Việc mượn các từ nước ngoài để bổ sung cho từ vựng nước mình từ lâu đã chẳng có gì là lạ. Chẳng thế mà có nhiều từ tiếng Anh được vay mượn từ tiếng Nhật như tsunami, karaoke, tycoon,… và tương tự, nhiều từ tiếng Nhật đọc lên giống y hệt tiếng anh như カメラ、ネクタイ、ラジオ… Những từ được vay mượn trực tiếp như trên được người Nhật gọi là gairaigo (外来語). Tuy nhiên, còn một hình thức vay mượn ngôn ngữ nữa sáng tạo hơn mà người Nhật gọi là wasei eigo (和製英語) – những từ tiếng Anh made-in-Japan.
Wasei eigo không phải là tiếng Anh, mặc dù những từ của nó đều lấy nguồn gốc từ tiếng Anh, tuy nhiên những từ này được kết hợp với nhau một cách rất “dị” và sáng tạo theo ý muốn của người Nhật. Như nhà ngôn ngữ học Ishino Hiroshi từng nói: “Bảng chữ cái Latin thuộc về tất cả mọi người !” (cả những người dùng chữ tượng hình), người Nhật cũng có các cách kết hợp và sử dụng từ mượn theo cách riêng của mình, sau đó họ phủ lên chúng một tấm áo “katakana” (chữ cứng) và thế là wasei eigo ra đời. Những từ ngữ này bắt đầu có mặt vào thời Minh Trị (1868) và ngày càng mở rộng, đặc biệt là trong kinh doanh và được sử dụng rộng rãi.
Ngày nay các bạn có thể bắt gặp wasei eigo ở mọi nơi, trên truyền hình, NHK, trên các băng biển quảng cáo, tạp chí hay trên các con phố. Và ngày càng ngày càng nhiều wasei eigo được sáng tạo ra khi mà Nhật Bản tiếp nhận và giao lưu với các nền văn hóa khác.
Dưới đây là một số wasei eigo phổ biến nhất, và từ nào cũng vô cùng đặc biệt.
100% nguyên liệu là “tiếng Anh”
In Key (インキー)

HELP !
Đã bao giờ các bạn trải qua tình huống để quên chìa khóa xe bên trong và không thể cạy mở cửa xe ô tô ra chưa? Tình huống này chính là In-Key (インキー)
インキーしてしまったらどうすればいいのか?
Em vừa bị in-key (để quên chìa khóa trong xe), làm sao bây giờ 😥
Goal In (ゴールイン)
Trong thể thao khi ai đó ghi bàn thắng quyết định, ghi điểm winner trong tennis hay cán vạch đích đầu tiên, người ta gọi đó là goal-in. Tuy nhiên từ này không chỉ được dùng trong thể thao mà còn có thể được dùn trong các tình huống khác, như khi bạn giành được kết quả như ý hay làm được một điều gì đó mà bạn đang cố gắng đấu tranh để đạt được, chúc mừng bạn đã goal-in. Người Nhật còn dùng từ goal-in khi kết hôn.
一度別れてもカップルがゴールインすると、幸せですね。
Cặp đôi đó dù đã từng chia tay 1 lần nhưng vẫn goal-in (kết hôn lần nữa), thật là hạnh phúc.
My Pace (マイペース)

m…a…i….pe…su….
Bạn nào rành tiếng Anh cũng có thể đoán ra được từ này ám chỉ việc làm một điều gì đó theo nhịp độ mà mình mong muốn, tuy nhiên nó còn có thể được mở rộng ra thành làm một điều gì đó theo cách của bạn, nói cách khác, không bị ảnh hưởng hay tác động bởi người khác.
彼女はマイペースでやる。
Cô ấy tự làm theo my space (làm theo ý của riêng cô ta).
My Boom (マイブーム)
“Boom” là một từ wasei eigo rất phổ biến dùng để chỉ xu thế hay một sở thích nào đó, ví dụ như “K-pop boom”. “My boom” dùng để diễn tả sở thích hay sự cuồng của một ai đó.
皆さんのマイブーム教えてください
Các bạn hãy chia sẻ my boom của mình (ý là sở thích)
なぜだか急に卵がマイブーム
Vì một lý do gì đó, trứng là my boom của tôi ( ở đây là món ăn ưa thích)
My Bag (マイバッグ)

