Đã lâu lắm rồi blog chưa cập nhật bài viết mới, mong các bạn thông cảm. Và để mở đầu cho sự quay trở lại của nipponkiyoshi, hãy cùng khám phá những điều thú vị về tên các quốc gia trong tiếng Nhật. Không chỉ vậy, cái hay là ở chỗ chúng ta cũng có thể liên hệ những tên gọi này với tiếng Trung và cả tiếng Việt nữa.
Trong tiếng Nhật hiện đại, hầu hết tên gọi của các nước đều đã được chuyển về viết theo dạng Katakana phiên âm theo cách gọi quốc tế của các quố c gia đó. Trước khi có katakana, người Nhật phải sử dụng chữ Hán để phiên âm các tên gọi nước ngoài. Ví dụ, nước Mỹ (amerika) tiếng Nhật hiện đại viết là アメリカ tuy nhiên ngày xưa nó được viết là 亜米利加 (cách đọc y hệt nhau, cũng là a-me-ri-ka).
Một biến thể nữa ra đời trước đó, là sử dụng một chữ Hán và đặt tên cho một quốc gia, và phần lớn cách gọi này lấy từ Trung Quốc, nơi phát minh ra chữ Hán và đặt chúng cho các quốc gia nước ngoài. Việt Nam cũng không ngoại lệ ảnh hưởng từ cách gọi này. Và nhằm đặt tên cho trùng khớp với các quốc gia nước ngoài, nhiều khi người xưa sử dụng các chữ Hán một cách khá là thú vị, và bài hôm nay sẽ tập trung vào đó.
Mình sẽ không liệt kê tất cả các nước mà sẽ chỉ kể đến những nước mà có tên thú vị 🙂
Châu Á
Trung Quốc: 中国(ちゅうごく), nghĩa là đất nước ở trung tâm, giống như tiếng Trung. Vì là nơi khởi nguồn của Hán tự nên tất nhiên Trung Quốc phải được coi là trung tâm. 日中(にっちゅう): quan hệ Nhật-Trung.
Hồng Công: 香港(ほんこん), nghĩa là đất cảng có hương thơm, cái này cũng lấy từ Trung Quốc.
Đài Loan: 台湾(たいわん)nghĩa là Vịnh Đài. Năm 1542 khi các thủy thủ Bồ Đào Nha khám phá ra hòn đảo này, họ gọi nó là Formosa (nghĩa là “xinh đẹp”) và cái tên Formosa được dùng để chỉ Đài Loan trong con mắt phương Tây từ đó. Các bạn có thể gặp từ này rất nhiều trong các sách lịch sử.

Vietnam
Việt Nam: 越南(えつなん), nghĩa là vượt xuống phía Nam (lấy từ TQ). Tuy nhiên ngày nay không dùng tên này mà dùng ベトナム. 日越(にちえつ): quan hệ Nhật-Việt.
Thái Lan: 泰国(たいこく)nghĩa là quốc gia Thái bình. 日泰(にったい): quan hệ Nhật-Thái.
Ấn Độ: 印度(いんど), ấn trong “in ấn” và độ trong “mức độ”. Ngày nay người Nhật vẫn dùng tên này để gọi Ấn Độ, chỉ là họ xài katakana thay vì viết kanji. 日印(にちいん): quan hệ Nhật-Ấn.

