Nói chuyện qua điện thoại di động với người Nhật

Có được may mắn làm việc cùng nhiều người Nhật xung quanh, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về văn hóa nói chuyện qua điện thoại di động của người Nhật. Mình làm việc cho một bác người Nhật hiện đang sống tại Việt Nam, chuyên làm về thương mại và có khá nhiều khách hàng từ Nhật. Là một người cẩn thận và luôn giữ vững chữ tín nên mình cũng học được nhiều qua cách nói chuyện của bác ấy và xin được chia sẻ lên blog.

どうも cũng có nghĩa là “cảm ơn”, dùng thay cho ありがとうございます được.

すみません cũng có nghĩa là “cảm ơn”, đúng hơn thì mang nghĩa là “xin lỗi vì đã làm phiền”

Đây là bài viết về cách nói chuyện di động, tức là đã quen biết người gọi rồi, và đã biết tên của nhau nên không cần phải giới thiệu tôi là ai, đến từ đâu như khi gọi máy bàn.

Chào hỏi

Việc bắt máy điện thoại lên và nói chuyện với đối tác/ khách hàng không chỉ dừng lại ở mỗi moshimoshi (nghĩa là a-lô) mà còn nhiều câu khác nữa.
Nhìn chung, nó sẽ có logic như sau:
a-lô => chào xã giao (có thể có nhiều câu) => mở đầu câu chuyện

  1. もしもし (a – lô)
    Nên nói thêm tên người gọi: 田中さん? タイン君?
  2. Các câu chào xã giao (hoặc xin lỗi vì làm phiền)
    – Nếu gọi cho đối tác thì luôn luôn có câu:
    いつもお世話になります。
    いつもお世話になっております。
    – Nếu thấy ồn ồn, sóng không nghe rõ: 聞こえますか? hoặc 聞こえていますか?
    – Nếu các bạn gọi vào giờ làm việc:
    お忙しいところ 申し訳ありません。
    お忙しいところ すみません。
    お電話大丈夫ですか。 (gọi bây giờ có tiện không?/ anh có tiện nghe máy bây giờ không?)
    – Nếu các bạn gọi vào ngày nghỉ
    休みの日に電話をかけてしまいまして すみません。
    休みの日に電話をかけて悪いですが、(nói với cấp dưới)
    休みの日ですのにすみません。 (nếu không cần quá trịnh trọng)
    – Nếu người các bạn gọi đã làm giúp các bạn làm gì đó ngày hôm trước
    お疲れさまでした。
    ごくろうさまでした。
    昨日ありがとうございました。
    – Nếu xã giao hỏi thăm thì
    お元気ですか?
    お電話、大丈夫ですか?
  3. Mở đầu vào câu chuyện
    – Nếu gọi để nói, trao đổi, bàn luận về một sự vụ gì đó
    あのう、(chủ đề) の件ですが、
    あのう、(chủ đề)に関しては相談させていただきたいことがありますが、
    すみません、(chủ đề)に関するのですが、
    すみません、(chủ đề)について話したいんですが
    – Nếu gọi để nhờ ai đó việc gì
    あのう、すみません、お願いがあるんですが
    すみません。ちょっとお願いしてもよろしいでしょうか。

Nội dung

Phần nội dung thì tất nhiên, tùy vào cuộc nói chuyện rồi.

Chú ý là khi đang nói chuyện mà không hiểu chuyện gì, ta nên xác nhận lại ngay lặp tức, và cũng nên xác nhận lại một lần nữa nội dung chốt lại. Vì người Nhật luôn luôn rất kiên nhẫn trong việc giải thích, miễn là bạn hiểu, còn nếu không hiểu mà cứ ậm ừ cho qua, nhất là chuyện quan trọng, thì sẽ rất khó giữ quan hệ làm ăn lâu dài.

あのう、確認させていただきたいですが、

では、ご確認いたします。

Kết thúc

Kết thúc cũng là một điều cần hết sức lưu ý để sao không bị coi là thô lỗ
logic của nó sẽ như sau: ra hiệu kết thúc => lời xã giao => dập máy

  1. ra hiệu kết thúc
    cái này đơn giản lắm, các bạn chỉ cần nhớ nói じゃ hoặc では (đều nghĩa là “vậy”), rồi chốt lời nào đó là được
    では、何かあったらまた電話いたします。
    では、また報告いたします。
    では、何かあれば連絡ください
    では、そうしましょう。
  2. lời xã giao
    cái này gần như là fixed, cứ bê nguyên vào mà nói.
    – Nếu là cuộc nói chuyện bình thường (trao đổi, nói chuyện bình thường)
    すみません、ありがとうございます。よろしくお願いします。
    はい、はい。ありがとうございます。よろしくお願いします。
    了解しました。ありがとうございます。よろしくお願いします。
    – Nếu các bạn nhờ vả họ
    ありがとうございます。ご面倒をおかけてすみません。よろしくお願いいたします。
    ありがとうございます。ご迷惑をおかけてすみません。よろしくお願いいたします。
    ありがとうございます。すみませんけど、よろしくお願いいたします。
    …てください。すみませんけどお願いします。(nói với cấp dưới)
    …てください。お願いします。(nói với cấp dưới)
  3. dập máy
    Thông thường sau khi kết thúc thì người Nhật sẽ đợi tầm 2s rồi mới dập
    trong khoảng thời gian đó, chúng ta có thể:
    – không nói gì và đợi đối phương dập máy trước
    – nói はい~ kéo dài hoặc nói はい、はい(どうも) cho đến lúc dập máy
    – 失礼します~ và kéo dài âm “s” của “su” ở cuối cho đến lúc dập máy (như kiểu “xì” dài ra ấy)
    – よろしくお願いします và kéo dài âm “s” của “su” ở cuối cho đến lúc dập máy
    các bạn nên chọn phương án 2,3 và 4 =))

 

2 thoughts on “Nói chuyện qua điện thoại di động với người Nhật

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.