Ngày hiến pháp Nhật Bản (3 tháng 5)

Ngày mùng 3 tháng 5 hằng năm được gọi là Ngày kỉ niệm ra đời Hiến pháp Nhật Bản hiện đại (憲法記念日 Kenpō Kinenbi), hay gọi tắt là Ngày Hiến pháp Nhật Bản. Vào ngày này cách đây 68 năm (3/5/1947), hiến pháp của nước Nhật Bản được soạn thảo bởi tướng McArthur đã được ban hành sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, chấm dứt thời kì chế độ quân chủ ở Nhật Bản, đưa Nhật Bản đi theo thể chế Dân chủ Tam quyền phân lập giống như Hoa Kì. Điều luật số 9 trong bản Hiến pháp này cũng đã ngăn cản Nhật Bản có những hành động tiến hành chiến tranh trong tương lai.

Ngày Hiến pháp Nhật Bản ra đời

Giống như Nhật Bản, tại Hoa Kì cũng có ngày kỉ niệm Hiến pháp, diễn hằng năm vào ngày 17 tháng 9, nhằm tưởng nhớ đến ngày Bộ Hiến pháp đầu tiên của Hoa Kì được kí vào năm 1787. Mọi trường học tại Hoa Kì vào ngày này sẽ tổ chức các giờ học lịch sử và Hiến pháp Hoa Kì.

Hiến pháp Nhật Bản ngày nay được kí và thông qua bởi Quốc hội Nhật Bản vào năm 1947 như một phần trong thỏa thuận kết thúc sự bảo hộ và giám sát của Hoa Kì sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, tạo điều kiện để Nhật Bản phục hồi kinh tế và đi theo con đường Dân chủ. Cần phải hiểu rằng Hiến pháp đó không phải hoàn toàn do người Nhật nghĩ ra mà được soạn thảo dựa trên chính Hiến pháp của Hoa Kì với một số sửa đổi cần thiết, dưới bàn tay của Douglas McArthur.

Tướng McArthur (trái) và Nhật hoàng Hirohito (phải). Tướng McArthur là người góp công rất lớn trong công cuộc thúc đẩy nền dân chủ của Nhật Bản và tái thiết đất nước này sau Đệ nhị thế chiến.

Thực tế, trước đó chính phủ Nhật Bản cũng đã tự viết ra một bản Hiến pháp Minh Trị, nhưng trong đó chứa quá nhiều cái gọi là “kokutai” (国体), có nghĩa là “quốc thể”. Kokutai nhấn mạnh đến thể diện quốc gia, danh dự quốc gia, phẩm giá của quốc gia, nền chính trị của quốc gia, bản sắc của quốc gia, dựa trên nền tảng là sự trị vì của Thiên hoàng”. Hiểu cho đơn giản, đây là sắc thái rất cao của Chủ nghĩa dân tộc của Nhật Bản, những gì làm cho người Nhật Bản mang chất “Nhật Bản”, coi dân tộc mình là tối cao. Chính ý nghĩ này cũng là một nhân tố đưa Nhật Bản vào con đường chiến tranh.

Do đó, khi chiến tranh kết thúc, Hiến pháp đó phải được viết lại để mang lại nhằm nhiều tính dân chủ và tự do hơn giống như các nước phương Tây và Mỹ. Trong bản Hiến pháp cũng có điều luật số 9 đề cập như sau: ”

  1. Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe doạ bằng vũ lực.
  2. Để thực hiện mục đích ghi ở trên, lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận.

Vì sao nó lại quan trọng với Nhật Bản ?

Đầu tiên, đó là “kokutai”. Douglas McArthur phải loại bỏ tất cả những gì liên quan đến “kokutai” vì nó quá tập trung vào quyền lực dành cho Thiên hoàng, điều này trái với những nguyên tắc của những người làm luật và lãnh đạo người da trắng lúc bấy giờ, chủ trương theo con đường Dân chủ quyền lực phân tán.

