Truyện kể Kanji số 2: Trà

Ở kì trước, chúng ta đã được biết về câu chuyện thú vị về chữ Hán 田 và nguồn gốc vì sao người Nhật có 2 cách gọi để chỉ ruộng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chữ Hán 茶 (trà), xung quanh Trà ẩn chứa rất nhiều thông tin vô cùng thú vị.

 

Có một sự thật về “trà”, đó là trên mọi thứ tiếng trên thế giới, chỉ tồn tại 2 cách phát âm duy nhất chỉ “trà”, đó là /te/ và /cha/. Các bạn hãy nhìn vào bảng liệt kê dưới đây.

Các bạn có thấy sự khác biệt rất rõ ràng không ? Mặc dù có một số âm bị biến dạng nhưng ta vẫn thấy được sự đồng nhất giữa cách phát âm của các nước nằm cùng 1 cột. Nguyên nhân của sự khác nhau này nằm cái cách mà trà được truyền bá trên khắp thế giới.

Trà được lan truyền như thế nào ?

Từ đầu thế kỉ XVII, thì việc giao thương bằng đường biển giữa các quốc gia đang dần phát triển, và một trong những cái nôi tinh hoa của nền văn minh nhân loại, Trung Quốc cũng mở rộng giao thương với rất nhiều quốc gia khác, đặc biệt là với châu Âu qua đường biển. Và người ta cho rằng, văn hóa trà được lan truyền đến châu Âu bằng con đường này, đường biển.

Tuy nhiên, từ trước đó một thế kỉ, con đường Tơ lụa vẫn là con đường giao thương ngắn nhất giữa Trung Quốc với các quốc gia ở mặt bên kia của quả địa cầu. Mặc dù gần như chắc chắn trà cũng nằm trong các món đồ thương mai được giao dịch qua con đường này, nhưng người ta vẫn chưa tìm ra bằng chứng chứng minh điều đó.

Chính vì có 2 con đường lan truyền, mua bán trà mà nó sinh ra 2 cái tên riêng biệt như chúng ta thấy ở biểu đồ trên.

Cùng để chỉ trà, người Quảng Đông và người Bắc Kinh gọi là CHA và người Phúc Kiến gọi nó là TE.

Trà và Chè ?

Theo SGK thì “Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản.” Bây giờ các bạn có thể thấy các nước mà con đường tơ lụa đi qua đều mang cách phát âm của người Bắc Kinh và Quảng Đông, đó là /cha/. Trong tiếng Mông Cổ, tiếng Hindi, tiếng Ả rập, tiếng Thổ và tiếng Hy Lạp, tiếng Nhật và Hàn đều gọi “trà” là /cha/. Tiếng Việt cũng không ngoại lệ.

Con đường tơ lụa

Trong khi đó, các nước châu Âu khác, với giao dịch hàng hải phát triển, thường xuyên giao thương với vùng của Trung Quốc gọi trà là /che/ thì cũng lấy luôn cách gọi này để chỉ trà. Bắt đầu từ Anh Quốc, TBN rồi lan ra gần khắp châu Âu. Và nghiễm nhiên, về sau khi mà các nước này đi xâm chiếm thuộc địa, họ cũng bắt người dân bản địa phải gọi trà theo cách của họ. Đó là lý do vì sao các bạn thấy theo con đường tơ lụa, lẽ ra người Ấn Độ phải gọi trà là CHA (theo tiếng Hindi), nhưng vì họ từng có thời gian bị thực dân Anh chiếm đóng nên một phần lớn (phía Nam Ấn Độ) bây giờ gọi CHA theo người Anh, đó là tea.

Có thể có người sẽ thắc mắc vì sao trong khi cả thế giới phân ra làm 2 cực CHA và TE thì người Anh (cùng với thuộc địa của họ) lại gọi trà là TI. Điều này là do sự biến đổi cách phát âm của tiếng Anh cổ sang tiếng Anh hiện đại. Như mọi người đã biết thì tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Giéc-manh (tiếng Đức) nên hầu hết cách phát âm của tiếng Anh cổ đều giống như tiếng Đức. Cho đến thế kỉ XVII, âm “ae” vẫn được người Anh phát âm là /e/. Nhưng sang đến thế kỉ XVIII thì nó được chuyển sang phát âm thành /i/ (theo Wiki). Trà đã được du nhập vào Anh từ thế kỉ XVII, và được viết là “tea”, đọc là /te/. Tuy nhiên sang đến thế kỉ XVIII thì mặc dù cùng là từ “tea” nó lại bị đọc thành /ti/. Sau đó đế quốc Anh mở rộng bành trướng, bắt đầu từ năm 1815, đã tạo ra những ảnh hưởng lên thế giới, mà điển hình là cách phát âm từ trà của Ấn Độ (Anh chiếm đóng Ấn Độ vào những năm 1820).

Một điểm ngoại lệ nữa là Bồ Đào Nha. Trong khi các nước Châu Âu gọi trà là TE thì người Bồ lại gọi là CHA. Vào thời kì này, người Bồ đang cai trị vùng Macao (nói tiếng Quảng Đông) và nghiễm nhiên gọi là trà là CHA vì lẽ đó.

Trường hợp của Việt Nam, trà hay chè ?

Đọc hết phần này, hẳn sẽ có nhiều người đang băn khoăn thắc mắc rằng, thế Việt Nam thuộc nhóm nào trong 2 nhóm kia, vì ở Việt Nam cũng tồn tại 2 CHA và TE. Trong tiếng Việt và tâm thức của người Việt thì chè chính là để chỉ các sản phẩm làm từ lá cây chè có nguồn gốc thuần Việt, còn trà là thì thường là để chỉ các thức uống cũng làm từ lá cây chè nhưng có nguồn gốc từ nước ngoài, ví dụ như trà ô long, trà mạn, trà sen,… có nguồn gốc từ Trung Hoa hay trà Anh quốc, trà sữa, trà chanh… bắt nguồn từ phương Tây. Hầu hết chúng ta khi nhìn thấy hình thức trà túi lọc thì đều gọi là trà, trong khi đó loại sử dụng lá chè (trực tiếp hoặc đã qua chế biến) mà cho vào ấm, đổ nước sôi vào rồi rót ra thì sẽ được gọi là chè.

Vì sao lại có sự khác biệt này ? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thật sự rõ ràng. Chỉ biết rằng, Tiếng Việt hiện đại là một sự tổ hợp của tiếng Trung, tiếng Latin, bảng chữ cái vay mượn từ tiếng Bồ, dấu vay mượn từ tiếng Hy Lạp, trải qua 1000 năm Bắc thuộc và hơn 60 năm Pháp thuộc…

Nếu các bạn có suy đoán và suy luận gì, hãy thoải mái comment ở phía dưới nhé 🙂

< Đọc Truyện kể Kanji số 1 : Ruộng 田 >

 

Nguồn:

角山栄「茶の世界中」(中央公論新社)より構成

Con đường tơ lụa, Wikipedia

History of English, Wikipedia

Nguồn gốc tiếng Việt, Wikipedia

 

 

Advertisement

4 thoughts on “Truyện kể Kanji số 2: Trà

  1. Pingback: Truyện kể Kanji số 2 – yunjpblog

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.