Truyện kể Kanji số 10: Kokuji chữ Hán made-in-Japan

Ở Việt Nam chúng ta có “chữ nôm”. Chữ nôm được ông cha ta tạo thành bằng cách ghép các bộ chữ Hán với nhau một cách tự do, tùy theo nhu cầu sử dụng của người Việt. Chính vì thế mà chữ nôm trông thì có vẻ giống chữ Hán nhưng thực chất lại “thuần Việt”. Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở tiếng Nhật. Sau khi chữ Hán được du nhập vào Nhật Bản và được áp dụng rộng rãi, người Nhật cũng đã sáng tạo ra những chữ Hán cho riêng mình và gọi là Kokuji (Quốc tự) để bù đắp cho khoảng trống từ vựng mà nhiều khi chữ Hán nguyên thủy không đáp ứng được. Truyện kể Kanji hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn những chữ Hán made-in-Japan như vậy.

Sự “bức bách” phải ra đời kokuji

Chữ Hán không phải do người Nhật nghĩ ra. Bản thân môi trường thiên nhiên ở Nhật khác với ở Trung Quốc nên chắc chắn sẽ có nhiều thứ chỉ có ở Nhật mà không có ở Trung Quốc. Lúc đó thì lấy đâu ra chữ Hán để chỉ những thứ như vậy? Thì tự sáng tạo ra mà dùng thôi.

Ví dụ như người Nhật từ xa xưa đã rất thích ăn cá và rất thích phân loại cá, với tính chất là một đảo quốc giữa đại dương nên xung quanh nước Nhật có rất rất nhiều loại cá khác nhau. Bản thân chữ Hán của Trung Quốc có vẻ không đáp ứng được nhu cầu bức thiết này. Vì thế mà các kokuji được sáng tạo ra, bằng cách ghép bộ Ngư (魚) với các chữ Hán khác mà người Nhật thấy thích hợp để gọi con cá đó. Ví dụ tất cả các Kokuji đây đều dùng để chỉ các loài cá khác nhau, toàn bộ đều do người Nhật tự nghĩ ra hết.

魸 namazu、鰯 iwashi、鱈 tara、鯲 dojō、鯐 subashiri、鮱 bora、鯎 ugui、鯑 kazunoko、鯒 kochi、鮲 mate、鱰 shiira、魞 eri、鰕 ebi、鰚 haraka、鰰・鱩 hatahata、魹 azarashi、鮄 saba、鮴 mebaru、鱚 kisu、鰹 katsuo、鮙 karei、鮃 hirame、鰙 haya、…

Rất rất nhiều, các bạn tưởng tượng có bao nhiêu loại cá khác nhau dưới đại dương thì có mấy nhiêu Kanji tương ứng, và không phải lúc nào cũng có những loài cá tương ứng như vậy ở Việt Nam mà có tên gọi. Tương tự theo các này, người Nhật đã sáng tạo ra rất nhiều những chữ Hán của riêng mình và gọi chung là kokuji.

Những kokuji thân thuộc

Ví dụ trên đã cho chúng ta biết lý do vì sao mà kokuji ra đời. Tuy nhiên, có nhiều Kokuji xuất hiện gần gũi hơn với chúng ta trong cuộc đời học tiếng Nhật đến nỗi mà nếu không có ai nói cho thì chắc chúng ta vẫn tưởng đó là từ Trung Quốc mà ra. Dưới đây là những chữ như thế:

KOKUJI ON KUN Ý NGHĨA
n/a こ(む) Đông đúc
さく しぼ(る) Bóp
n/a とうげ Đường hầm xuyên núi
n/a はたけ Đồng ruộng trồng hoa màu
どう はたら(く) Làm việc
n/a にお(い) Mùi thơm
n/a わく Khung
n/a つじ Ngã tư
へい n/a Tường/ rào
n/a く(う) Ăn (kiểu suồng sã)


イ (Người) + 動 (cử động) =
働 (làm việc) -> Con người mà cử động thì tất nhiên là đang làm việc rồiCác bạn có thể thấy cách tạo thành của chúng, thực ra cũng rất logic, dễ hiểu, dễ nhớ.

