Chúng ta đều biết rằng Văn hóa Nhật Bản là một văn hóa độc đáo với nhiều quy tắc và quy định bất thành văn được hình thành từ rất lâu đời, chính vì thế, hầu hết mọi người khi sang Nhật đều sẽ bị “shock văn hóa”. “Sốc văn hóa” là một series viết về những vấn đề cần lưu ý dành cho người nước ngoài khi đang hoặc sắp sinh sống và làm việc, học tập tại Nhật Bản. Bắt đầu với phần 1 là những rắc rối gặp phải với “tàu điện” ở Nhật.
1. Lỡ chuyến tàu cuối cùng

どうしよう 😦
Nhiều người khi sang Nhật cứ nghĩ rằng tàu điện hoạt động 24/7 nên muốn đợi chuyến sau cho đỡ chật, tuy nhiên bạn sẽ phải hối tiếc nếu đó là chuyến tàu cuối cùng. Hầu hết các chuyến tàu ở Nhật sẽ kết thúc lúc nửa đêm hoặc 1 giờ sáng (và sau đó chúng sẽ được đem đi bảo dưỡng để chuẩn bị cho ngày hôm sau). Vì thế nên hãy lên chuyến tàu đầu tiên bạn cần, vì có thể nó cũng là chuyến tàu cuối cùng thì sao.

Bạn hoàn toàn có chỗ nghỉ qua đêm tại đây
Nếu như mà có lỡ chuyến tàu cuối thật thì cũng đừng hoảng hốt. Các bạn có thể gọi taxi đưa về nhà, và thường sẽ mất kha khá tùy vào khoảng cách nơi bạn muốn đến. Lựa chọn thứ 2 và tìm một quán internet cafe và ở đó qua đêm. Giá ở đó khá rẻ và có phục vụ thức ăn và đồ uống, quan trọng nhất là có chỗ ngủ.
2. Tôn trọng người khác
Nếu như các bạn sống ở Tokyo hay các khu vực đông dân cư, các chuyến tàu điện thường trở thành cơn ác mộng khi có rất đông người trên cùng 1 toa. Tuy nhiên đừng vì vội vàng mà chen lấn xô đẩy, không cần biết người đằng trước mình là nam hay nữ, già trẻ mà lấn lướt xông lên. Khi cửa toa đang đóng lại cũng đừng cố lách qua, rất nguy hiểm. Các bạn cũng cần tránh va cùi chỏ của mình vào mặt người khác, khi mang ô ướt tránh vẩy ướt vào người khác, không dẫm lên chân người khác, tránh ngủ gật rỏ dãi vào người bên cạnh, tuyệt đối không ăn uống bất cứ thứ gì trên tàu và tỏ ra lịch sự với những người xung quanh.
3. Mang quá nhiều hành lý

Mang lên núi ấy !
Một việc nữa làm cho các bạn trông trở nên “ngứa mắt” trong mắt người Nhật là mang theo quá nhiều hành lý. Điều này thường xảy ra khi bạn vừa mới đến sân bay và muốn đi đến khách sạn thông qua tàu điện ngầm. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng đem theo một đống hành lý như vậy khiến cho diện tích trên toa, vốn đã nhỏ hẹp, trở nên chật chội hơn. Mặt khác, hành lý cồng kềnh còn khiến bạn không may bỏ sót một món đồ nào đó.

Takkyubin hay TAK-Q-BIN
Cách giải quyết dành cho bạn, tất nhiên, là đừng chọn xe điện mà hãy sử dụng taxi. Một cách nữa đó là sử dụng dịch vụ takkyubin (宅急便). Đây là một dịch vụ chuyển phát nhanh mọi lúc mọi nơi, mọi loại hàng hóa của hãng YAMATO với hình ảnh chú mèo đen. Chỉ cần một cuộc gọi, tất cả hành lý của bạn sẽ được chuyển đến nơi bạn muốn, sau đó, bạn có thể nhẹ nhàng lên tàu điện mà không phải lo nghĩ gì về hành lý của mình. Còn nếu phải mang balô thì hãy nhớ đeo trước ngực.
4. Nói chuyện điện thoại

