Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ

Nhật ký Sendai (P21): Suy ngẫm về thuyết tương đối của ngôn ngữ

Các bạn có biết người Pirahã sống ở vùng Amazon, Brazil nói một thứ ngôn ngữ không có số không? Một số học giả nói rằng họ không biết đếm từng số một, mà chỉ có từ như “ít” và “nhiều” để phân biệt số lượng. Chính vì thế, những thổ dân này gần như không có khả năng lĩnh hội các khái niệm toán chính xác, chứ đừng nói đến đại số phức tạp. Việc ngôn ngữ chúng ta nói định hình khả năng nghĩ và tư duy của chúng ta được gọi là thuyết Tương đối của ngôn ngữ (linguistic relativity). Cá nhân mình thì rất đồng tình với giả thuyết này. Mình có dịp tiếp xúc với nhiều bạn sinh viên quốc tế ở trường Tohoku, và thường xuyên nói chuyện với họ khiến mình nhận ra nhiều đặc điểm rất thú vị mà chắc chắn có liên quan đến thuyết này.

Tiếp tục đọc
Advertisement
Cách gõ tiếng Việt và tiếng Nhật (Trung, Hàn) trong LaTeX

Cách gõ tiếng Việt và tiếng Nhật (Trung, Hàn) trong LaTeX

Thực ra với các package hiện tại thì gõ tiếng Việt trên LaTeX không khó lắm, vì gói ngôn ngữ babel hỗ trợ khá tốt vấn đề này. Tuy nhiên, gõ tiếng Nhật (hay Trung, Hàn, gọi chung là nhóm ngôn ngữ CJK) thì cần một số thủ thuật để việc nhập liệu của các bạn trở nên trơn tru hơn.

Tiếp tục đọc