Kokutai is a notoriously slippery term, sometimes translated into English as “national polity” and often as “national essence.” Kokutai, which was hotly debated in Japan starting in the late Tokugawa period, might be best understood as those qualities that make the Japanese “Japanese.”

Kokutai là một từ bắt nguồn từ Nhật Bản, biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc. Khởi đầu từ thời Mạc Mạt và kéo dài suốt thời Minh Trị duy tân, nó được coi như một tư tưởng giúp định hình tính cách Nhật Bản và thể diện, phẩm giá quốc gia, còn được hiểu là những tố chất làm cho người Nhật “mang tính Nhật Bản”.

Nhật Bản phải gạt đi chủ nghĩa dân tộc, trở nên khiêm tốn nhún nhường từng bước vượt qua khó khăn sau chiến tranh. Nhật Bản phải nhận thức vị trí của mình trên bản đồ thế giới hiện đại, không chỉ với vai trò là đối tác kinh tế của Mỹ mà còn có thể là một đồng minh thân cận với Mỹ, cả trong chiến tranh (nếu xảy ra) và trong hội đồng bảo an LHQ. Nếu muốn thể hiện sức mạnh của dân tộc, Nhật Bản phải cho thấy mình là một cường quốc kinh tế, thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của Hoa Kì để tự mình đứng lên, chứng minh Nhật Bản là một nước dẫn đầu chứ không phải là một nước theo sau. Đây là điều quan trọng tác động đến sự phát triển thần kì sau đó của Nhật Bản và định hình phần nào bản sắc dân tộc Nhật Bản.

Một lí do quan trọng nữa là ở tính biểu tượng của nó. Với việc đi theo thể chế tương tự như Anh quốc, Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên theo thể chế Cộng hòa Đại nghị và Quân chủ lập hiến, tước bỏ quyền lực chính trị của Nhật hoàng và trao quyền vào tay nhân dân và Quốc hội, gia tăng tối đa tính dân chủ của một đất nước. Ba nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước Nhật Bản bao gồm cơ quan lập pháp (Nghị viện), hành pháp (Nội các) và tư pháp (Toà án tối cao) của Nhật Bản. Và bộ máy này đã thực sự phát huy hiệu quả của mình trong việc điều hành đất nước và đưa quốc gia trở nên thịnh vượng. Với vai trò là người tiên phong Nhật Bản là một hình mẫu lí tưởng cho các quốc gia khác học tập sau này như Hàn Quốc, Thái Lan, …

Người Nhật kỉ niệm ngày này như thế nào ?

Có rất nhiều hình thức kỉ niệm ngày lễ lớn này tại Nhật Bản.

Hàng nghìn người và học sinh, sinh viên sẽ tham dự các khóa học nâng cao hiểu biết về lịch sử cũng như Hiến pháp Nhật Bản.

Tòa nhà quốc hội Nhật Bản (National Diet Building)

Vào ngày này, tòa nhà Quốc hội Nhật Bản ((国会議事堂 – kokkai gijido) cũng sẽ mở cửa đón khách tham quan, vốn bình thường nghiêm cấm dân thường vào trong. Rất nhiều người có thể vào chiêm ngưỡng tòa nhà quyền lực nhất Nhật Bản cũng như chụp những bức ảnh quý giá.

Ngày Hiến pháp cũng là ngày nằm trong chuỗi Tuần lễ vàng tại Nhật Bản, vì thế đây là dịp để người dân tham gia các lễ hội mùa hè, đi du lịch cũng như mua sắm đồ giảm giá.

Nguồn:

Constitution Memorial Day (憲法記念日)“, study.gaijinpot.com

Constitution Memorial Day“, web-japan.org

Constitution Memorial Day: May 3rd“, thesoulofjapan.blogspot.com,  May 6, 2015

Hiến pháp Nhật Bản“, Wikipedia

Kokutai“, Wikipedia

Douglas McArthur“, Wikipedia

Advertisement

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.