text only
Okê, sau khi không bỏ lỡ chuyến tàu cuối cùng, chen được “một cách lịch sự” lên toa tàu mà không phải lo nghĩ gì về hành lý, còn cái gì khiến bạn phải lo nghĩ nữa nhỉ ? “Reng, reng” – điện thoại di động. Nếu bạn nhìn ra xung quanh, bạn có thể thấy mọi người sử dụng điện thoại của mình để nhắn tin, trong im lặng, và tiếng chuông reo từ điện thoại của bạn đã khiến mọi người bỗng ném ánh nhìn viên đạn về phía mình. Đó là chưa kể là nếu bạn bắt máy cuộc gọi đó và thoải mái thao thao bất tuyệt đủ mọi thứ trên đời qua điện thoại nữa (!). Không chỉ ở Nhật Bản mà ở đâu cũng vậy thôi, kể cả ở Việt Nam, đó là một việc làm hết sức bất lịch sự. Hơn nữa, bạn cũng không muốn nội dung cuộc gọi của mình bị người khác nghe được phải không? (Một số nơi còn bắt bạn tắt điện thoại đi). Không chỉ có gọi điện thoại, nghe nhạc hay xem phim trên tàu, các bạn cũng cần phải hết sức để ý đến âm lượng. Tốt nhất là để nhỏ đi, tránh âm thanh ồn ào gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Sau khi lên tàu, hãy bỏ tai nghe ra thử xem có nghe thấy tiếng nhạc đang phát không, nếu không thì tốt, nếu có hãy vặn volume nhỏ lại.

Muốn mở to thì về nhà !
Tóm lại, hãy nhớ 3 điều khi sử dụng điện thoại di dộng trên tàu điện: thứ nhất là để rung, và thứ hai là nhắn tin thay vì gọi điện, thú 3 là nếu có nghe nhạc hay xem phim thì hãy đeo tai nghe và vặn ở mức vừa đủ, không quá to làm ảnh hưởng đến người khác
5. Lên nhầm toa “cho nữ”
Chắc sự cố này chỉ xảy ra ở những bạn nam. Vâng, ở Nhật Bản có toa xe dành cho nữ, thường là trong một giờ cố định trong ngày. Bạn chắc chắn không muốn phải lên nhầm toa này đâu, vì tất nhiên, bạn không chỉ bị coi là một kẻ bất lịch sự, baka gaijin mà còn bị coi là một kẻ “biến thái” 😦

:troll:
Cách tốt nhất để không phạm phải sai lầm này là hãy chú ý đến các biển báo xung quanh, thường sẽ có một tấm biển đề “Woman Only” bằng tiếng Anh và bằng tiếng Nhật. Đối với các bạn nữ thì tất nhiên chẳng có lí do gì mà không lên những toa tàu này nhỉ. Và nhớ là hãy nhường ghế cho người già, người tàn tật, phụ nữ có thai và trẻ em ! Các bạn có thể xem qua một số biểu ngữ của Tokyo Metro được dán ở những khu tàu điện ngầm nhằm nhắc nhở mọi người về manner trên tàu điện ở đây.
Shock văn hoá
Sốc văn hoá
Nguồn:
“How to be a Baka Gaijin (on Trains)“, by John, Tofugu, May 14, 2015
“Văn hóa khi đi tàu điện ở Nhật“, by Ân Việt, Gakumoto, August 6, 2014
“36 Iconic Tokyo Metro Subway Manner Posters 2008 – 2010“, Micheal Gakuran, Gakuranman, September 10, 2012
Pingback: Nippon Kiyoshi tròn 1 tuổi | Khám phá Nhật Bản cùng Kiyoshi
Pingback: Baka Gaijin (P2) : Trong nhà | Khám phá Nhật Bản cùng Kiyoshi