Truyện kể Kanji số 5: Động vật (P1)

Truyện kể Kanji số thứ 5 hôm nay sẽ nói đến các chữ Hán liên quan đến động vật. Ở phần thứ nhất của bài viết sẽ là các chữ tượng hình tiêu biểu: Cừu, Bò, Cá, Chó và Ngựa. Có rất nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh các chữ Hán này, như 牛 rốt cuộc là trâu hay là bò ? Chữ Hán của baka có nghĩa là gì ? … mà các bạn chỉ có thể tìm thấy ở nipponkiyoshi 😉

Đầu tiên là Cừu ( hitsuji) và ( ushi).

Trong các chữ Hán tượng hình cho loài vật thì đây là 2 chữ Hán khá dễ hình dung với nhiều người.

Cả 2 đều là biến đổi từ cái đầu của chúng mà thành. Chú ý với chữ 羊 (dương) thì nét ngang ở giữa sẽ bị ngắn hơn.

Nếu như ở Việt Nam, chữ 牛 (Ngưu) thường được coi là con trâu thì tại Nhật Bản và Trung Quốc, đây là chữ Hán chỉ con bò. Thực tế thì từ xa xưa, 牛 là chữ Hán chỉ cả Trâu lẫn Bò. Về sau, để phân biệt giữa trâu và bò, người Trung Quốc đã gọi Bò là 牛, và trâu là 水牛 (Tiếng Nhật là Suigyuu) vì Trâu thích ngâm mình dưới bùn sình có nước, còn Bò thì không.

Ngoài ra chữ Hán của con dê, Yagi, là 山羊. Vì sao “dê” lại là “cừu núi” (sơn dương). Lý do thứ nhất là vẻ ngoài của chúng cũng khá là giống nhau (tin mình đi, nhiều người vẫn bị lầm tưởng 2 con này với nhau). Lý do thứ 2 là do dê hay lang thang ở các vách núi dựng đứng, nên người Nhật đã thêm chữ 山 vào bên cạnh để phân biệt với Cừu.


 

牛 và 羊 khá dễ hình dung rồi, vậy thì làm sao từ con lại thành chữ Hán (sakana) này được nhỉ ?

Mời các bạn xem hình.

Chữ Cá không có liên quan gì đến chữ 田 (ruộng) nhé. Bộ Ngư (魚) có mặt trong hầu hết tên của các loại cá. Có thể kể  ra một số loài cá tiêu biểu thường gặp như:

鮪 まぐろ cá ngừ

鮭 さけ cá hồi

鯵 あじ cá thu

鯆 いるか cá heo

鮫 さめ cá mập

鰐 わに cá sấu

鯉 こい cá chép

Ngoài ra mặc dù không phải là “cá” nhưng các loài hải sản sau đây vẫn có bộ Ngư trong chữ Hán của chúng

鯏 あさり con sò

鰒 あわび bào ngư

鰻 うなぎ lươn

鮹 たこ mực

Mấy chữ Hán trên nhìn cho vui thôi chứ thông thường người ta toàn viết bằng hiragana hết.


 

Cuối cùng trong bài viết ngày hôm nay là con Ngựa (馬)  và con Chó (犬).

Chữ Mã (ngựa 馬) thì đã quá quen thuộc với chúng ta rồi và nó còn xuất hiện trong rất rất nhiều chữ Hán nữa. Có lẽ chữ Hán liên quan đến ngựa thú vị nhất mà mình biết là chữ 馬鹿, đọc là ばか nghĩa là “ngốc”. Có lẽ không nhiều người biết baka lại có chữ Hán là thế này.

馬 (uma) có nghĩa là “mã”, 鹿 (shika) có nghĩa là “hươu”. Thế quái nào mà 馬鹿 ghép với nhau lại ra chữ “ngu ngốc” được nhỉ ? Thực ra chữ này xuất phát từ một điển tích “Chỉ hươu bảo ngựa“:

Đó là vào thời nhà Tần. Người mới lên ngôi hoàng đế nhà Tần thứ 2, Hồ Hợi là một kẻ nhu nhược. Bấy giờ trong triều đình có một hoạn quan rất nham hiểm tên là Triệu Cao. Sau rất nhiều mưu mô và hành động xảo quyệt, Triệu Cao đã leo lên được chức thừa tướng, mọi quốc gia đại sự đều nằm trong tay hắn. Tuy nhiên sợ vẫn còn sót những đại thần không phục mình, Triệu Cao đã nghĩ ra một cách để tìm ra những kẻ chống đối.