入 (đi vào) + 辶 (đường) = 込 (đông đúc) -> Chen chúc nhau đi vào một con đường thì chả đông

山(núi) + 上 (trên) + 下 (dưới) = 峠 (đường đèo) -> đường trên núi lúc lên, lúc xuống, đích thị đường đèo

火(lửa) + 田 (ruộng) = 畑 (ruộng trồng màu) -> đốt cháy ruộng để trồng hoa màu

辶 (đường) + 十 (thập) = 辻 (ngã tư) -> cái hình ngã tư quá rõ ràng 🙂

口(miệng) + 食 (thực) = 喰 (ăn) -> cho thức ăn vô miệng

Những chữ kokuji vẫn còn đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Rất nhiều trong số chúng cũng không có âm Hán.

Những kokuji “rất không thân thuộc”

Những chữ trong thuộc ca-ta-lốc này chắc bạn sẽ không bao giờ gặp thấy hay sử dụng trong đời. Tuy nhiên, biết mấy chữ này có cái thú ở chỗ là chúng ta sẽ trổ tài sáng tạo xem vì sao cái này ghép với cái này lại thành cái chữ này được nhỉ.

KOKUJI ON KUN Ý NGHĨA
n/a いわし Cá mòi
n/a かし Cây sồi
n/a さかき Cây sakaki
n/a ささ Cỏ sậy
n/a しぎ Chim dẽ giun
n/a しずく Nhỏ giọt
n/a すぎ Cây tuyết tùng
n/a たこ Con diều
n/a たら Cá tuyết
n/a なぎ、なぐ Yếu dần, mờ dần, bình tĩnh
n/a もみじ Cây lá đỏ
n/a はた、はたけ Ruộng màu
n/a はなし Nói chuyện
n/a また Háng, bẹn
n/a やり Cây giáo

Trong cái list này vẫn có một số chữ mặc dù “khó” nhưng vẫn rất logic. Ví dụ:

魚 (cá) + 弱 (yếu) =  鰯 (cá mòi) => chắc con cá này yếu lắm, dễ đánh bắt

魚 (cá) + 雪 (tuyết) = 鱈 (cá tuyết) => không gì dễ hiểu hơn

木 (cây) + 干 (nhìn giống cổng đền Thần đạo) + 申(lấy trong 神 nghĩa là Thần)= 榊 => Sakaki là một loài cây thần thánh trong Thần đạo. Cành của nó thường được dùng để làm tamagushi để dâng lên các vị thần

雨 (mưa) + 下 (xuống) = 雫 (nhỏ giọt) => ngày xưa mà mưa thì đúng là …

口 (miệng) + 新 (mới) = 噺 (nói chuyện) => kể chuyện mới cho nhau nghe

几(lấy trong gió 風)+ 巾 (tấm vải) = 凧 (diều) => tấm vải bay trong gió, là diều nhé, bản thân chữ này nhìn cũng giống mấy con diều nữa.

Trong mấy chữ này mình có chú ý chữ 俣 (là bẹn/háng), bộ イ (Người) thì hiểu rồi, nhưng vì sao lại có chữ 口 (miệng) nằm trên chữ 天 (trời) thì không rõ. “Thiên” nghe cũng giống “thiến” đấy nhể. Theo bộ não đen tối của Kiyoshi thì từ này để chỉ “bộ phận trên cơ thể イ mà được nếu nói 口 ra chữ “thiến” (天) thì ai cũng biết là ám chỉ cái gì”

Cho đến những kokuji mà bạn cũng không thể tưởng tượng nổi

Ví dụ như chữ này: 匁 có ai biết nghĩa là gì không?

Đó là chỉ một mol trong hóa học.

Đúng vậy, sự tiến bộ của văn minh phương Tây du nhập vào Nhật đã khiến người Nhật phải phát minh ra thêm những chữ Hán cho các đơn vị đếm mới.

