Sốc văn hóa (P9): Hút thuốc

Nhật Bản là một trong những quốc gia có các quy định quản lí khá nghiêm ngặt với việc hút thuốc lá, và gần đây những quy định và kiểm soát này đang ngày càng tăng trên khắp quốc gia. Nếu như ở Việt Nam các bạn có thể hút thuốc ở bất cứ đâu, bất kể nơi công cộng nào mà không sợ bị phạt(gần đây có đỡ hơn) thì khi sang Nhật Bản, hãy chú ý.

Năm 1966, tỉ lệ người hút thuốc ở Nhật là 49.4 %. Khi đó tỉ lệ hút thuốc ở nam giới là 83.7 % và nữ giới là 18 %.

Năm 2014, tỉ lệ người hút thuốc chỉ còn 19.7 %, tỉ lệ hút thuốc ở nam giới là 30.3 % và nữ giới là 9.8 %.

Những nỗ lực giảm thiểu việc hút thuốc

Biển cấm hút thuốc (kin-en)

Với những tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, các quảng cáo về thuốc lá ngày càng bị quản lí nghiêm ngặt. Hơn thế nữa, hút thuốc bị cấm ở tất cả những nơi công cộng như các phương tiện công cộng, các văn phòng, công trình công cộng… Hầu hết các tòa nhà cao lớn đều cấm hút thuốc ở mọi văn phòng, và họ chỉ dành ra một phòng hoặc một khu vực phía ngoài tòa nhà dành riêng cho việc hút thuốc (喫煙所). Ở một số nhà ga cũng có những nơi hút thuốc riêng biệt, nhưng chúng nằm cách rất xa nơi chờ tàu.

Trước đây, trên bao bì các bao thuốc lá ở Nhật chỉ ghi: “Hút thuốc quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hãy cẩn thận. Hãy có thái độ lịch sự khi hút thuốc”. Thông điệp này được cho là quá hiền lành, thế là bắt đầu từ năm 2003, Chính phủ bắt buộc trên bao bì thuốc lá phải ghi rõ hút thuốc sẽ gây ra ung thư phổi, các bệnh tim mạch và đột quỵ kèm theo một số hình ảnh ghê rợn.

Tuy nhiên, đối với người Nhật họ có vẻ không quan tâm lắm đến việc hút thuốc có hại cho sức khỏe, thế nên Nhật Bản chú ý hơn đến việc hướng người hút thể hiện lễ độ và lịch sự khi hút thuốc. Người ta cấm hút thuốc, không phải vì tránh các căn bệnh sẽ mắc phải, mà để họ không làm ảnh hưởng đến người khác. Các công ty thuốc lá phát động các phong trào “văn hóa hút thuốc”, không hút thuốc nơi công cộng, không vừa đi trên đường vừa hút thuốc, không hút thuốc ở những nơi có trẻ em, không xả tàn điếu hút rồi bừa bãi…

Năm 2009, một người công nhân 35 tuổi đã được bồi thường 70,000 USD (gần 9 triệu Yên) sau khi bị chủ sa thải do phàn nàn về việc ông ta hút thuốc gây ảnh hưởng đến mình.

Luật cấm hút thuốc ở một số vùng

Tại Tokyo, hút thuốc bị cấm trên xe taxi và các điểm chờ tàu. Tại Osaka vẫ có một số địa điểm đặc biệt để người ta có thể hút thuốc ở những nơi trên. Lí do là vì dân Osaka hút thuốc hơn Tokyo nhiều, các doanh nhân cũng lo ngại nếu cấm tiệt hút thuốc có thể làm mất đi hình ảnh và khả năng làm việc của họ. Tuy nhiên tại các tuyến phố chính tại Osaka, hút thuốc bị cấm tuyệt đối. Sẽ có một đội cảnh sát đi tuần tra, bắt phạt những ai hút thuốc sai quy định và phân phát tờ rơi, tuyên truyền việc hút thuốc đúng chỗ để tránh ảnh hưởng đến người khác.

Kể từ tháng 4 năm 2009 thì mọi ga tàu điện JR tại Tokyo đều cấm tuyệt đối việc hút thuốc.

