Năm 2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần và vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Tohoku. (Tohoku bao gồm phần phía đông bắc của đảo Honshu – đảo lớn nhất Nhật Bản, bao gồm 6 tỉnh: Akita, Aomori, Fukushima, Iwate, Miyagi và Yamagata). Đầu tiên là trận động đất và sóng thần đã phá hủy một phần lớn các vùng ven biển là Miyagi, Iwate và Fukushima. Theo sau đó là thảm họa hạt nhân ở Fukushima, khiến cho người dân trong vùng phải đi sơ tán khẩn cấp do lo ngại nhiễm xạ.
Bài viết dưới đây tập trung chủ yếu vào vấn đề thứ 2, quá trình hồi sinh của Fukushima sau thảm họa hạt nhân.
Thành phố Iwaki, phía nam tỉnh Fukushima

quang cảnh một phần thành phố Iwaki (2015)
Iwaki là thành phố lớn nhất và đông dân nhất, nằm ở phía Nam của tỉnh Fukushima. Iwaki đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại khủng khiếp sau động đất. 40 000 ngôi nhà bị phá hủy và hơn 400 người chết do động đất và sóng thần gây ra, tổn thất của Iwaki chỉ đứng sau thành phố Sendai (tỉnh Miyagi). Mặc dù từ Iwaki có đường ray nối thẳng nó đến với Sendai, nhưng do những lo ngại về phóng xạ mà bây giờ tàu phải đi vòng về phía Tây, đi qua Fukushima rồi lên phía Bắc để đến Sendai (tỉnh Miyagi).
Các vấn đề xã hội
Iwaki là một trong những thành phố có số lượng người sơ tán lớn nhất quốc gia, nhất là sau khi thảm họa hạt nhân xảy ra, với số lượng khoảng 24 000 người. Những người sơ tán này đến từ phía Bắc của tỉnh Fukushima, nơi có đặt nhà máy Fukushima số 1. Chúng ta có thể nhìn thấy những ngôi nhà tạm cho những người sơ tán, cách nhà ga 20 phút đi bộ. Vào hồi tháng 4, chính phủ cũng đã cho phép một số người dân trở về nhà, ở những vùng được xác định không nhiễm xạ, nhưng chỉ có một số lượng rất ít ỏi quay về.

