Ở phần trước, chúng ta đã được làm quen với những lưu ý khi đi tàu điện ở Nhật. “Nhập gia tùy tục”, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những cần lưu ý để tránh trở thành những baka gaijin khi ghé thăm nhà của người Nhật. Điều này rất hữu ích đối với những bạn có mong muốn homestay ở Nhật Bản, tìm hiểu văn hóa trong nhà và làm hài lòng gia chủ mỗi khi đến thăm, các bạn chắc chắn sẽ được nhờ rất nhiều.
1. Không mang quà
Nếu các bạn đã từng tiếp xúc với người Nhật, đặc biệt là những người sang Việt Nam du lịch, các bạn có thể thấy họ mang theo rất nhiều quà, nhưng món quà đặc trưng cho văn hóa Nhật Bản. Nói như vậy để thấy rằng, người Nhật rất thích tặng (nhận) quà. Những ai đã học MinanoNihongo chắc vẫn không thể quên câu nói “これほんのきもちです” khi bác Santos tặng quà lúc mới đến thăm nhà bác đeo kính, bài 2 ấy. Chắc chắn các bạn homestay hoặc du học ở Nhật mà có phải đến thăm gia đình, hoặc ai đó thì tót nhất nên chuẩn bị quà để tặng, vì kiểu gì khi bạn đến họ cũng sẽ tặng bạn chút quà, mà lúc đó mình không có quà tặng lại thì nó cũng “ngố ngố”.
Các món quà nên được bọc cẩn thận, kèm theo cái thiệp “mong các bác giúp đỡ”, “cháu mới đến còn nhiều bỡ ngỡ, có gì mong các bác hết sức tận tình chỉ bảo”,v.v… cho lịch sự, tạo thiện cảm và chứng tỏ rằng chúng ta hiểu văn hóa Nhật, muốn gây dựng hình ảnh người Việt Nam tốt đẹp trong mắt họ.
Trước khi lên đường sang Nhật, các bạn nên mua mấy món souvenir như cô gái áo dài, con giáp, câu đối, sách tiếng việt, đĩa nhạc, album ảnh Việt Nam hoặc cafe Trung Nguyên/G7 made-in-vietnam (người Nhật sang Việt Nam tìm cafe nhiều lắm) hoặc đặc sản trái cây,… rất nhiều món đồ hay dùng làm quà cực kì hạp.
2. Đến muộn
Một trong những căn bệnh nan y cần sửa của người Việt. Nếu đã hẹn 5h đến chơi nhà người ta thì 4h55 phải có mặt. Người Nhật cho rằng đến sớm trước 5 phút là tốt nhất, hoặc cùng lắm, cùng lắm là muộn tối đa 5 phút thôi. Nếu đến muộn quá sẽ bị coi là rất thô lỗ, và gây ấn tượng không tốt cho họ.
Một việc nữa, trước khi bấm chuông cửa, hãy bỏ mũ và tươi cười khi chủ nhà ra mở cửa đón vào.
3. Đi giày (bẩn) vào trong nhà
Người Nhật thích sự sạch sẽ và sẽ rất thất vọng nếu thấy bạn tung tăng lượn giày vào nhà. Do đó hãy nhớ trước khi vào nhà hãy dành ra mấy giây ở genkan để cởi giày, xếp nó ngay ngắn (mũi giày hướng ra phía cửa) và xỏ dép đi trong nhà, hoặc không thì đi nguyên cả tất/vớ chứ không được diện chân trần. Rủi bạn nhiều mồ hôi chân hay cởi tất ra, mùi khó chịu xộc lên thì kinh lắm !
Thông thường dép đi trong nhà cho khách sẽ được đặt ngay ngắn tại lối đi, sau khi cởi giày các bạn nhớ xỏ mà đi vào đó.
4. Đi dép nhà vệ sinh lung tung trong nhà
Cái này nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam, không để ý, vì thường nhà ở của mình dép đi trong nhà cũng kiêm luôn dép đi vệ sinh. Thế nên nhiều người do vô tình mà quên mất dép nhà vệ sinh không phải dép đi trong nhà và nó chỉ được phép được sử dụng trong khuôn viên nhà vệ sinh và nhà tắm.
Cũng dễ hiểu thôi, vừa quét nhà, lau nhà sạch sẽ xong mà có người đi dép từ nhà vệ sinh – nơi bạn đại trung tiểu tiện – dạo khắp quanh nhà, thì rất mất vệ sinh (trong con mắt ưa sạch sẽ của người Nhật). Thế nên hãy để ý và đừng ai mắc sai lầm baka này nhé. Cũng cần lưu ý không giẵm/đi dép lên thảm tatami.
