Truyện kể Kanji số 1: Ruộng

Chết chết, dạo này rêu mốc mọc đầy nhà Kiyoshi mất rồi. Trở lại với blog, kể từ hôm nay mình sẽ bắt đầu giới thiệu một loạt bài viết về những điều thú vị xoay quanh kanji và tiếng Nhật. Mở đầu cho series này sẽ là bài viết về những điều thú vị xoay quanh chữ Kanji vỡ lòng với những ai học tiếng Nhật, đó là chữ Điền (田).

田 là ruộng nào ?

Câu chuyện đầu tiên là về chữ Điền, nghĩa là ruộng. Thực chất những ai đã và đang học tiếng Nhật đều có thể để ý thấy rằng trong tiếng Nhật có hai chữ Hán chỉ ruộng. Đó là tanbo (田んぼ) và hatake (畑).

Mặc dù đều có nghĩa là “ruộng” nhưng thực tế chúng hơi khác nhau một chút. Tanbo có nghĩa là ruộng trồng lúa nước, còn hatake là ruộng đất khô, không có nước, dùng để trồng rau củ quả và lúa mì. Sự khác biệt này sinh ra từ đâu?

Lí giải cho điều này, có giả thuyết cho rằng đó là do ảnh hưởng của Trung Quốc. Vào thời chữ Hán được du nhập vào Nhật Bản, tiếng Trung chỉ có duy nhất 1 chữ Hán để chỉ cả ruộng lúa nước và ruộng trồng rau (田). Khi chữ Điền như ta thấy ngày nay sang Nhật Bản, nó liền được người Nhật hiểu là ruộng trồng lúa nước. Sau đó vì muốn phân biệt nó với ruộng trồng rau nên đã sáng tạo thêm một chữ Kanji nữa, và thế là hatake của chúng ta ra đời.

Thực chất là 2 chữ Hán cùng để chỉ Hatake. Chữ Hatake mà chúng ta đang được học, bắt nguồn từ việc loại ruộng này trước khi sử dụng để trồng hoa màu thì cần được đốt cháy để tạo thêm một số chất dinh dưỡng. Điều đó giải thích vì sao nó đươc tạo thành bởi 2 chữ lửa và ruộng. Ngoài ra còn một chữ hatake nữa mặc dù ngày nay ít được sử dụng 畠. Do loại ruộng này không được thêm nước nên người ta xem như “ruộng trắng”. Thế nên trên chữ “điền” mới xuất hiện chữ “bạch”. Cùng thời điểm văn minh Trung Hoa xâm nhập Nhật Bản có Triều Tiên. Cũng giống như Nhật Bản, họ cũng du nhập chữ Hán từ Trung Quốc. Tuy nhiên họ lại hiểu chữ 田 dùng chỉ loại ruộng rau, tương đương với hatake trong tiếng Nhật. Và họ cũng muốn phân biệt nó với ruộng trồng lúa nước, nên cũng tự sáng tạo thêm một chữ Hán cho riêng mình. Đó là chữ 畓 (đọc là “dap”). Vì là ruộng lúa nước nên có thê hiểu vì sao người Triều Tiên sáng tạo ra được chữ Hán này.

Vì sao được du nhập cùng một lúc mà lại có sự khác nhau như vậy giữa Triều Tiên và Nhật Bản ? Nói một cách dễ hiểu thì từ xa xưa, phía Bắc Trung Quốc là nơi tập trung trồng hoa màu trên ruộng đất khô như lúa mì, rau củ. Triều Tiên chịu ảnh hưởng bởi văn minh vùng này nên coi chữ 田 là để chỉ ruộng khô. Trong khi đó Nhật Bản lại chịu ảnh hưởng của vùng phía Nam và vùng trung tâm Trung Quốc, nơi tập trung trồng lúa nước nên khi chữ 田 ở vùng này chạy sang Nhật Bản, nó mang nghĩa là ruộng lúa nước.

華北 : phía bắc TQ  華中 : miền Trung TQ  華南 : phía nam TQ  中国 : Trung Quốc  朝鮮半島: bán đảo Triều Tiên  日本 : Nhật Bản

Ở Việt Nam thì sao nhỉ ?

Hình như chúng ta cũng chỉ có 1 chữ Hán duy nhất để chỉ 2 loại ruộng này.

Nguồn:

『文明はどのように伝わったか2「田と畑」』、留学生の日本語・読解編、89ページ

Advertisement

3 thoughts on “Truyện kể Kanji số 1: Ruộng

  1. Pingback: Truyện kể Kanji – yunjpblog

  2. Pingback: Truyện kể Kanji số 2: Trà – Khám phá Nhật Bản cùng Kiyoshi

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.