[Mono101] Khăn Tenugui

Tenugui là một loại khăn vải truyền thống của Nhật Bản, đã có từ rất lâu đời và được sử dụng vô cùng phổ biến trong cả quá khứ và hiện tại. Nếu như các bạn tập kendo thì mảnh vải bịt đầu trước khi đội men chính là tenugui, hay mấy cái khăn được dùng để bọc cơm hộp hay gói đồ cũng chính là tenugui.

Hình dạng

Đây là một chiếc tenugui mà mình hay dùng để quấn đầu trong khi tập kendo

Đây là một chiếc tenugui mà mình hay dùng để quấn đầu trong khi tập kendo

Là một chiếc khăn mỏng làm từ cotton, thường hình chữ nhật, có kích thướng từ 35 đến 90 cm, vải dệt trơn và luôn được nhuộm theo một kiểu mẫu. Hoạ tiết có thể một màu cũng có thể rất phong phú đa dạng hoặc các hình ảnh thuỷ mặc, tranh vẽ truyền thống. Chữ hán của nó (手拭い) được ghép từ chữ 手 (te) nghĩa là tay và 拭 (gu) nghĩa là lau chùi. Tuy nhiên, chiếc vải này có rất nhiều công dụng khác nhau, chứ không phải chỉ dùng để lau chùi (và các loại tegunui dùng để lau chùi thường đơn giản, màu trắng nhờ và có giá rẻ).

Nguồn gốc

Tenugui bắt nguồn từ thời Heian (794 – 1192) và được dùng trong các nghi lễ Thần đạo. Thời đó, chiếc vải này được coi là một vật rất quý giá và có giá thành đắt (do kĩ thuật) nên việc sử dụng chúng không được phổ biến cho lằm. Vào thời đai Kamakura (1192 – 1333), chiếc khăn dần được sử dụng rộng rãi hơn. Sang thời Edo (1592 – 1868) chất kiệu cotton được sử dụng, cùng với đó là trình độ nhuộm vải phát triển đã thúc đẩy sự phát triển của tenugui. Lí do là vì nó bền và dai hơn giấy, có thể được giặt và dùng lại, giá thành cũng ngày càng rẻ hơn. Người dân sử dụng tenugui để đội đầu tránh nắng, thắt lưng, bớp tiền và bọc đồ… Tenugui dần trở thành một món đồ không thể không có trong mỗi gia đình. Sang thời Minh Trị (1868 – 1912), sự phát triển của công nghệ nhuộm vải và kĩ thuật phương tây đã giúp phát triển sản xuất tenugui và người dân ngày càng dùng nó vào nhiều mục đích khác nhau. Vào thời Showa (1926 – 1989), có nhiều hội những người yêu thích Tenugui được thành lập và phổ biến những công dụng sáng tạo cũng như vẻ đẹp của Tenugui đến khắp đất nước. Mặt khác, chính sự bùng lên của các nhà tắm onsen đã tất yếu dẫn đến nhu cầu về tenugui tăng lên, được sử dụng ngang như khăn tắm. Không chỉ được dùng khi tắm. Sự linh hoạt của chiếc khăn còn được thể hiện ở nhiều mục đích sử dụng khác nữa. Tenugui được dùng trong kendo, là tấm lót cho mũ bảo hiểm để giúp làm êm đầu và thấm mồ hôi. Mảnh vải còn được dùng để bịt mặt – và cũng trở thành biểu tượng của giới “ăn trộm” Nhật Bản, có lẽ ai cũng quen thuộc với hình ảnh mấy tên trộm bịt tenugui trên đầu và thắt nút ở mũi để che giấu khuôn mặt. Không dừng lại ở đó, tính dẻo dai và màu sắc, thiết kế ngày càng đẹp khiến tenugui được dùng phổ biến trong nghệ thuật gói quà furoshiki. Nghệ thuật

Tiện dụng không chỉ là lí do duy nhất khiến tenugui phổ biến. Vẻ đẹp cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Cuộc thi “tenugui – awase” từ khi ra đời (trước Minh Trị một chút) đã giúp thúc đẩy rất nhiều sự phổ biến của tenugui bằng những cải tiến công nghệ nhuộm vải và thiết kế, in ấn hoa văn hoạt tiết. Những cải tiến mới về công nghệ nhuộm vải đã giúp cho những thợ thủ công có thể làm được nhiều hơn với tenugui. Lần đầu tiên những tấm tenugui được vẽ bằng nhiều loại màu sắc với chi tiết và đường nét ngày càng tinh tế và chủ đề rất đa dạng từ những bức vẽ phong cảnh, thiên nhiên hay con người. Nhiều tấm tenugui với thiết kế tuyệt đẹp thậm chí được đem trưng bày hoặc đấu giá. Không chỉ mang tính nghệ thuật, cùng với sự phát triển và lan rộng của văn hóa Nhật Bản tenugui dần trở thành một loại hàng hóa. Theo trang tenuguiya.jp thì các doanh nhân, các nghệ sĩ kabuki hay võ sĩ sumo luôn sử dụng như một vật để ghi danh tên tuổi của họ, hay vẽ lên chúng những hình ảnh biểu trưng của mình. Các gia đình, các gia tộc lớn vẽ gia huy của mình lên tenugui, nhiều khi một tấm vải như tenugui có thể được thay thế cho danh thiếp (meishi).

Tenugui thời nay

Cuối cùng tenugui trở nên ngày càng được ưa chuộng và trở thành một biểu tượng văn hóa, nó còn có thể được dùng để thay thế cho khăn mùi xoa, khăn tắm, vải thấm mồ hôi hoặc khăn ăn. Đặc biệt, tenugui được dùng rất nhiều trong gói quà và được dùng làm đồ lưu niệm. Và những tấm tenugui như vậy có tính nghệ thuật rất cao, nhiều bức hình vẽ trên tenugui có từ rất lâu nhưng vẫn có tính giá trị cực kì cao ” Nghệ thuật không có tuổi” (Harry Seidler).

Một điều nữa làm tenugui nổi bật hơn các loại khăn khác, đó là nó được làm từ sợi mỏng, khô nhanh, nên được dùng nhiều để lau rửa, lau người sau khi tắm hoặc dùng làm khăn mùi xoa. Hơn nữa, tenugui không bám bụi cho nên chúng hay được dùng để bọc cửa sổ, màn hình máy tính,… Tenugui còn rất độc đáo ở chỗ, kết quả của quá trình nhuôm có thể dẫn đến những loại khăn tenugui khác nhau (do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt dộc, độ ẩm,…) và thường tenugui được nhuộm và thiết kế bằng tay nên mỗi loại tenugui có thể nói là độc nhất. Cũng chính vì lí do đó tenugui là một vật tuyệt vời để làm quà hoặc đồ lưu niệm khi đến Nhật Bản.

Ở mỗi vùng lại có một thiết kế tenugui riêng của mình, ví dụ như ở Nara thì tenugui có hình con hươu, ở các hội chợ Anime-manga thì thường có tenugui hình các nhân vật anime-manga,…

Nguồn:

Tenugui and Kamawanu“, kamawanu.co.jp

Tenugui: A Cloth Without Limits” by Rich, Tofugu, May 7, 2014

Advertisement

3 thoughts on “[Mono101] Khăn Tenugui

  1. Pingback: [Series Mono101] Những món đồ đậm chất Nhật Bản | Khám phá Nhật Bản cùng Kiyoshi

  2. Pingback: [Mono101] Tatami | Khám phá Nhật Bản cùng Kiyoshi

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.