Đây phải chăng là những bức ảnh đầu tiên về Nhật Bản ?

bài trước, chúng ta đã đến với những bức tranh vẽ gần như là sớm nhất của người phương Tây về Nhật Bản. Hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục khám phá về những bức ảnh chụp được cho là cổ nhất về Nhật Bản, khi những người phương Tây mới bắt đầu đặt chân lên vùng đất này.

máy ảnh sử dụng phương pháp Đage

máy ảnh Đage

Những bức ảnh dưới đây được chụp vào năm 1860 – 1861, chỉ 30 năm sau khi những bức ảnh chụp đầu tiên trên thế giới ra đời (1827).

Vào lúc này, ảnh được chụp bằng phương pháp Đage (được đặt theo nhà phát minh người Pháp Louis-Jacques-Mandé Daguerre), tiếng anh Daguerreotype. Về cơ bản thì những “tấm hình” này được làm bằng bạc mạ đồng với hơi iot để làm cho tấm kim loại này nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi tấm kim loại tiếp xúc với ánh sáng trong camera, tấm hình được xử lý bằng hơi thủy ngân và các chất hóa học khác để cho ra đời tấm ảnh.

Khỏi cần nói thêm cũng biết nó phức tạp như thế nào để chụp được ảnh thời đó. Và nhất là việc đặt chân đến Nhật Bản những năm 1860 không hề dễ dàng ,khi mà Shogun không hề thích người nước ngoài dạo chơi trên lãnh địa của mình một chút nào cả.

Eulenburg

eulenburg

Friedrich Albrecht zu Eulenburg sinh năm 1815 tại nước Phổ (nay là Đức) và bắt đầu công việc ngoại giao với vai trò là Tổng lãnh sử nước Phổ ở Antwerp, Bỉ. Năm 1859, ông được chọn để đến Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm (Thái Lan xưa) để đàm phán kí kết các hiệp định thương mại.

Khi đến Nhật Bản, ông đem theo mình một chiếc máy ảnh đồ sộ (như các bạn nhìn thấy ở hình trên), và với chiếc máy ảnh đó, ông đã chụp được những bức hình đầu tiên về Nhật Bản. Cùng theo chân ông còn có 3 nhiếp ảnh gia khác (Carl Wilhelm Heine Bismarck, John Wilson and August Sachtler) và 2 họa sĩ nữa.

Những bức ảnh đầu tiên về Nhật Bản

Những tấm hình của Eulenburg chủ yếu được chụp ở Edo (nay là Tokyo). Chụp hình tại Nhật thời đó là không dễ dàng như bây giờ, người Nhật không thích “cỗ máy” kì lạ này và chính phủ thì luôn nghi ngờ rằng đây là hành động gián điệp (?). Việc chụp hình tự do trong thành phố cũng không được cho phép, vì chính quyền sợ rằng ông có thể chụp được hình của Shogun trong lâu đài (có lẽ chụp hình Shogun là một điều cấm kị). Đó cũng là lí do mà không có bất cứ một tấm ảnh nào về Shogun đã được chụp.

Và để có thể chụp ảnh tại Nhật Bản. ngoài những dụng cụ kềnh càng họ phải đem theo thì để đảm bào an toàn, đoàn chụp ảnh còn có một số Quan chức người Nhật và Cảnh sát địa phương, để tránh gặp rắc rối và đám đông hiếu kì. Tuy nhiên, một lần, một người phiên dịch của ông đã bị chém chết bởi một sát thủ phục vụ cho shishi (chí sĩ 志士 – những người đả đảo người ngoại quốc, shogun và trung thành với Nhật hoàng) khi đang đi dạo quanh phố. Mục đích chính của Eulenburg là đàm phán các hiệp định thương mại giữa Nhật Bản với nước Phổ, và ông đã thành công. Không chỉ vậy, ông còn đóng góp những bức ảnh đầu tiên, rất giá trị về Nhật Bản.

Priests of the fuoko temple in Oghee

Priests of the fuoko temple in Oghee

“Những nhà sư chùa Fuoko ở Oghee”

Travelling Japanese in Tagu

Travelling Japanese in Tagu

“Di chuyển bằng Tagu”

Farmers from Omono

Farmers from Omono

“Nông dân ở Omono”

Dưới đây là những bức ảnh (vuông) được chụp bởi Bismark. Ông có vẻ quan tâm nhiều hơn đến việc chụp ảnh những công trình kiến trúc thời bấy giờ.

Japanese Fountain

Japanese Fountain

“Giếng nước”

Prayer column from Icegami

Prayer column from Icegami

“Miếu ở Icegami”

Ozi

Ozi

“Ozi”

Temple from Fucegami

Temple from Fucegami

“Đền ở Fucegami”

Note: Cách phiên âm romaji khá là lạ, một phần vì đây là tiếng Đức, và tiếng Nhật lúc đó khác bây giờ.

Kết

Một Tokyo rất khác so với bây giờ.


Nguồn:

Are these the oldest photos of Japan?” by Koichi, January 26, 2011

Advertisement

2 thoughts on “Đây phải chăng là những bức ảnh đầu tiên về Nhật Bản ?

  1. Pingback: Nippon Kiyoshi tròn 1 tuổi | Khám phá Nhật Bản cùng Kiyoshi

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.