Sốc (shock) văn hóa (P7) : Động đất

Hẳn ai cũng biết Nhật Bản là một quốc gia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, chính vì vậy nơi đây thường xuyên xảy ra động đất, các trận động đất nhỏ xảy ra quanh năm như cơm bữa… Khoảng 20% các vụ động đất lớn nhất (trên 6 độ richter) xảy ra ở Nhật Bản. Người Nhật đã được huấn luyện để đối phó với động đất từ tấm bé và họ rất quen với điều này. Tuy nhiên, với những người không được học phòng chống động đất như chúng ta, thì những lời khuyên sau đây là cực kì quan trọng để xử trí khi xảy ra động đất ở Nhật Bản.

Chú ý: Hầu hết những trận động đất ở Nhật Bản chỉ ở mức nhỏ (dưới 5 độ richter). Theo các tiêu chuẩn an toàn khắt khe của Nhật Bản, đường sá và nhà ở đã được thiết kế để có thể chống chọi với những trận động đất nhỏ như thế. Vì vậy, những lời khuyên dưới đây chủ yếu đề cập đến trường hợp có những trận động đất vừa (trên 5 độ richter) và lớn (trên 6 độ richter). Trận động đất/ sóng thần xảy ra ở Nhật Bản hồi năm 2011 là 9 độ richter ( biết rằng 10 độ richter là max ).

1. Tìm chỗ trú

Nhật Bản có một hệ thống cảnh báo động đất rất hiện đại. Đôi khi sẽ có cảnh báo động đất trước khi nó xảy ra từ vài giây cho đến vài phút, tùy vào nơi bạn đang đứng cách tâm chấn bao xa. Những cảnh báo này đều được phát khẩn cấp qua radio và TV, thậm chí là điện thoại di động.

Một trận động đất lớn thường rung lắc rất mạnh trong một đến hai phút. Và đây chính là khoảng thời gian mang tính sống còn. Ngay khi phát hiện ra có động đất, hãy nhanh chóng trú hoặc tìm chỗ nấp bên dưới những vật cứng, thường là bàn và giữ nguyên vị trí.

2. Đừng vội chạy ra khỏi nhà

Con người hay có phản ứng bỏ chạy với các mối nguy hiểm. Khi gặp động đất cũng vậy, nhiều người sẽ cố gắng chạy thoát ra ngoài thay vì ở bên trong nhà. Bạn nên biết rằng, bạn không thể chạy thoát khỏi động đất !

Trong những trận động đất lớn, kính, biển báo, tường và các đồ vật khác sẽ đổ vỡ và rơi vãi lung tung. Nó làm bạn hoảng loạn.

Tuy nhiên, nếu đang ở trong nhà cao tầng, hãy bình tĩnh núp dưới bàn và ở lại, đừng cố chạy ra ngoài, vì nhà cao tầng ở Nhật rất khó đổ (vì được xây dựng theo những nguyên tắc chống động đất rất khắt khe). Nếu chạy ra ngoài sẽ nguy hiểm hơn nhiều vì bạn có thể bị các vật đổ vỡ va đập hay đè lên người.

3. Tìm chỗ trú bên ngoài

Nếu đang ở ngoài đường, nơi công cộng nào đó mà gặp phải động đất, hãy chú ý đến những đồ vật rơi vỡ, như biển báo, cửa sổ, cục điều hòa, dây điện, đèn tín hiệu,… và nhanh chóng tìm một nơi ẩn nấp an toàn, tốt nhất là trong một tòa nhà nào đó, né tránh những thứ có thể gây nguy hiểm ở xung quanh.

Nếu đang đeo ba lô, túi xách, hãy lấy nó che đầu và chạy tìm chỗ trú.

Trong trường hợp số 2, nếu bạn đang ở trong những ngôi nhà xập xệ, cũ, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào, cũng nên cân nhắc đến việc chạy ra ngoài. Tuy nhiên, hãy nhớ luôn mang theo vật chắn, đỡ như cái bàn hay mũ bảo hiểm, chạy ra ngoài, xem xét xung quanh và tìm chỗ trú nào đó an toàn hơn.

Lưu ý hãy chuẩn bị một ba lô khẩn cấp đựng những nhu yếu phẩm cần thiết, để khi chạy ra ngoài trốn thoát mà không có ai giúp đỡ, ta vẫn có thể sống sót.

