Nhật báo Vienna 2021/07/15

Điểm lại một số bài báo nổi bật về kinh tế trên không gian mạng trong ngày.

Mình nghĩ những bài viết này khá bổ ích trong việc học tập cách phân tích dữ liệu kinh tế.

Ảnh hưởng của Lockdown (phong toả) lên thương mại quốc tế

Tựa gốc: The impact of lockdowns on international trade

Các lệnh phong tỏa và kiểm soát đi lại trong thời kỳ Covid đã gây ra nhiều gián đoạn lên thông thương quốc tế. Bài viết này chỉ ra rằng, thương mại song phương giảm nhiều nhất trong giai đoạn mùa xuân 2020 khi mà phong toả thời đó chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. Những lệnh phong toả vào nửa cuối 2020 thì có ít tác động lên thương mại hơn. Xu thế này tỏ ra khá rõ ràng ở các nước xuất khẩu, các lệnh phong toả gần như không có ảnh hưởng lớn đến thương mại song phương trong nửa sau của 2020.

Đây là bài nghiên cứu của Berthou và Stumpner (2021)

Biểu đồ dưới đây thể hiện sự thay đổi về thương mại của những hàng hoá đang được giao dịch (màu đỏ), thay đổi về lượng hàng hoá mới (entry trừ đi exit, màu xanh) và số lượng giao dịch (đường màu đen). Chú ý đây là dữ liệu YOY (year-on-year, so sánh với cùng kỳ năm trước đó).

Dữ liệu trên được tác giả tính toán theo số liệu lấy từ Trade Data Monitor (TDM) cho 31 quốc gia, chiếm 75% khối lượng hàng hoá giao dịch trên toàn cầu. Giá trị được đo bằng USD hiện hành. Cột màu đỏ là “continuing relations” thể hiện rằng hàng hoá vẫn đang được giao dịch (tức là có giá trị thông thương là dương). Giá trị ở cột màu xanh là “entry – exit”. Entry biểu thị các quan hệ thông thương mới được tạo ra trong vòng 12 tháng, còn exit là các quan hệ thông thường bị dừng trong vòng 12 tháng. Giá trị dương thể hiện rằng các giao dịch mới đã được tạo ra (như chúng ta thấy ở nửa sau, kể từ tháng 9/2020. Còn nếu giá trị là âm thì có nghĩa là thông thương ròng đã giảm, giống như chúng ta thấy trong giai đoạn từ tháng 3 đến hết tháng 8.

Biểu đồ tiếp theo ước tính ảnh hưởng của phong toả lên XNK.

Mức tin cậy là 95%. Biểu đồ cho biết xem là mức độ phong toả của nước đối tác (nước mà mình xuất khẩu đi) có quan hệ ra sao với sự thay đổi trong xuất, nhập khẩu. Có thể thấycác lệnh phong toả không còn có tác động mạnh mẽ lên thông thương như trước đây.

Note: Vertical axis: Year-on-year growth of monthly export value (Trade Data Monitor); Horizontal axis: University of Oxford’s lockdown stringency index. Based on Berthou and Stumpner (2021). Countries: AR Argentina; AU Australia; BE Belgium; BR Brazil; CA Canada; CH Switzerland; CL Chile; CN China; DE Germany; DK Denmark; ES Spain; FI Finland; FR France; GB United Kingdom; ID Indonesia; IL Israel; IN India; IT Italy; JP Japan; KR Korea; MX Mexico; MY Malaysia; NL Netherlands; NO Norway; NZ New Zealand; PL Poland; RU Russia; SE Sweden; TH Thailand; TR Turkey; US United States.

Bộ số liệu của tác giả cũng cho thấy, các nước có các lệnh phong toả càng chặt thì tỷ lệ thuận với mức giảm trong thương mại song phương càng lớn.

Thị trường lao động Australia: Có chút cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế.

Tựa gốc: Australian labour market – slow employment growth but unemployment continues to fall as population growth remains weak

Tóm tắt báo cáo về tình hình lao động vừa qua tại Úc (tháng 6/2021)

  • Việc làm tăng thêm 0.2%, con số là khoảng 29,100. Trong đó, việc làm toàn thời gian tăng thêm 51,600 còn bán thời gian giảm đi 22,500.
  • Số người mất việc làm giảm 22,000 xuống còn 679,100. Tỷ lệ thất nghiệp do đó giảm đi khoảng 0.2 điểm phần trăm xuống còn 4.9%.
  • Lực lượng lao động khá ổn định ở khoảng 66.2%
  • Tuy nhiên, thời gian làm việc hàng tháng đã giảm đi khoảng 1.8%. Underemployment hay underutilisation, mình tạm dịch là “Thiểu dụng việc làm” (hiểu nôm na là lao động có việc làm, nhưng số giờ làm không được tận dụng một cách tương xứng), trái nghĩa với “thâm dụng/ tận dụng việc làm” (. Có tổng cộng khoảng 1094 lao động như vậy, tăng 0.5% lên chiếm khoảng 7.9%.
Sự hồi phục khá nhanh của Covid-19 cho thấy đây đơn thuần là cú sốc không mang tính cấu trúc cho lắm. Số liệu cho thấy nó có nhích nhẹ gần đây, chủ yếu là do các tác động của các biện pháp phong toả mới

Vì đây là dữ liệu hằng tháng, nên chúng ta cần thận trọng trong việc diễn giải nó. Tác giả bài viết có đưa ra một số nhận định sau.

  • Số lượng việc làm đang tăng trở lại, mặc dù có vẻ khá khiêm tốn. Sự chuyển dịch về cơ cấu lao động (full-time tăng, part-time giảm) cho thấy một số ngành được hưởng lợi, trong khi đó nhiều ngành chịu thiệt thòi nhiều hơn. Bản chất các công việc part-time cũng thường có trong các ngành dịch vụ ăn uống, khách sạn.
  • Mặc dù có thay đổi tích cực về lượng nhưng những thay đổi về chất vẫn còn hạn chế. Điều này thể hiện ở mức tăng underemployment. Điều này được cộng hưởng là từ các quyết định phong toả gần đây ở Victoria hay Sydney ở Úc, khiến cho thời gian làm việc giảm đi.
  • Các lệnh phong toả biên giới cũng khiến cho dân số của Úc tăng trưởng chậm lại. Việc không có lao động nhập cư khiến các nhà quản lý buộc phải hấp thụ những người mất việc làm/ đang thất nghiệp một cách nhanh chóng hơn để có thể duy trì sản xuất.

Photo by Scott Blake on Unsplash
Advertisement

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.