rejibukuro
My Bag dùng để chỉ những túi đựng đồ có thể tái sử dụng mà bạn có thể tự do chọn kiểu dáng, kích cỡ và chất liệu. Rất nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị ở Nhật Bản tổ chức chiến dịch “My Bag Movement” nhằm khuyến khích người dùng sử dụng My Bag (túi do chính mình đem đi) thay vì sử dụng các túi nhựa ở siêu thị (gọi là reji bukuro), những chiếc túi mà nhân viên thu ngân dùng để đưa hàng hóa vào và đưa cho khách. Việc sử dụng My Bag không những giúp siêu thị/ cửa hàng giảm chi phí mua túi mà còn giúp bảo vệ môi trường nữa.
マイバッグを使用して、レジ袋削減に取り組みましょう
Hãy sử dụng My Bag để giảm thiểu túi nhựa !
Pink ピンク
Ví dụ như Pink Salon (ピンサロ), Pink Chirashi ( ピンクチラシ), Pink Eiga (ピンク映画),… Chắc các bạn cũng không đoán ra được đâu. Pink ở đây được dùng đằng trước một danh từ để chỉ các đồ vật, địa điểm có liên quan đến văn hóa phẩm không lành mạnh (XXX). Ví dụ Pink Eiga là phim con heo, Pink Salon thường được treo trên các biển gần quán bar hay hộp đêm còn Pink Chirashi là các tờ bướm giới thiệu những nơi “hồng” khác.
ピンサロで働いている女の子を本気で好きになってしまいました。
Tôi yêu cô gái làm ở pink salon (hộp đêm) mất rồi.
Cost Down (コストダウン)
Trong wasei eigo thì thường “down” hay “up” dùng để chị sự “giảm” hay “tăng”, thế nên cost down có nghĩa là giảm giá.
私たちはコストダウンを目指している。
Chúng tôi đang chờ đợt cost down (giảm giá).
Manner Up (マナーアップ)
Như đã nói ở trên, “up” mang hàm ý tăng lên, và マナー (manner) là thái độ, cử chỉ, cách cư xử. Manner là một dấu hiệu đặc trưng của xã hội Nhật Bản, trong các công ty và đặc biệt là những nơi công cộng. Manner up nghĩa là “nâng cao và cải thiện các cách cư xử của mình”, những tấm poster “manner up” thường được dán rất nhiều xung quanh các trường học, đồn cảnh sát,…
図書館では、定期的にマナーアップキャンペーンを行っています。
Chiến dịch “manner up được tổ chức định kì tại thư viện.
Image Down/Image Up (イメージアップ/イメージダウン)
Tại Nhật Bản, các công ty, người mẫu diễn viên ca sĩ nổi tiếng và các nghị sĩ thường có các tấm poster hình được treo ở những nơi công cộng. Từ Image dùng để chỉ “uy tín, hình ảnh” của họ. Khi hình ảnh của họ trở nên tốt đẹp hơn trong mắt mọi người, đó là image up. Ngược lại, khi hình ảnh, danh tiếng của họ trở nên xấu đi, bị hủy hoại thì đó là image down.
当選したいなら、イメージアップするつもりでないとね。
Nếu anh muốn được bầu thì phải lên kế hoạch image up đi. (lăng xê hình ảnh của mình)
このスキャンダルにより我が社はひどくイメージダウンしてしまった。
Vì cái xì-căng-đan này mà công ty bị image down. (hạ uy tín).
Nửa anh nửa Nhật
Butter Kusai (バタ臭い)