Một hôm, hắn dắt một con hươu vào triều. Trước mặt rất nhiều đại thần, hắn chỉ vào con hươu, nói với Hoàng đế họ Tần:

– Thần tìm được một con ngựa tốt, dắt tới đây dâng bệ hạ.

Hoàng đế nhìn, thấy đó chỉ là một con hươu, liền cười, nói với Triệu Cao:

– Thừa tướng thật giỏi pha trò. Đây rõ ràng là một con hươu, làm sao lại nói là con ngựa?

Triệu Cao làm ra bộ không vui, nói:

– Đây là con ngựa hay mà thần tốn rất nhiều công sức mới tìm được, làm sao lại là con hươu? Các vị đại thần đều ở đây, bệ hạ bảo họ nói, đây là con hươu hay con ngựa?

Các đại thần nghe, trong lòng nghĩ không biết Triệu Cao lại dở trò quái quỷ gì. Một số người nhát gan, sợ mang tội với Triệu Cao, tranh nhau trả lời:

– Là ngựa! Là ngựa!

Một số người không muốn nói lời trái lương tâm, nhưng sợ chết, giả câm giả điếc, không nói một lời; một số ít bạo gan, thành thực nói:

– Đây là con hươu, không phải con ngựa.

Triệu Cao kín đáo ghi lại tên những người nói là hươu. Mấy ngày sau, họ đều bị gán vào một tội nào đó, đem giết cả.

Từ đó về sau, các quan lớn nhỏ trong triều đều rất sợ hãi Triệu Cao. Triệu Cao nói đông, họ không dám nói tây; Triệu Cao nói đen, họ không dám nói trắng. Hoàng đế thấy đại thần đều rất sợ Triệu Cao, nghĩ đến những thủ đoạn tàn bạo của Triệu Cao trong quá khứ mà cũng sợ toát mồ hôi. Mục đích cuối cùng của việc Triệu Cao chỉ hươu nói ngựa là để kiềm chế Nhị Thế, áp chế đại thần, để chuẩn bị cướp ngôi vua.

Kẻ nào nói hươu là “hươu” chứ không phải là “ngựa” đúng là kẻ ngốc và bị giết hại !

Và chữ 馬鹿 ra đời từ đó. 馬 âm Hán nhật là ba, còn 鹿 (shika) còn có thể đọc là ka, ghép 2 âm lại ta được baka.

Đến với chữ Khuyển (犬) nghĩa là “chó”. Chữ này đơn thuần là chữ tượng hình, không có liên quan gì đến chữ 大 gì hết. Người ta cho rằng con chó trong tiếng Nhật đọc là inu là bởi vì chó lúc nào cũng chạy nhảy, “không ở lỳ một chỗ” nên gọi là 居ぬ (いぬ có nghĩa là いない, phủ định của từ いる là “ở”, “tại” )

Chó cũng có mặt trong nhiều chữ Hán khác dưới bộ Khuyển (犭). Như các bạn đã biết, chó là động vật được con người thuần hóa sớm nhất và được người Nhật hết sức yêu quý, có mặt nhiều trong các câu chuyện dân gian. Do đó những động vật hay súc vật sau này, được người Nhật coi trọng và hay được kể trong các câu chuyện cổ, đều có mặt bộ Khuyển trong chữ Hán của chúng, có thể kể đến như Mèo ( neko), Cáo ( kitsune),  Lửng Tanuki ( tanuki) hay Lợn rừng ( inoshishi)…

Kanji quả là thú vị phải không nào 🙂

Nguồn:

漢字の成り立ち(魚・羊・牛・犬・馬)“, ameblo.jp, May 31, 2015

Năm Sửu nói chuyện Trâu“, Phạm Đình Lân, caidinh.com, 2009

「魚」へんの漢字“, hana300.com

Triệu Cao chỉ hươu nói ngựa“, Ông Giáo Làng, onggiaolang.com, July 15, 2014

 

1 thoughts on “Truyện kể Kanji số 5: Động vật (P1)

  1. Pingback: Truyện kể Kanji số 6: Động vật (P2) – Khám phá Nhật Bản cùng Kiyoshi

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.