Nhân viên TEPCO chuẩn bị khắc phục sự cố thảm họa hạt nhân
TEPCO, công ty phụ trách quản lí các nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đã trả 41 tỉ USD đền bù thiệt hại cho những người sơ tán do chịu ảnh hưởng của vụ rò rỉ phóng xạ. Tùy vào mức độ nhiễm xạ nặng hay nhẹ của vùng đất họ ở để nhận mức đền bù, điều này dấy lên khá nhiều phàn nàn khi mà có những gia đình có thể được nhận 1 tỉ USD trong khi gia đình lại khác lại chỉ nhận được một nửa số đó, mặc dù bây giờ cả 2 gia đình này cũng không sống ở vùng nhiễm xạ nữa và có khi cũng chẳng có ý định quay trở về, Ngược lại, những người dân của vùng Iwaki, những gười gần như không bị ảnh hưởng của phóng xạ từ Fukushima thì chỉ nhận được khoảng 1200 USD mỗi gia đình. Đã có nhiều người phàn nàn về cách đền bù không thỏa đáng và có phần “quá hào phóng” của chính phủ. 3 năm sau thảm họa, có vẻ như một số người dân Iwaki đã vượt quá sức chịu đựng với những người sơ tán.
“Những con người đó, mặc dù sống trong nhà tạm nhưng lại có cuộc sống thật xa hoa. Họ được trợ cấp tiền. Họ có rất nhiều tiền ngay cả khi không làm việc gì hết cả, vì thế họ đi nghỉ ở nước ngoài, mua những chiếc xe hơi đắt tiền… Họ được giảm giá ở cửa hàng tiện lợi, nên họ kéo đến đó mua hàng rất đông. Cửa hàng tiện lợi luôn chật cứng người, dân số tăng cao khiến đường xá cũng trở nên chật chội. Ấy vậy mà người dân Iwaki thì chẳng được chút đặc quyền nào cả.”
“Những người sơ tán giờ lái những chiếc xe đắt tiền, những chiếc xe họ thậm chí còn chưa lái bai giờ, và điều đó gây ra những nguy hiểm trên đường xá hoặc gây ra ách tắc giao thông. Chúng tôi mong họ hãy dừng điều đó lại !”
“Không còn nghi ngờ gì nữa cả. Có nhiều người sống trong những ngôi nhà tạm đó nhận được rất nhiều tiền mà chẳng phải động tay động chân gì cả; con cái họ nhìn bố mẹ mình không làm việc và chúng cũng dần có xu hướng trở thành những hikikomori cả ngày đắm chìm trên internet và trở thành những kẻ ăn bám vô công rồi nghế suốt ngày vào Niconico douga.” (Hikikomori là hiện tượng những người tự giam mình trong căn phòng đơn lẻ và từ chối tham gia vào đời sống xã hội và gia đình, họ không làm gì cả ngoại trừ việc lên Internet vào buổi tối và ngủ suốt ngày. Chìm ngập trong thế giới ảo tưởng của chính họ, hikimori hoàn toàn cách ly với cộng đồng).
“Đồ ăn và quần áo của họ rất khác biệt, họ có thể mua chúng nhờ vào tiền đền bù. Với số tiền lớn và thời gian rảnh như thế, họ nướng tiền vào cờ bạc thay vì làm việc”
…
Những lời phàn nàn chủ yếu là từ việc có quá nhiều người đến sơ tán khiến các dịch vụ y tế giảm, chi phí nhà ở cũng như số lượn phương tiện giao thông tăng lên… Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 1 cho thấy mặc dù có hơn 50% người được hỏi tỏ ra đồng cảm với những người tị nạn nhưng 67% nói rằng “họ ghen tị với số tiền đền bù mà những người tị nạn nhận được”. Với một số lượng lớn người dân tị nạn vẫn được hưởng đền bù và tốc độ phục hồi chậm ở phía Bắc Fukushima, có vẻ như tình hình căng thẳng giữa người dân sở tại với người tị nạn sẽ ngày càng gia tăng.
Số phận của những người sống sót

Thị trấn Namie
Thị trấn Namie, tỉnh Fukushima gần như trở thành một thị trấn chết sau thảm họa. Ngay cả lúc này, ngủ qua đêm tại đây cũng bị cấm.
Phần lớn người sơ tán không thể quay về Namie. Một số thì chỉ có thể quay về trong ngày. Việc ở lại qua đêm bị cấm do nồng độ phóng xạ cao. Với một số người sống xa vùng nhiễm xạ nặng thì có thể quay về sinh sống, nhưng cũng rất nguy hiểm.

Làng Kawauchi
Làng Kawauchi, nằm ở phía Bắc Iwaki. Phần phía đông của ngôi làng nằm trong vùng bán kính 20km từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Cho đến ngày 25/11, mặc dù phần lớn lệnh sơ tán đã bị hủy bỏ nhưng chỉ có 1476 người trong số 2758 người dân của ngôi làng quay trở về và cũng chỉ có một phần của ngôi làng được hưởng đền bù.
Hầu hết những người quay trở về là những người già, còn người trẻ thì hầu như không.
Theo NHK, có 3 nguyên nhân chính khiến những người trẻ tuổi do dự hoặc không muốn trở về, Đầu tiên là họ sợ bị nhiễm xạ. Thứ hai là vấn đề giáo dục. Các học sinh cao trung của Kawauchi đến học tại những trường ở phía đông, những vùng gần hoặc đang chịu ảnh hưởng phóng xạ. Nếu không thì học sinh phải đi xe bus đến trường ở phía Tây, mà thời gian đến đó phải mất đến 1 giờ – hoàn toàn không khả thi. Điều thứ ba là vấn đề tài chính. Nhiều người trước đây là công nhân cho các nhà máy và thị trấn ở phía đông nhưng do thảm họa hạt nhân mà hầu hết những nơi này giờ đã thành “thị trấn ma”.
NHK cho hay có đến 500 người dân mất việc làm. Ngôi làng Kawauchi cũng đang cố gắng thu hút các công ty đến tạo công ăn việc làm nhưng có vẻ khá khó khăn, cho đến nay mới chỉ có 100 công việc mới được tạo ra, hầu hét là các công việc lương thấp và dưới mức cơ bản. Có nhà máy nông nghiệp chỉ trả cho họ 700 Yên/ngày (khoảng 140 000 VNĐ).
Vì những lí do đó, họ thà tị nạn ở chỗ khác còn hơn quay về.
Năng lượng hạt nhân

