Phân tách tăng trưởng kinh tế hiện đại (APG) p.1: Lý thuyết

Phân tách tăng trưởng kinh tế hiện đại (APG) p.1: Lý thuyết

Trong kinh tế học truyền thống, các phương pháp phân tích tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cụ thể là tăng trưởng năng suất lao động (productivity growth) chủ yếu dựa vào mô hình Solow. Đầu vào của nền kinh tế là K (tư bản), L (lao động) và A (công nghệ). Năng suất lao động hầu hết được hiểu là nằm ở A. Theo lý thuyết này, mô hình Solow có 2 phiên bản chính rất hay được sử dụng, một là Hicks-neutral (trong đó coi A nằm ngoài K và L, còn gọi là TFP), hai là Harrod-neutral (trong đó A được coi là số nhân của L, và lao động thô L trở thành lao động hiệu quả AL). Một số nền kinh tế phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản đã phát triển một hệ thống dữ liệu niên giám cấp ngành rất đồ sộ, và nhờ vậy, việc phân tích tăng trưởng kinh tế hiện đại đã có một bước tiến lớn. Cụ thể, phương pháp dưới đây phân tích tăng trưởng của năng suất lao động không chỉ dựa trên K, L mà thêm vào đó là II (hàng hoá trung gian) và VA (giá trị gia tăng). Bài viết này sẽ trình bày lý thuyết của mô hình (ở phần 1) và ứng dụng của nó vào phân tích tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Bỉ (phần 2).

Paper gốc: Petrin, A. and Levinsohn, J. (2012), Measuring aggregate productivity growth using plant-level data. The RAND Journal of Economics, 43: 705-725. https://doi.org/10.1111/1756-2171.12005

Tiếp tục đọc
Solow (P1): Xây dựng mô hình Solow giản đơn

Solow (P1): Xây dựng mô hình Solow giản đơn

Mô hình Solow, được đề xuất bởi nhà kinh tế học lỗi lạc đã đoạt giải Nobel Robert Solow vào năm 1956, là một trong những bộ phận quan trọng nhất của kinh tế học đương đại trong việc phân tích khả năng sản xuất của một nền kinh tế (production function). Mô hình Solow tuy đơn giản, nhưng lại vô cùng quan trọng và đóng vai trò làm nền tảng cho ta thấy được nền kinh tế tăng trưởng như thế nào.

Đây là bài viết đầu tiên trong series bài viết nhằm làm rõ mô hình tăng trưởng ngoại sinh Solow.

Tiếp tục đọc