5. Ngồi ăn
Chắc lúc này bạn cũng thấy đói bụng rồi đây. Người Nhật cũng có thói quen ăn trên sàn, không phải mâm mà sẽ ăn trên một cái bàn và mọi người quỳ kiểu nhật (seiza) hoặc ngồi xếp 2 chân sang một bên. Nếu như chưa quen bạn có thể xin phép ngồi khoanh chân (ngồi giống tư thế thiền) hoặc ngồi kiểu xếp 2 chân sang một bên cho đỡ đau, mà tốt nhất là tập ngồi seiza cho quen.
Tuyệt đối tránh ngồi duỗi chân thẳng cẳng, vì những bạn chân dài kiểu gì cũng chạm vào chân người đối diện cho xem, như vậy bất lịch sự lắm. Hơn nữa, ngồi kiểu seiza hay khoanh chân thì khi đứng dậy, bạn sẽ không vướng vào bàn.
6. Ngâm mình trong bồn tắm quá lâu
Ăn xong rồi, sắp đến giờ đi ngủ, làm gì nữa nhỉ? Ah! Phải đi tắm cái đã. Ở Nhật Bản, hầu như nhà nào cũng có bồn tắm, to cỡ một người đàn ông ngồi duỗi được chân, nước ngập tới vai. Những người Nhật hiếu khách lịch sự mời bạn tắm trước. Đến lúc này mới rắc rối đây.
Nếu như không biết hoặc không tìm hiểu trước, các bạn sẽ xả nước vô bồn và cứ thể “nhảy tũm” vào và ngâm mình sảng khoái trong đó bao lâu tùy thích, xong xuôi các bạn lại tháo nắp để thoát hết nước mà mình vừa tắm xong…
Sai ! Sai rồi ! Làm vầy không tiết kiệm chút nào ! Người Nhật quan niệm rằng nước trong bồn là cho cả nhà tắm chung. Đầu tiên họ sẽ tắm bằng vòi sen hoặc vòi xả ở ngoài trước, khi sạch sẽ rồi, họ mới ngâm mình vào trong bồn. Ngâm xong họ vẫn để nguyên nước trong bồn cho thành viên tiếp theo vào tắm chứ không xả đi.
Các bạn ở Nhật cần chú ý điều này nhé. Lỡ tay mà xả hết nước thì ráng làm đầy lại và chú ý lần sau không mắc sai lầm như vậy.
7. Quên nói lời cảm ơn khi ra về
Xin phép ra về thì có nhiều người biết nhưng cảm ơn chủ nhà, nói như thế nào để họ mời mình lần nữa thì không phải ai cũng biết.
Nếu như không tắm thì sau 1 tiếng trước khi ăn, các bạn về là vừa. Thông thường, để “tạo cớ”, các bạn hãy nhìn vào đồng hồ và nói, “Soro soro oitomasasete itadakimasu” (cháu nghĩ cháu phải đi thôi), tuy nhiên đây là một câu nói khá lịch sự và trang trọng. Nếu như đến nhà bạn bè thì chỉ cần nói “Soredewa, sorosoro shiturei shimasu”.
Khi ra đến ngoài genkan, bạn nên quay lại chào tạm biệt gia chủ. Đầu tiên là cảm hơn họ, “Honjitsu wa gochisou ni narimashita, arigatou gozaimashita” ( cảm ơn bác đã mời cháu cơm). Cho dù đến ăn mỗi cái bánh quy, uống tách trà thì cũng cần phải nói “gochisou ni narimashita” để thể hiện mình lịch sự. Sau đó là “Kongo mo douzo yoroshiku onegaishimasu” (mong bác giúp đỡ những lần sau). Hết câu này là ổn rồi, bạn có thể về nhà.
Shock văn hoá
Sốc văn hoá
Nguồn:
“How to be a Baka Gaijin (in the House)“, by John, May 21, 2012
“How to Visit Someone’s Home in Japan: The Manners (1 of 2)“, Akbok, April 1, 2011
“How to Visit Someone’s Home in Japan: The Manners (2 of 2)“, Akbok, April 1, 2011
Người Nhật ưa sạch sẽ nhưng cả nhà tắm chung bồn =))
ThíchThích
Đấy là tiết kiệm =))
Cơ mà nam nữ ngâm chung kể cũng “ngại”
ThíchThích