South Korea
Hàn Quốc (韓国)và Triều Tiên (北朝鮮): tên này có một lịch sử khá phức tạp. 2000 năm trước, Triều Tiên bao gồm Mãn Châu và Bắc Triều Tiên. Triều Tiên có nghĩa là “buổi sáng tươi đẹp”. Cũng vào thời điểm này, một số bộ lạc ở miền Nam Triều Tiên hợp thành liên minh, gọi chung là “Tam Hàn” (三韓), Hàn là một từ gốc Triều Tiên có nghĩa là “lãnh tụ” hay “vĩ đại”. Khoảng thế kỉ X thì đất Triều Tiên thống nhất, và lấy tên Cao Ly. Tên này được phiên âm theo tiếng Ý thành Cauli, sang tiếng Anh thành Corea (ngày nay là Korea). Thế kỉ 14 bị đổi thành Triều Tiên, thế kỉ 19 thì lại bị đổi thành Đại Hàn Đế Quốc. Khi Triều Tiên rơi vào tay Nhật Bản năm 1910, tên này lại đổi thành Joseon (Triều Tiên, chính thức theo tiếng Nhật đọc là Chosen). 1950, sau khi vừa dành được độc lập từ tay Đế quốc Nhật thì chiến tranh Triều Tiên nổ ra, đất nước bị chia cắt, miền Bắc do Liên Xô chiếm đóng, tự gọi mình là Triều Tiên và gọi Hàn Quốc là Nam Triều Tiên; miền Nam bị Mỹ chiếm đóng, tự gọi mình là Hàn Quốc và gọi Triều Tiên là Bắc Hàn. Ở Nhật Bản, các tên gọi được dùng theo cách mà mỗi miền Triều Tiên vẫn dùng, theo đó thì Bắc Triều Tiên được gọi là Kita-Chosen (北朝鮮; “Bắc Triều Tiên”) và Nam Triều Tiên là Kankoku (韓国 “Hàn Quốc”). 日韓(にっかん): quan hệ Nhật-Hàn.
Mông Cổ: 蒙古, Mông trong “mông muội” và Cổ trong “cổ đại”. Ngày xưa thì đúng là thế thật.
Châu Âu
Pháp: 仏国(ぶっこく)nghĩa là Phật quốc, quốc gia của Phật. Ngày nay thì gọi là フランス. Trong tiếng Trung thì là 法国, nghĩa là quốc gia của luật pháp. 日仏(にちぶつ): quan hệ Nhật-Pháp.

France
Đức: 独逸(ドイツ)nghĩa là đơn độc và ẩn dật. Tên này ngày nay vẫn được dùng để chỉ nước Đức. Trong tiếng Trung thì là 德国, nghĩa là quốc gia của đạo đức. 日独(にちどく): quan hệ Nhật-Đức.
Anh: 英国(えいこく)nghĩa là Anh quốc, quốc gia của anh tài/ anh hùng. Tên gọi này cũng giống như trong tiếng Trung và tiếng Việt. Ngày nay vẫn dùng song song với イギリス. 日英(にちえい): quan hệ Nhật-Anh.
Thổ Nhĩ Kỳ: 土国(どこく)là sự rút gọn từ tiếng Trung 土耳其 (Thổ-Nhĩ-Kỳ). 日土(にっと): quan hệ Nhật-Thổ.

Turkey
Ý: 伊太利(イタリア)nghĩa là Y Thái Lợi (Y là “thằng/ nó”, Thái là “béo”, Lợi trong lợi nhuận) => Đất nước mà người béo đem về nhiều lợi nhuận. Trong tiếng Trung thì Ý là 意大利 (Ý Đại Lợi) => ý tưởng lớn đem về lợi nhuận. 日伊 (いちい): quan hệ Nhật-Ý.
Nga: 露西亜(ロシア)trong đó 露 là sương mù, 西 là phía Tây và 亜 là chữ “Á” trong châu Á. Lần này có vẻ chính xác vì Nga nằm ở hai nửa châu Âu và châu Á 🙂 日露 (にちろ): quan hệ Nhật-Nga.
Các nước có chữ “Nha” (牙),chữ Hán được lấy từ tiếng Trung, chắc là để phiên âm “ga” hoặc “nha”.
Bồ Đào Nha (Portugal): 葡萄牙(ポルトガル)trong đó 葡萄(ぶどう) là “nho” còn 牙 là “ngà voi” => Đất nước có ngà voi làm bằng nho. 日葡(にっぽ): quan hệ Nhật-Bồ.

