Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có các quan niệm khác nhau về những con số xui xẻo. Ở nước Mỹ hay phương Tây, đó là số 13. Ở Việt Nam có lẽ là số 7 (thất), các bạn có thể liệt kê ra một đống từ xui xẻo bắt đầu bằng từ “thất”: “thất bát”, “thất bại”, “thất nghiệp”, “thất đức”, “thất học”, “thất vọng”, “thất tình”,… Còn với người Nhật , đó là con số 4 (四). Tại sao? Tiếp tục đọc
Month: Tháng Ba 2015
Sốc (shock) văn hóa (P6): Làm việc
Có rất nhiều người mong muốn được làm việc tại Nhật Bản vì có môi trường làm việc tốt, hưởng nhiều trợ cấp xã hội… Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi việc bị shock văn hóa, khi mà văn hóa công sở và tác phong làm việc tại Nhật Bản cũng như của người Nhật rất khác với người Việt Nam. Qua một số đặc điểm làm việc dưới đây của người Nhật, chúng ta hãy cùng học hỏi những điều tốt của họ và tìm cách vận dụng chúng. Tiếp tục đọc
[Mono101] Giấy Washi
Washi là một loại giấy được sản xuất rất đặc trưng của Nhật Bản được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Trong chữ washi (和紙) thì 和 (wa) tượng trưng cho “Nhật Bản” và 紙(shi) là giấy. Washi được ứng dụng rất nhiều tại Nhật Bản, cả trong các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng như trong đời sống hiện đại. Năm 2014, Washi cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo tồn. Tiếp tục đọc
KIMONO VÀ ÁO DÀI – Hiromi Tsuji
Hiromi Tsuji là một nhà thiết kế truyền thông của Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng nghệ thuật Kyoto, cô bắt đầu làm việc tại cho các cửa hàng, tạp chí, thiết kế bưu thiếp,… Cô rất có hứng thú trong việc kết hợp những nét đẹp truyền thống như Kimono hay Áo dài với những nét đẹp của người con gái thời hiện đại. Sau đây là một số bức họa của cô về chủ đề Kimono và Áo dài Việt Nam. Tiếp tục đọc
10 Ứng dụng học Tiếng Nhật tốt nhất
Với sự phổ biến và thông dụng của smartphone như hiện nay, việc học tiếng Nhật cũng được tiến hóa. Không chỉ dừng lại ở sách vở, các bài hát, giờ đây chúng ta còn có thể học tiếng Nhật nhiều hơn qua các ứng dụng (app) cho smartphone. Mặc dù là một người theo chủ nghĩa “cổ điển”, thích học qua các sách vở truyền thống hơn là qua các phương tiện hiện đại, tuy nhiên, những app dưới đây đã minh chứng sự đắc lực và hữu dụng của nó, khiến mình thay đổi cách học để nhanh hơn và hiệu quả hơn. Dưới đây mình sẽ liệt kê những app học tiếng Nhật tốt nhất mà mình đang sử dụng, tất cả đều miễn phí.
ĐỌC THÊM: THÊM 10 ỨNG DỤNG HỌC TIẾNG NHẬT NỮA TRÊN ĐIỆN THOẠI
Tranh của George Henry về Nhật Bản
George Henry (1858 – 1943) là một họa sĩ người Scotland. Ông theo học trường Nghệ thuật Glasgow. Tranh của ông là sự hòa quyện rất sáng tạo và sinh động của màu sắc cảnh vật và con người. Năm 1893, ông cùng người bạn đồng nghiệp của mình là Hornel đến Nhật Bản. Trong một năm rưỡi tại đây (1893 – 1894), ông đã vẽ nên rất nhiều tác phẩm về vẻ đẹp phụ nữ Nhật Bản, geisha trong các bộ trang phục truyền thống… Tiếp tục đọc
Sốc (shock) văn hóa (P5): 8 điều ở Nhật không bị coi là thô lỗ
Nhật Bản nổi tiếng là một nơi có nhiều phép tắc, lễ nghi và nhiều lúc rất cứng nhắc. Tuy nhiên, có rất nhiều thứ thông thường được coi là “thô lỗ” nhưng sang Nhật lại trở thành một điều hết sức bình thường. Trong đó có nổi bật 8 điều sau. Tiếp tục đọc
Nhật kí học thi N3 [ Từ điển ngữ pháp So-matome ]
Chắc bây giờ cũng có nhiều bạn đang ôn cuốn So-matome ngữ pháp N3 để thi rồi. Theo mình thì So-matome khá ngắn gọn, dễ hiểu, phần ví dụ có giải thích bằng Tiếng Anh đầy đủ. Tuy nhiên, đôi khi vì ngắn gọn quá nên nó sẽ thiếu đi những chú ý cần thiết, hoặc những bạn nào tiếng Anh chưa tốt lắm thì cũng khó học được một cách dễ dàng. Chính vì thế mình đã lập một bảng tra ngữ pháp trong So-matome N3 theo Từ điển Mẫu câu tiếng Nhật để giúp các bạn học thuận tiện hơn.
Sốc (shock) văn hóa (P4): Cúi đầu
Tiếng Nhật là Ojigi (お辞儀). Nhắc đến người Nhật, người ta nghĩ ngay đến cúi đầu. Văn hóa cúi đầu đã ăn sâu vào tâm thức và xã hội Nhật Bản, nó thường xuyên đến nỗi người ta cúi đầu như thể một phản xạ tự nhiên vậy. Với những người nước ngoài như chúng ta thì cúi đầu là một cái gì đó rất lạ, đôi khi còn thấy hơi kì cục vì Việt Nam mình không có cúi đầu. Tuy nhiên, nhập gia thì tùy tục, để tránh lâm vào những tính cảnh bối rối và có những ứng xử thích hợp với văn hóa giao tiếp của người Nhật thì chúng ta cũng nên tìm hiểu một chút về văn hóa cúi đầu của họ. Tiếp tục đọc
[Mono101] Gác đũa Hashioki
Giống như người Việt Nam hay người Trung Quốc, Nhật Bản cũng dùng đũa trong các bữa ăn của họ. Tuy nhiên, khi vào nhà hàng Nhật Bản, bạn sẽ hay để ý đến một vật nhỏ nhỏ, lõm lõm được đặt cạnh bát ăn cơm của mình. Đó là cái gì ? Đó chính là cái gác đũa của Nhật, hashioki.
Tự luyện thi JLPT N2 (P1): Cấu trúc đề thi
Chà, lại một mùa thi nữa sắp đến rồi nhỉ.
Sau một hồi tìm hiểu, hôm nay mình sẽ giới thiệu và chia sẻ đến các bạn cấu trúc của đề thi JLPT N2, vì tháng 7 này mình cũng có dự định thi N2 nên việc tìm hiểu trước cấu trúc của đề thi là rất quan trọng. N2 có một số điểm khác và nâng cao hơn so với N3. Tiếp tục đọc