Câu chuyện thứ 3 ngày hôm nay liên quan đến một chữ khá quen thuộc trong tiếng Việt nhưng trong tiếng Nhật được xếp dành cho trình độ 1 kyu, đó là chữ “mâu thuẫn”. Đây là một câu chuyện mặc dù ngắn nhưng lại rất thú vị, kể về sự tích ra đời của từ “mâu thuẫn” và vì sao nó lại mang ý nghĩa đó.
矛: Đây là chữ “mâu”, nghĩa là “cái giáo”. Âm Nhật đọc là ほこ, âm Hán đọc là む
盾: Đây là chữ “thuẫn”, nghĩa là “cái khiên”. Âm Nhật đọc là たて, âm Hán đọc là じゅん
Ghép 2 từ này lại, 矛盾 thành từ むじゅん, “mâu thuẫn”. Nghĩa là gì thì chắc ai cũng hiểu, nhưng cái mình muốn kể là câu chuyện đằng sau hai từ này (có bản tiếng nhật ở phần cuối). Hi vọng ai đọc xong cũng sẽ ghi nhớ luôn câu chuyện và từ むじゅん(矛盾) 🙂

hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Mẫu Thuẫn
Truyện kể rằng ngảy xửa ngày xưa, tại một cửa hàng bán vũ khí nọ, có một ông khách đến tìm mua một cái giáo và một cái khiên. Đầu tiên ông khách hỏi mua giáo, người bán hàng liền khoe: “Giáo nhà tôi bán là cái giáo sắc nhọn nhất, khiên nào bị nó đâm phải ắt sẽ rách”. Phân vân một hồi, ông liền hỏi mua khiên, người bán hàng lại khoe “Khiên nhà tôi là cái khiên chắc chắn nhất, không cái giáo nào đâm thủng được”. Ông khách ngạc nhiên thắc mắc: “Thế nếu cho cái giáo sắc nhất đâm vào cái khiên chắc nhất thì cái nào thắng?”. Người bán hàng bèn im lặng không trả lời.
Kể từ đó người ta dùng từ “mâu thuẫn” để chỉ những cái trái ngược, xung đột, phủ định lẫn nhau.
Cách dùng

Một cảnh trong game Gyakuten Saiban
N1 は N2と 矛盾している : N1 mâu thuẫn với N2
Bản tiếng Nhật của câu chuyện (日本語版の話)
武器を売る店に、客が矛と盾を買いに来た。店の主人が言った。「うちの矛は一番強い矛です。どんな盾も破ることができます。それに、うちの盾は一番強いです。どんな矛でも破ることができません」すると、客が聞いた。「では、この矛と子の盾で戦ったら、どうなりますか?」主人は答えられなかった。主人の言ったことは矛盾している。「矛盾」はここからできた。
—
Nguồn:
留学生の日本語漢字・語彙第4刷発行 第34課(p. 261)