Spain
Tây Ban Nha (España): 西班牙(スペイン)trong đó Tây là “phương tây”, Ban là “băng, nhóm” => Đất nước có nhóm trộm ngà voi đến từ phía Tây. 日西(にっせい): quan hệ Nhật-TBN.
Bột Nha Lợi (Bulgaria): 勃牙利(ブルガリア)trong đó Bột trong “bột phát”, Lợi trong “lợi nhuận” => Đất nước có lợi nhuận bùng phát từ buôn ngà voi.
Các nước có chữ “Lan” (蘭)Chữ Lan này được lấy trong chữ “hoa lan” nhưng ở đây được dùng để phiên âm cho chữ “land” trong tên các nước châu Âu.
Phần Lan (Finland): 芬蘭(フィンランド)trong đó 芬(かおり)là “hương thơm”, “nước hoa” => Vùng đất của hương thơm.
Ái Tư Lan (Iceland): 愛斯蘭(アイスランド)thì trong đó 愛 là “yêu”, 斯 là “cắt rời” => Vùng đất yêu thích sự chia cắt.
Ái Nhĩ Lan (Ireland): 愛爾蘭(アイルランド)thì trong đó 爾 là “bạn” (ám chỉ ngôi thứ hai) => Vùng đất “I love you”.

Poland
Ba Lan (Poland): 波蘭 (ポランド) thì chữ 波 nghĩa là “sóng” (phong ba bão táp) => Vùng đất của sóng.
Hà Lan (Holland): 和蘭 (オーランド)thì chữ 和 nghĩa là “ôn hòa” => Vùng đất ôn hòa. Trong tiếng Trung thì Hà Lan được viết là 荷蘭 trong đó chữ 荷 là Hoa sen.
Châu Mỹ
Mỹ (Hoa Kỳ): 米国(べいこく)Mễ quốc, đất nước của gạo. Trong khi đó thì Việt Nam cũng như Trung Quốc gán cho Mỹ từ “Mỹ” (美国), đất nước xinh đẹp. 日米(にちべい): quan hệ Nhật-Mỹ.

The United States of America
Mexico: 墨西哥 (メキシコ)theo thứ tự là Mặc (mực in) – Tây (phương Tây) – Ca (đại ca) => Đại ca buôn mực phía Tây日墨(にちぼく): quan hệ Nhật-Mễ.
Cuba: 玖馬 (キューバ)trong đó 玖 là “đá quý màu đen” còn 馬 là “ngựa”.
Châu Úc

Australia
Australia: 豪州(ごうしゅう)nghĩa là Hào Châu trong đó hào trong “hào kiệt” => Châu lục của các hào kiệt. Mặc dù từ オーストラリア được dùng phổ biến hơn nhưng trong một số trường hợp, ta có thể thấy 豪州産 (goushuusan) nhằm ám chỉ sản phẩm made-in-Australia. 日豪(にちごう): quan hệ Nhật-Úc.
New Zealand: 新西蘭(ニュージランド) nghĩa là Tân Tây Lan, lãnh thổ mới của người phương Tây.
…
Kanji vẫn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị phải không nào 🙂
Nguồn:
“What’s the name of your country in Japanese“, by Hashi, Tofugu, June 15, 2012
“Literal meaning of Chinese names for foreign countries“, lonelyplanet, 2008
“Country names by in Kanji“, by JREF, .jref.com, March 11, 2013
“Chinese country names“, http://www.nationsonline.org/
“Tên gọi Triều Tiên“, wikipedia tiếng Việt
Pingback: Truyện kể Kanji (số 15): Thiên biến vạn hoá – Nippon Kiyoshi Blog
Theo em thì nước Mỹ không hẳn dịch Quốc Gia của Gạo được, vì Mỹ chủ yếu dùng loại lương thực là Lúa mỳ chứ có ăn cơm đâu ?.Em có đọc sách thì chữMỄ ở đây là chỉ tên gọi chung của các loại lương thực có hạt ăn được, và chữ MỄ này mà trung Quốc đặt tên cho Mỹ là để tưởng nhớ đến nguồn gốc của Hạt Ngô, vì ngô được xuất sứ từ Mỹ sang trung quốc mà. Hồi đó Ngô còn được gọi với cái tên mỹ miều là MỄ NGỌC, vì nó quý và ăn thay thế được hạt gạo
ThíchĐã thích bởi 1 người
công nhận như bạn nói đúng là hợp lý hơn. Cảm ơn nhiều nhé ^^
ThíchThích
rất hay , rất thú vị😊cảm ơn kiyoshi
ThíchĐã thích bởi 1 người
Pingback: Truyện kể Kanji số 8: Vì sao người Nhật dùng 3 bảng chữ cái – Khám phá Nhật Bản cùng Kiyoshi