Amerika kusai !
“Mùi bơ”, thế nào là bốc “Mùi bơ”. Tính từ này nhằm diễn tả những vật/thứ/người có vẻ Tây tây, có vẻ Mỹ, những thứ “sặc mùi Mỹ”, “sặc mùi tây”. Ví dụ như khi các bạn xem anime Cowboy Bebop vậy.
そのブランド戦略専門家は、新商品にバタ臭い名前を付けるように言った。
Chuyên gia chiến lược về thương hiệu khuyên tôi nên lấy một cái tên “sặc mùi bơ”. (ý là tên tiếng Anh).
こんなバタ臭いセーラームーンは嫌だ。
Phim Sailor Moon “sặc mùi bơ” (chắc do Mỹ làm) này thật không thể chấp nhận được !
Datsu Salaryman (脱サラ)
Các bạn đã từng nghe đến salaryman – tầng lớp làm công ăn lương ở Nhật Bản rồi nhỉ. Vậy từ này đi kèm với nó thành một cặp. Datsu-Sara nghĩa là anti-salaryman, như kiểu bỏ việc, thôi việc, không chấp nhận làm salaryman cả đời cho 1 công ty nào đó nữa, thay vào đó tôi sẽ mở một công ty riêng của mình chẳng hạn.
脱サラした !
I quit !
Oyaji Gag (オヤジギャグ)
gag ở đây giống như là một câu nói vui, một câu nói đùa thì đúng hơn. Các ví dụ về Oyaji Gag các bạn có thể hiểu sau khi xem qua 2 ví dụ sau:
アルミ缶の上にあるみかん
Arumi kan no ue ni aru mikan.
Trên lon nước nhôm có quả cam.

アルミ缶の上にあるみかん
新しいのがあったらしい
Atarashii no ga atta rashii
Trông có vẻ mới.
Gai Talent (外タレ)

BOSS Tommy Lee Johns !
“gai” là chỉ người ngoại quốc, còn “talent” để chỉ người nổi tiếng, gai talent là những ngôi sao ngoại quốc, những người nổi tiếng trên thế giới.
好きな外タレいっぱい来日する
Rất nhiều gai talent sắp sang Nhật đó.
Nomyunication (ノミュニケーション)
Đây là một từ khá thú vị, ra đời từ rất lâu, và nổ rộ vào thời kinh tế Nhật thăng hoa, nhưng ngày nay không còn mấy ai biết. Đây là một sự kết hợp giữa từ 飲む – nomu nghĩa là “uống” và communication trong tiếng anh. Đến đây nhiều bạn đã đoán ra đó là từ để chỉ việc “uống” để “nói chuyện làm ăn” vì khi “say”, người ta dễ dàn thỏa thuận kinh doanh hơn (!) Đây là một triết lý của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thập iên 80 khi việc “uống” giữa công ty với khách hàng và trong nội bộ công ty là một điều rất phổ biến. Ngày nay, do tính chất của các hợp đồng nên triết lý này đã mất đi trên thương trường, và giờ chỉ còn đọng lại trong quá khứ của các bậc lão niên.
そもそも、ノミュニケーションというのが出来たのは、高度経済成長時代に、会社運営を円滑に行うために思考錯誤された結果であると考えられる。
Ban đầu, nomyunication sinh ra trong thời kì kinh tế tăng trưởng cao, người ta nghĩ rằng các công việc kinh doanh sẽ diễn ra suôn sẻ hơn khi đang say xỉn.
Homodachi (ホモ達)

Alan Turing
Là sự kết hợp giữa homosexual và tomodachi, nghĩa là “bạn đồng tính nam”.
プーチン君とメドベージェフ君はホモ達ですか。
Putin và Medvedev có phải là homodachi? (vui thôi nhé 😛 )
Bubble Keizai (バブル経済)
“Kinh tế bong bóng”. Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ này có những đặc điểm như đồng Yên cao giá so với Dollar Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá tài sản (bất động sản lẫn tài sản tài chính) cao, tiêu dùng mạnh. Khi bong bóng vỡ, Nhật Bản bắt đầu rơi vào thời kì suy thoái và giảm phát.
日本側は、日本経済がバブル経済崩壊後、最も長い期間の経済回復を続けていることを強調した。
Phía Nhật bản nhấn mạnh rằng nền kinh tế Nhật Bản đang trải qua thời kì phục hồi dài nhất kể từ khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ.
Elite Shain (エリート社員)