KOKUJI   KUN CÁCH ĐỌC Ý NGHĨA
もんめ; め mommeme monme; 3.75 grams
デカグラム dekaguramu 10 grams
キログラム kiroguramu kilogram; 1000 grams
デシグラム deshiguramu decigram
ミリグラム miriguramu milligram
ヘクトグラム hekutoguramu hectogram; 100 grams
センチグラム senchiguramu centigram
デカリットル dekarittoru decalitre
キロリットル kirorittoru kilolitre
ミリリットル miririttoru millilitre
デシリットル deshirittoru decilitre
ヘクトリットル hekutorittoru hectolitre
センチリットル senchirittoru centilitre
デカメートル dekamētoru dekametre
キロメートル kiromētoru kilometer
ミリメートル mirimētoru millimeter
ヘクトメートル hekutomētoru hectometre
センチメートル senchimētoru centimeter
インチ Inchi Inch
フィート Fi-to Feet
マイル Mairu Dặm

May mà bây giờ những đơn vị đếm kokuji này cũng không được sử dụng nữa. Chúng ta nên thầm cảm ơn sự có mặt của KATAKANA (!)

Sự phá hủy sáng tạo

Nếu kokuji mà phổ biến đến thế thì các bạn chắc hẳn đã nhìn thấy những chữ trên thường xuyên hơn rồi. Có lẽ hay gặp nhất là 働く、込む và các từ mà các bạn gặp trong bảng đầu tiên. Thế vì sao mà kokuji lại có ít đến vậy?

Lời giải thích là vì Kanji đã có lịch sử tồn tại rất lâu đời, và không có nhiều khoảng trống để sáng tạo nữa. Thậm chí kể cả đối với những loài thủy sản, vốn tồn tại rất nhiều kokuji nhưng cũng đã mất dần và được thay thế bởi những chữ Kanji dễ đọc và dễ nhớ hơn. Ví dụ:

Thứ hai là người Nhật cũng khá cởi mở với việc du nhập ngôn ngữ nước ngoài, điển hình qua số lượng từ vựng có gốc nước ngoài được phiên âm trực tiếp sử dụng chữ cứng là rất nhiều.

Nguyên nhân thứ ba đến từ việc người Nhật thay vì nghĩ ra thêm một chữ Hán hoàn toàn mới, thì họ sẽ sử dụng “một cách sáng tạo” các chữ Hán hiện có, vừa dễ thẩm thấu, lại vừa bớt phải nhớ thêm các chữ Hán mới. Ví dụ như khi họ biết đến khái niệm club từ tiếng Anh. Thay vì nghĩ ra một chữ Hán hoàn toàn mới để minh họa cho chữ này, họ đã sử dụng ba chữ 倶楽部(クラブ)đọc là KURABU. Cách làm này được áp dụng cho rất nhiều trường hợp trong tiếng Nhật hiện đại, và thậm chí đã được “xuất khẩu” ngược trở lại Trung Quốc và từ tiếng Trung “xuất khẩu” một lần nữa sang tiếng Việt.
Ví dụ như:

浪漫(ロマン)=> sang tiếng Trung: 浪漫 (làngmàn) => sang tiếng Việt: lãng mạn

瓦斯(ガス)=> sang tiếng Trung: 瓦斯 (wǎsī) => sang tiếng Việt: khí gas

共産党(きょうさんと)=> sang tiếng Trung: 共产党 (gòngcāndǎng) => sang tiếng Việt: Đảng Cộng sản

資本主義(しほんしゅぎ)=> 资本主义 (zīběnzhǔyì) => sang tiếng Việt: Tư bản chủ nghĩa

Với tư cách là quốc gia châu Á đầu tiên tiếp nhận chủ động văn minh phương Tây, nên tồn tại rất rất nhiều từ vựng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, triết học,… du nhập từ phương Tây được người Nhật trực tiếp “sáng tạo ra”, bằng cách ghép các chữ Hán đã có để làm nên từ mới (thay vì nghĩ ra chữ Hán mới).

Kokuji đúng là có nhiều ưu điểm nhưng xét cho cùng, hãy tận dụng những gì ta đang có đi đã thì tốt hơn. Đối với người học tiếng Nhật, vốn chữ hán bình thường học đã đủ khốn khổ rồi nhỉ, nhưng chúng ta cũng cảm thấy phần nào tiếc nuối vì không có thêm chữ Hán mới nào “thuần Nhật” ra đời nữa. Nếu có manh mún ra đời chắc cũng sẽ bị katakana đè bẹp.

Đến lượt người học chúng ta chắc cũng nên tự nghĩ ra kokuji của mình chứ nhỉ 🙂


Nguồn:

Advertisement

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.