Lò phản ứng hạt nhân Mihama
Sau thảm họa hạt nhân ở Fukushima, tranh cãi giữa 2 phe bảo vệ và anti năng lượng hạt nhân đã nổ ra vô cùng mạnh mẽ. Tại Nhật Bản, nơi luôn khan hiếm nguồn điện thì câu hỏi lớn đang được đặt ra: Nhật Bản có thể sống sót mà không có năng lượng hạt nhân không?
Một mặt, với việc nhà máy điện hạt nhân đóng cửa, giá điện sẽ tăng vọt. Mặt khác, nếu tái khởi động các nhà máy này, liệu có xảy ra một thảm họa nữa không. Nhiều người cho rằng những thị trấn và làng mạc nằm trong vùng ảnh hưởng của các nhà máy hạt nhân sẽ kịch liệt phản đối quyết định tái khởi động các nhà máy. Tuy nhiên, chính họ mới là những người chịu thiệt nhất. Với việc cung cấp đất đai để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, người dân sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, bản thân các nhà máy đó cũng cung cấp một thứ rất quan trọng cho người dân trong vùng, đó là việc làm.
Chính vì lí do đó, thay vì phản đối thì các quan chức và người dân địa phương rất hưởng ứng việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Những ý kiến phản đối đến từ những thành phố và thị trấn lân cận, những người không được hưởng nhiều lợi ích kinh tế nhưng có nhiều thứ để mất. NHK cho hay số lượng đồng tình với việc tái khởi động ở các thành phố có nhà máy điện hạt nhân lên đến hơn 50% và giảm dần ở những vùng lân cận.
Hiện nay chỉ khi những người có thẩm quyền đồng ý công nhận những nhà máy điện là “an toàn” thì những nhà máy đó mới có thể được cho phép tái khởi động. Chính phủ muốn nhanh chóng tái khởi động các nhà máy càng nhanh càng tốt, nhưng cũng phải tính đến việc đảm bảo đời sống kinh tế cũng như an toàn cho người dân.
Tương lai

Chỉ 20% người dân được hỏi muốn quay về. Và số người thực sự làm điều đó gần như bằng 0
Quá trình Fukushima còn rất lâu. Việc khử độc phóng xạ đang diễn ra với một tốc độ mà nhiều người sẽ cảm thấy không hài lòng và đến bao giờ người dân mới có thể trở về nhà, Nhật Bản có muốn thay thế năng lượng hạt nhân bằng các hình thức năng lượng khác an toàn hơn không, nhiều câu hỏi đặt ra rằng liệu những khu vực gần nơi xảy ra những rò rỉ hạt nhân liệu có biến thành Chernobyl của Nhật Bản hay không. Những điều này sẽ được trả lời trong tương lai…
———————————–
Nguồn:
“Dealing with Disaster: Three years after Fukushima“, by Austin, Tofugu, October 22, 2014
“Fukushima fallout: solidarity turns to resentment in city hosting evacuees” by Mari Sato and Antoni Slodkowski, Japantimes, August 31, 2014
“Former Residents of a Fukushima Ghost Town Return Home in Emotional Photo Series“, by Ellyn Kail, featureshoot, March 18, 2016