch bệnh vẫn chưa thật sự nguy cấp lắm. Vì vậy, khi mà dịch chưa thật sự hoành hành một cách mạnh mẽ thì mình đã tranh thủ đi dạo ngắm nghía hoa anh đào nở. Có cái thú vị là lẽ ra mùa hoa anh đào năm nay sẽ được hưởng ứng rất lớn, bởi vì nó là mùa hoa anh đào đầu tiên dưới Niên hiệu Reiwa, mà ai ai cũng muốn liên hoan to nhân dịp này. Tất nhiên, mùa dịch bệnh, cách ly xã hội thì người ta không đổ ra các công viên để ngắm hoa và ăn chơi nhảy múa dưới tán cây được, nhưng hoa thì vẫn cứ nở thôi.

Tiếp tục đọc

Nhật ký Sendai (P11): Chào mừng đến với trường Tohoku

Nhật ký Sendai (P11): Chào mừng đến với trường Tohoku

Đã 3 năm kể từ bài viết Nhật ký Sendai cuối cùng, nhiều sự kiện đã xảy ra trong 3 năm đó và bây giờ mình lại đang có mặt tại Nhật Bản (một lần nữa). Kiyoshi sẽ tiếp tục học tập tại Nhật Bản trong vòng 2 năm tới cũng tại trường Đại học Tohoku, nhưng không phải dưới tư cách học sinh trao đổi như cách đây 4 năm mà sang học lấy bằng Thạc sĩ (cũng như thực hiện đề tài nghiên cứu liên quan đến Nhật Bản). Như các bạn đã biết thì mùa lá đỏ đã về, hãy cùng dạo quanh một vòng các campus khác nhau của trường Tohoku để xem phong cảnh đã thay đổi như thế nào nhé.

Tiếp tục đọc