4. Mở cửa phòng lối thoát

Cửa ra vào và cửa sổ chính là lối thoát của bạn trong những trường hợp mà ngôi nhà không đủ chống chọi với động đất. Tuy nhiên, nhiều khi khung cửa bị bẻ cong do sức ép từ trận động đất khiến cho việc mở ra rất khó. Do vậy, hãy nhanh chóng mở sẵn một lối thoát ra ngoài phòng khi trường hợp xấu nhất và nhanh chóng nấp dưới bàn.

5. Tắt hết bếp ga, lò viba, lò nướng, lò sưởi…

Cảnh hoang tàn sau trận động đất ở Kanto năm 1923

Trận Siêu động đất ở Kanto năm 1923 đã cướp đi sinh mạng của 142 800 người, phần lớn trong số đó chết do thiêu cháy. Trận động đất năm đó đến đúng vào buổi trưa, khi mọi người đang nấu ăn. Các lò nướng, lò sưởi không kịp tắt đã gây ra một trận hỏa hoạn to lớn, gây thiệt hại to lớn về người và của.

6. Tuân theo chỉ dẫn

Nhân viên nhà ga, tiệm bách hóa, văn phòng hay những nơi cộng cộng khác đều đã được đào tào nghiệp vụ chống động đất. Họ sẽ đưa ra những chỉ dẫn an toàn giúp bạn sống sót qua trận động đất.

Ngoài ra, các biển chỉ dẫn, hướng dẫn đối phó với động đất cũng có ở những nơi công cộng.

Sau động đất, thường sẽ có những tin đồn về sóng thần, những tin đồn tiêu cực có thể gây ra những hành vi, suy nghĩ không hay trong cộng đồng và tạo ra trạng thái hoảng loạn. Hãy bình tĩnh và lấy thông tin từ những nguồn đáng tin cậy.

7. Di tản

Sau trận động đất lớn, bạn có thể dược hướng dẫn để di tản đến những nơi khác an toàn hơn (để tránh sóng thần chẳng hạn). Thông thường muốn đến những khu vực di tản bạn phải đi bộ, bởi vì động đất làm hỏng đường sá, cầu cống, không an toàn khi đi xe ô tô. Nhiều con đường di tản chỉ mở cửa khi có động đất.

Nếu như bạn đang lái xe trong lúc xảy ra động đất, hãy đỗ xe vào lề trái, để tránh đường cho các xe cấp cứu, xe cứu hỏa, và chạy đến nơi an toàn.

Ở những vùng giáp biển hoặc có đường bờ biển nông, bạn sẽ được chỉ dẫn để đến những nơi cao hơn phòng khi sóng thần xảy ra. Thông thường những nơi này sẽ có biển báo chỉ dẫn bạn đến những nơi an toàn đó.

8. Những câu cấp cứu cần thiết

Còn gọi là “tiếng Nhật sinh tồn”.

Cứu ! 助けて! tasuke te !
Dừng lại ! 止まれ! tomare !
Có động đất ! 地震 jishin
Chạy đi ! 走ろう! hashiro u !
Cẩn thận ! 気を付けて! ki o tsuke te !
Gọi cảnh sát đi ! (110) 警察を呼べ! keisatsu o yobe !
Gọi bác sĩ đi ! 医者を呼んでください! isha o yon de kudasai !
Gọi cấp cứu đi ! (119) 救急車を呼べ! kyuukyuu sha o yobe !
Tôi bị kẹt ! はまり込みます。 Hamarikomimasu!
Tôi cần bác sĩ ! 医者に診てもらう必要がある。 isha ni mi te morau hitsuyoo ga aru .
Có cháy ! 火事! kaji !
Né đi ! ふせろ! Fusero
Đau ở đây. ここが痛い koko ga itai
Cấp cứu ! 緊急です。 kinkyuu desu .
Hãy bình tĩnh ! 落ち着いて! ochitsui te !
Tôi nên trốn ở đâu ? どこに逃げたらいいですか。Dokoni nigetara iidesuka
Giúp tôi (làm cái gì) với 手伝ってくれますか。 Tetsudatte kuremasuka
Cho tôi nước ! お水をくださいOmizuo kudasai
Tiệm thuốc gần nhất ở đâu ? 近くの薬局はどこですか。chikaku no yakkyoku wa doko desu ka .
Nói tiếng Anh đi ! 英語でください eigodekudasai

Shock văn hoá

Sốc văn hoá


Nguồn:

7 things you need to know to survive an earthquake in Japan“, by John Spacey, Japan-Talk, May 03, 2012

Japanese Emergency Phrasese“, mylanguages.org

Advertisement

2 thoughts on “Sốc (shock) văn hóa (P7) : Động đất

Để lại bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.