Elite Shain
Nghĩa là “nhân viên ưu tú”, giống như kiểu mấy nhân viên văn phòng ở phố Wall, vét đen giày bóng ấy.
田口氏は、かつては将来を嘱望されたエリート社員だった。
Taguchi đã từng là được kì vọng là elite shain (nhân viên ưu tú).
Cushion Kotoba (クッション言葉)
“Từ gối”, nó nghĩa là gì ? Trong tiếng Nhật, đặc biệt là kinh doanh, chúng ta bắt gặp rất nhiều từ ngữ mang ý khiêm nhường, những từ ngữ khiêm tốn, hay những câu nói cố định giúp làm giảm sự nghiêm trọng của tình huống, giữ mọi sự yên ổn,… thì những từ ngữ đó được gọi là Cushion Kotoba, vì nó nghe “êm tai”, tránh căng thẳng và dễ thuyết phục người nghe.
Apo Nashi (アポなし)
Có nghĩa “không hẹn trước”. Thông thường các wasei eigo khác, từ “nashi” đứng sau danh từ nào đó thì mang nghĩa phủ định.
アポなしでご来社頂いても応対しかねますのでご留意下さい
Chú ý rằng nếu anh đến thăm công ty mà aponashi (không hẹn trước) thì chúng tôi sẽ không tiếp.
Kyoiku Mama (教育ママ)
“Mẹ giáo” (bà mẹ giáo dục). Đây không phải là một từ mang nghĩa gì tốt đẹp, mà mang tính châm biếm. Kyoiku Mama chỉ những người mẹ bị ám ảnh bởi điểm số của con cái, liên tục đốc thúc và ép con mình đạt được điểm cao, có thành tích này nọ. Đặc điểm “châm biếm” của các bà mẹ này là cặp kính nhọn hoắt, luồn cơm vào phòng cho thằng con đang học ăn hay đang dạy con học. Đây vẫn là môt hiện trạng tại Nhật, khi phụ huynh đặt kì vọng quá cao vào con cái.
あの私立校には特に教育ママが多いという評判だ.
Cái trường tư đó nổi tiếng vì có lắm kyoiku mama.
教育ママではなくても優秀な子を育てた方は?
Làm sao để vẫn nuôi dạy con tốt mà không trở thành Kyoiku Mama ?
( còn tiếp)
————–
Nguồn:
“Wasei-Eigo: I Can’t Believe It’s Not English!” by Chelsea Bernard, Tofugu, October 27, 2014
Pingback: Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá – Nippon Kiyoshi Blog
Người Nhật bỏ văn hóa kí hợp đồng trên bàn nhậu từ thập niên 80 mà VN mình hiện giờ vẫn còn tồn tại. Kéo theo số tiền uống bia rượu còn nhiều hơn xuất khẩu lúa gạo. Nghĩa thấy buồn cười thật. Bảo sao cứ nghèo mãi nhỉ!
ThíchĐã thích bởi 1 người
Mình luôn nghĩ là do giáo dục. Nếu như nền giáo dục của nước mình mà làm tốt hơn thì có lẽ thế hệ sau sẽ không mắc phải sai lầm của thế hệ trước nữa. Có lần mình trò chuyện với một bác người Nhật, bác thấy vô cùng sửng sốt khi học sinh ở VN không hề được học giáo dục giới tính… Nếu nền giáo dục này không thay đổi thì VN có trăm năm nữa vẫn sẽ lố nhố như bây giờ, không khá lên được đâu.
ThíchThích