Người ta cũng thiết kế những điểm hút thuốc ở phía ngoài các tòa cao ốc, tuy nhiên họ cũng không thể hút thoải mái được. Có quy định là không được vảy tàn thuốc thẳng xuống đất mà phải vảy tàn thuốc vào ví, hộp, túi… riêng của người dó và đem về nhà đổ. Tương tự, điếu thuốc hút xong cũng phải cho vào thùng chứ không vứt thẳng ở đấy.

Vừa đi bộ ở nơi công cộng vừa phi phèo hút thuốc có thể bị túm về đồn bất cứ lúc nào.

Luật cấm hút thuốc nơi công cộng

Kể từ năm 2002, hầu hết các tuyến phố lớn ở Tokyo đều ra lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng. Những ai vi phạm bị bắt sẽ có thể bị phạt từ 2,000 Yên (khoảng 400,000 VND) đến 20,000 (4 triệu VND). Cảnh sát đi tuần cả ngày. Một số cảnh sát đi tuần kể lại, thành phần hút thuốc bị bắt có 4 loại: 1 là bơ, giả lơ không biết gì và xin lỗi rối rít; 2 là phàn nàn và có một số hành vi chống đối; 3 là im lặng, cam chịu và 4 là bỏ chạy. Thậm chí nhiều người đứng ngay tại nơi có biển cấm hút thuốc nhưng sau khi bị bắt vẫn khăng khăng là không biết gì. Tuy nhiên, hầu hết đều ngoan ngoãn trả tiền phạt.

Điều này khiến cho những người hút trộm có xu hướng chuyển từ ngoài trời, trong ngõ hẻm sang hút thuốc trong nhà bếp, nhà vệ sinh,… Kể từ năm 2010, tỉnh Kanagawa đã tiến hành cấm hoàn toàn việc hút thuốc trong phòng, các khách sạn và nhà hàng. Rất nhiều nhà hàng, khách sạn ở các thành phố lớn cũng áp dụng lệnh cấm hút thuốc trong phòng. Tuy nhiên, không có mức phạt cụ thể nào được đưa ra, lí do là vì rất khó để bắt phạt các “thượng đế” và có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu.

Nhiều nơi còn thiết kế một phòng riêng, có điều hòa, dành cho mục đích hút thuốc (喫煙室). Và người ta phải trả tiền để được vào đây hút thoải mái một cách hợp pháp.

hút trong cái phòng này chắc độc hại gấp mấy lần bình thường

Máy bán thuốc lá tự động

Trên khắp Nhật Bản tổng cộng có khoảng 520,000 chiếc máy bán hàng tự động có bán thuốc lá, tập trung nhiều ở các thành phố lớn. Theo quy định, những máy này sẽ bị cấm bán thuốc trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng. Còn ở các cửa hàng tiện lợi thì thuốc lá được bán 24/7.

Sẽ không có chuyện bố sai con đi mua thuốc như ở Việt Nam hay như trong truyện Đôrêmon nữa, vì kể từ năm 2008, bất cứ ai muốn mua thuốc từ máy bán hàng tự động sẽ cần một thẻ chứng nhận, được gọi là thẻ “taspo” (タスポ) bắt nguồn từ “tabacco passport), nhằm ngăn chặn tình trạng hút thuốc khi chưa đến tuổi. Tại Nhật Bản, luật quy định 20 tuổi mới được hút thuốc và uống rượu. (nếu bị bắt sẽ bị phạt 10,000 Yên, tương đương 2 triệu VND)

Giá cả

Giá một bao thuốc ở Nhật bây giờ (đã tính thuế) vào khoảng 460 Yên (tương đương khoảng 90,000 VND)

Ở Nhật cũng đang thịnh hành một loại thuốc không khói được gọi là Zero Style Mint, có giá 300 Yên (khoảng 60,000 VND) một điếu, dùng một lần. Một hộp 4 điếu có giá 400 Yên.

Ngoài ra còn có một loại miếng dán nicotine, giúp làm giải tỏa cơn thèm thuốc mà không cần phải hút, có giá khoảng 300 Yên/ miếng dán.

 

Nguồn:

On smoking cigarettes in Japan“, by Eryk, thisjapaneselife, February 27, 2013

Smoking in Japan“, by Jeffrey Hays, factsanddetails.com, 2009 (last updated January 2013)

Smoking in Japan“, wikipedia

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.